Đơn vị: Tỷ USD Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 KNXK Thủy Sản 3.35 3.76 4.51 4.25 5.02 6.12 6.09 6.67 7.77 6.57 KNXK Chung 39.83 48.56 62.69 57.10 72.24 96.91 114.53 132.03 150.22 162.11 Tỷ trọng 8% 8% 7% 7% 7% 6% 5% 5% 5% 4% (Nguồn tác giả tự tổng hợp từ Tổng cục Thống Kê)
Về lĩnh vực xuất khẩu thủy sản, số liệu thực tế cho thấy, giá trị KNXK thủy sản vẫn tăng qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng trong KNXK các nhóm hàng bị giảm. Trước khi gia nhập WTO, năm 2006, tỷ trọng xuất khẩu thủy sản chiếm 8% trên tổng KNXK các nhóm hàng. Tuy nhiên, con số này chỉ còn 4% vào năm 2015. Nguyên nhân do khi gia nhập WTO, ngoài các ưu đãi về thuế và mở cửa thị trường, các doanh nghiệp thủy sản trong nước cịn gặp nhiều khó khăn về các rào cản thương mại, đảm bảo vệ sinh an toan, vệ sinh dịch tế, và do năng lực các doanh nghiệp còn hạn chế, chưa thực sự chuẩn bị cho việc hội nhập, không nắm rõ nhu cầu, xu hướng thị trường dẫn tới cân đối cung cầu bị mất kiểm soát, nguồn nguyên liệu bị dư thừa. Nền kinh tế Việt Nam đang đi đúng hướng trong q trình tồn cầu hóa, nhưng phải chăng tốc độ gia nhập còn chưa kịp với yêu cầu. Rõ ràng, nếu việc ký kết và thực hiện WTO đã tạo nên làn sóng hội nhập lần thứ nhất của nền kinh tế Việt Nam thì việc ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như TPP có thể coi như làn sóng hội nhập lần thứ hai. TPP bao gồm nhiều cam kết nhắc lại, nhấn mạnh việc tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn về thể chế pháp lý, chính sách của WTO. Thực thi TPP vì thế cũng sẽ là cơ sở để Việt Nam tiếp tục thực hiện tốt hơn, triệt để hơn, hiệu quả hơn các cam kết trong WTO. Thực tế cho thấy, TPP có mức độ tự do hóa thương mại cao hơn hẳn so với WTO. Tận dụng kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực thi cam kết WTO, hy vọng trong tương lai, khi Hiệp
định TPP chính thức có hiêu lực, với chính sách tạo thuận lợi thương mại, cam kết xóa bỏ thuế quan và các biện pháp hàng rào phi thuế quan, các tiêu chuẩn cao về các lĩnh vực sở hữu trí tuệ, an tồn lao động và an toàn thực phẩm, hiệp định này được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói riêng.
4.1.2 Thực trạng xuất khẩu Thủy sản sang các nước thành viên TPP giai đoạn 2001 – 2014. 2001 – 2014.
Hình 4.2 Biểu đồ KNXK thủy sản sang khối TPP giai đoạn 2001 – 2014
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp số liệu ở website www.trademap.org)
Từ hình trên ta có thể thấy, tốc độ KNXK thủy sản được phân ra làm 2 giai đoạn rõ rệt là trước và sau khi Việt nam gia nhập WTO. Từ năm 2001 đến năm 2006, Việt Nam chủ động điều chỉnh về cơ chế, chính sách, pháp luật để chuẩn bị cho việc gia nhập WTO. KNXK thủy sản trong giai đoạn này tương đối ổn định, sau khi gia nhập WTO vào năm 2007, ta có thể thấy rõ KNXK thủy sang tăng rõ rệt qua từng năm. KNXK thủy sản năm 2009 đạt mức 1.89 tỷ USD thì đến cuối năm 2014, kim ngạch lúc
- 0,50 1,00 1,50 2,00 2,50 3,00 3,50 4,00
Kim ngạch XKTS sang khối TPP giai đoạn 2001-2014
này đạt 3.74 tỷ USD. Chủ yếu là đẩy mạnh xuất khẩu qua hai thị trường lớn nhất là Mỹ và Nhật Bản.
Hình 4.3 Biểu đồ KNXK thủy sản sang nhóm thị trường lớn giai đoạn 2001 – 2014
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp số liệu ở website www.trademap.org)
Thị trường Hoa Kỳ: Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, KNXK tăng đều từ năm 2001
đến 2003 từ 481 triệu USD lên 796 triệu USD, tuy nhiên có sự sụt giảm mạnh năm 2004 xuống còn 600 triệu USD do trong năm nay Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam.Giai đoạn sau từ 2004 đến 2008 có sự tăng nhẹ và từ 2009 đến 2014 đã tăng trưởng mạnh, đạt mức 1710 triệu USD trong năm 2014. Thị trường Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam trong thời gian qua, tuy nhiên đây cũng là thị trường phức tạp nhất và khó khăn nhất về các tranh chấp đối với hai mặt hàng chủ lực của thủy sản xuất khẩu Việt Nam là tôm và cá tra.
Thị trường Nhật bản: Nhìn vào biểu đồ ta thấy, đối với thị trường Nhật Bản, kim ngạch nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam tăng nhẹ trong giai đoạn 2001 - 2006, biến
- 200,00 400,00 600,00 800,00 1.000,00 1.200,00 1.400,00 1.600,00 1.800,00
KNXK Thủy sản sang nhóm thị trường lớn
Australia Canada Japan USA
động liên tục trong giai đoạn 2006 - 2009 và sau đó tăng nhanh cho đến năm 2014. Chỉ tính riêng trong năm 2014, kim nghạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật bản đạt 1193 triệu USD, tăng 7.1% so với năm 2013. Xét về cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản thì mặt hàng tơm là mặt hàng chính, chiếm trên 60% tổng KNXK sang thị trường này. Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy KNXK tôm sang Nhật Bản năm 2014 đạt 690 triệu USD chiếm 22.65% tổng giá trị xuất tồn ngành Tơm, chỉ tăng 4.9% so với năm 2013. Mặc dù vậy, Nhật Bản vẫn là thị trường tiêu thụ tôm lớn thứ 2 của Việt Nam trong năm vừa qua.
Thị trường Úc: Nhìn biểu đồ ta thấy, KNXK thủy sản sang Úc tăng đều từ năm 2001 đến 2006 từ mức 25.6 triệu USD tăng lên đến 126 triệu USD. Giai đoạn 2006 – 2009 có biến động nhẹ và có xu hướng tăng mạnh từ năm 2009 đến 2014, đạt gần 227 triệu USD trong năm 2014. Theo số liệu cung cấp của Bộ Công thương, Úc là một nước có dân số trên 23 triệu người (dự kiến tăng lên 40 triệu người vào năm 2050) và là một trong những nước có tiêu chuẩn sống cao nhất trên thế giới với mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người tăng từ 10 kg/năm vào những năm 1990 lên khoảng 25 kg/năm hiện nay. Tuy nhiên, mức tiêu thụ bình quân này vẫn còn thiếu 40% so với khuyến cáo của các tổ chức về sức khoẻ của nước này. Do vậy, nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản của Úc sẽ còn tăng hơn nữa và là một thị trường tiềm năng cho xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.Việt Nam hiện là một trong bốn nhà cung cấp thuỷ sản lớn nhất cho thị trường Úc (sau Thái Lan, Trung Quốc và New Zealand), nhưng mới chỉ chiếm khoảng 11.2% thị phần nhập khẩu tại thị trường này, con số này chưa bằng một nửa thị phần nhập khẩu thủy sản của Úc từ Thái Lan.
Thị Trường Canada: Nhìn biểu đồ trên ta có thể thấy, KNXK thủy sản sang thị trường Canada tăng đều qua các năm từ năm 2001-2011, tuy nhiên mức tăng không mạnh. Riêng năm 2012, KNXK qua nước này bị giảm còn 7.8%, về giá trị so với năm 2011 chỉ đạt 133 triệu USD. Và giai đoạn 2012 trở đi, có sự tăng mạnh, trong năm 2014, KNXK thủy sản vào thị trường Canada đạt 263 triệu USD, là mặt hàng đứng thứ
hai, chiếm 12.6% trong tổng KNXK của Việt Nam sang thị trường Canada. Sức tăng trưởng về giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Canada chưa thật sự ấn tượng. Tuy nhiên, Thủy sản vẫn là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn thứ hai sau hàng dệt may trong cơ cấu các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Canada.
Hình 4.4 Biểu đồ KNXK thủy sản sang thị trường còn lại giai đoạn 2001 – 2014
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp số liệu ở website www.trademap.org)
Nhóm thị trường cịn lại: So với các nước trên, ngạch xuất khẩu thủy sản thị trường các nước còn lại gồm Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore đạt mức tỷ lệ tương đối thấp. Theo báo cáo thống kê của VASEP tính riêng cho năm 2014, tổng KNXK thủy sản của Việt Nam sang 11 nước thành viên TPP đạt 3,81 tỷ USD, chiếm gần 49% tổng KNXK toàn ngành thủy sản của Việt Nam. Trong khi các thị trường như Mỹ, Nhật Bản chiếm tỷ trọng khá lớn với các mức lần lượt là 45,76%, 31,77%, hai thị trường tiềm năng Canada, Australia chiếm7,03% và 6,27%. Thì các nước cịn lại chiếm mức tỷ trọng khá khiêm tốn, cụ thể Singapore chiếm 2,86%, Mexico chiếm 3,28%, Malaysia chiếm 1,86%. KNXK sang các nước như còn lại gần như không đáng kể, New Zealand chiếm 0.59%, Brunei chiếm 0.04%, Chile
- 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
KNXK Thủy sản sang các nhóm thị trường cịn lại
Mexico New Zealand Peru Singapore
vào 11 nước thành viên TPP. Nhìn chung, ở các thị trường này, kim ngạch thương mại mặt 58ang Thủy sản giữa Việt nam và các nước nói chung cũng như KNXK Thủy sản nói riêng chưa được đầu tư và xúc tiến mạnh mẽ. Theo VASEP, xuất khẩu thủy sản sang các nước này từ trước tới nay diễn ra do các doanh nghiệp thủy sản trong nước chỉ làm ra những đơn hàng theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, chưa chủ động tìm hiểu và mở rộng thị trường. Chính vì thế, tương lai khi Hiệp định TPP chính thức có hiệu lực, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần chủ động nắm bắt về lộ trình và mức độ cắt giảm thuế quan mà các nước thành viên trong Hiệp định TPP đã cam kết, cùng với nhu cầu và tình hình kinh tế vĩ mơ của các thị trường để có chiến lược kinh doanh phù hợp, nhằm tận dụng tối đa cơ hội cũng như hạn chế những thách thức từ Hiệp định TPP.
4.2 Kết quả từ thống kê mô tả