.5 Kết quả hồi quy mơ hình theo phươngpháp FGLS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các nhân tố tới xuất khẩu thủy sản việt nam đến các nước thành viên TPP (Trang 75)

lnTijt Coef. Std.Err z P>z 95% Conf. Interval

lnGDPjt 0.77821 *** 0.38087 2.04 0.000 0.31705 1.52472 lnPOPjt 1.4302 *** 0.4524853 5.37 0.000 1.31709 1.54338 lnDISjt -1.416669 ** 0.5482979 -2.58 0.010 -2.4913113 -0.3420247 lnEDISjt 1.374 *** 0.36226 3.79 0.000 0.66396 2.08401 lnRERjt - 0.3005977 ** 0.1781906 -1.69 0.02 -0.6498448 0.0486494 bta_ftaij 0.95775 ** 0.9118108 1.05 0.294 -0.8293686 2.744864 _cons -18.702 ** 6.30816 -2.96 0.003 -31.0655 -6.33799 Chú thích: *, ** và *** chỉ mức tin cậy thống kê ở mức tương ứng là 90%, 95% và 99%.

Biến dân số POPjt của quốc gia j: Kết quả hồi quy cho thấy biến dân số của một

nước tham gia TPP có tác động tích cực đến KNXK thủy sản của Việt Nam sang nước đó. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng dấu đặt ra và phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm trước như của nghiên cứu của Abu Hatab và cộng sự (2010) và Đỗ Thái Trí (2006). Ý nghĩa về mặt thống kê (mức ý nghĩa dưới 1%) cho thấy, đây cũng là nhân tố giải thích tốt cho KNXK thủy sản của Việt Nam tới các nước thành viên TPP. Nếu dân số của một quốc gia thuộc TPP tăng trưởng 1%, thì KNXK thủy sản của Việt Nam sang nước đó tăng khoảng 1.4302%. Điều này cho thấy, mặt hàng thủy sản của Việt có xu hướng bị hút về các quốc gia có dân số đơng. Trong các nhóm nước phân tích ở chương 3, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Canada đều là các nước có dân số đơng, mặc dù ngành thủy sản tại các nước này đều phát triển, tuy nhiên lượng cung trong nước không đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng, chính vì thế đây đều là những bạn hàng lớn trong mặt hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Biến khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế EDIS: Kết quả hồi quy cho thấy khoảng cách trình độ phát triển kinh tế có ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (đạt mức ý nghĩa 1%) và ảnh hưởng này là tích cực. Khi khoảng cách kinh tế giữa nước nhập khẩu và Việt Nam càng nhỏ (tức là sự tương đồng lớn) sẽ khiến cho việc trao đổi hàng hóa nói chung và xuất khẩu nói riêng được thuận tiện hơn, khi đó KNXK thủy sản từ Việt Nam sang nước đó càng lớn. Cụ thể, khi sự tương đồng trong khoảng cách trình độ phát triển kinh tế tăng 1% thì KNXK thủy sản tăng 1.374%.

Biến quy mô kinh tế GDP của quốc gia j: Kết quả hồi quy cho thấy, GDP của

nước đối tác có tác động dương đến KNXK thủy sản của Việt Nam sang các nước thuộc khối TPP. Ý nghĩa về mặt thống kê (mức ý nghĩa dưới 1%) cho thấy, đây là nhân tố giải thích tốt cho KNXK thủy sản của Việt Nam và các nước TPP. Như vậy, nếu GDP của một quốc gia thuộc TPP tăng trưởng 1%, thì KNXK thủy sản của Việt

Nam sangnước đó tăng khoảng 0.778%. Kết quả ước lượng phù hợp với kỳ vọng dấu. Như vậy, Việt Nam có xu hướng xuất khẩu mạnh sang các nước TPP có quy mơ kinh tế lớn. Thực tế cũng chứng minh như vậy khi Mỹ, Nhật Bản, Úc đều là những quốc gia có chỉ số GDP cao hơn so với những nước còn lại trong hiệp định TPP.

Biến tỷ giá thực RER: Theo kết quả hồi quy trong mơ hình cho thấy biến tỷ giá

thực có tác động âm đến luồng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Với 1% tăng lên trong tỷ giá, KNXK thủy sản sang nước đó sẽ giảm -0.3%. Điều này có thể được giải thích như sau, có đến hơn 90% các doanh nghiệp hiện nay đều chọn đồng USD làm đồng tiền thanh toán thương mại quốc tế cho các đơn hàng. Tuy nhiên, với những diễn biến mất giá của những đồng tiền nước khác so với đồng USD như đồng Yên của Nhật Bản trong khi khiến cho việc xuất khẩu sang các thị trường khác, cụ thể là thị trường Nhật bản cũng bị giảm mạnh. Ngồi ra, khi tỷ giá tăng thì chi phí đầu vào cho sản xuất xuất khẩu (bao gồm: nhập nguyên liệu thủy sản từ nước ngoài tăng, vay vốn ngân hàng bằng ngoại tệ tăng, nhập máy móc và trang thiết bị từ nước ngoài tăng,...) thủy sản tăng cao giá xuất khẩu nên doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hạn chế xuất khẩu sang thị trường này.

Biến khoảng cách địa lý DISjt: Theo kết quả hồi quy mơ hình FGLS cho thấy,

biến này có tác động âm đến luồng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Kết quả cho thấy với 1% tăng lên của khoảng cách địa lý, KNXK mặt hàng thủy sản của Việt Nam sẽ giảm xuống 1.416%. Kết quả này giống với nhiều nghiên cứu trước đây, được giải thích bởi việc tăng chi phí vận chuyển do hàng hóa xuất khẩu Việt nam chủ yếu là các mặt hàng thơ, sơ chế có giá trị thấp nhưng cồng kềnh, có khối lượng lớn nên chí phí vận chuyển cao cùng với cơ sở vật chất cho vận tải của Việt Nam còn yếu kém. Điều này cũng góp phần lý giải vì sao KNXK hàng hóa từ Việt Nam sang các nước Peru và Chile lại rất thấp so với tiềm năng thương mại của Việt Nam với các nước này.

Biến cam kết thương mại song phương và đa phương Ftaj: Biến giả này được đưa vào mơ hình để đánh giá tác động của việc tham gia các hiệp định thương mại và

khu vực lên kim ngạch thương mại. Kết quả hồi quy cho thấy, biến BTA_FTAij khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình (P_value = 0.294). Kết quả này cũng phù hợp thực tế, khi số liệu KNXK qua các năm cho thấy, các nước thuộc khối ASEAN như Brunei, Malaysia, Singapore đều không phải là thị trường lớn cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Kết quả này cũng phù hợp với những nghiên cứu trước đây khi cho rằng hiệu quả của việc gia nhập ASEAN đối với Việt Nam là không lớn. Chẳng hạn như nghiên cứu của Nguyễn Xuân Bắc (2010) chỉ ra rằng, ASEAN tạo ra tác động chệch hướng thương mại nhiều hơn tác động hình thành thương mại. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu và thực tế cho thấy cam kết thương mại BTA Việt-Mỹ thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Mỹ. Trong trường hợp này, rất có thể tác động chệch hướng của AFTA đã lấn át tác động thúc đẩy của BTA Việt-Mỹ.

Kết luân chương 4: Bằng kỹ thuật phân tích kinh tế lượng đã được đề cập ở chương 3, chương 4 đã ước lượng được mơ hình hồi quy từ bộ dữ liệu thu thập được. Kết quả nghiên cứu là phù hợp với thực tế. Các biến GDP và dân sô nước nhập khẩu, cũng như biến khoảng các kinh tế có ý nghĩa thống kê và có tác động dương đến KNXK Thủy sản của nước ta. Ngược lại, biến khoảng cách địa lý, biến tỷ giá có tác động ngược chiều và biến giả cam kết thương mại không mang ý nghĩa thống kê.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.1 Kết luận

Việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng và làm rõ các nhân tố ảnh hưởng từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp có tính khả thi cao nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng Thủy sản khi hiệp đinh TPP chính thức có hiệu lực, điều này có ý nghĩa quan trọng trên cả khía cạnh lý luận và thực tiễn đối với Việt Nam hiện nay. Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng các phân tích định lượng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến KNXK thủy sản – một trong số 10 ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Dựa trên những lý thuyết và những mơ hình thực nghiệm của những tác giả trước về mơ hình hấp dẫn trong thương mại để phân tích định lượng các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Với dữ liệu thu thập được từ 11 nước trong 14 năm từ 2001 đến 2014, mơ hình đã thu được kết quả như sau: các nhân tố GDP nước nhập khẩu, dân số của nước nhập khẩu, nhân tố khoảng cách kinh tế đều có tác động tích cực đến KNXK thủy sản của Việt Nam sang thị trường TPP. Nhân tố khoảng cách địa lý, tỷ giá hối đối thực tế có tác động tiêu cực; và việc ký kết các hiệp định thương mại tự do khơng có tác động tới KNXK thủy sản của Việt Nam. Thơng qua kết quả chạy mơ hình, bài nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp khác nhau nhằm đẩy mạnh KNXK Thủy sản của Việt Nam sang thị trường TPP trong tương lai.

Tuy bài viết đã tìm được ảnh hưởng của các nhân tố cơ bản tới KNXK Thủy sản của Việt Nam sang thị trường TPP, cũng như đưa ra một số giải pháp song do hạn chế về thời gian và kiến thức nên tác giả không thể bổ sung thêm các biến vào mơ hình như thuế, các tiêu chuẩn vệ sinh an tồn thực phẩm và giải thích cặn kẽ hơn thực tế trao đổi mặt hàng Thủy sản. Đây sẽ là hướng nghiên cứu tiếp theo trên cơ sở bổ sung số liệu và các nhân tố mới.

5.2 Kiến nghị giải pháp dựa trên các nhân tố

phân tích các nhân tố có tác động tích cực (tương quan cùng chiều) và tiêu cực (tương quan ngược chiều) sẽ là cơ sở quan trọng để đề xuất những giải pháp phù hợp với hoạt động xuất khẩu Thủy sản của Việt Nam trong tương lai. Trên cơ sở các căn cứ đưa ra một số giải pháp chính được đề xuất với mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản dựa trên việc phát huy những tiềm năng và lợi thế sẵn có góp phần làm tăng KNXK hàng hóa nói chung của cả nước.

5.2.1 Giải pháp dựa trên nhân tố GDP

GDP là nhân tố đại diện cho quy mô của một nền kinh tế. Do vậy, nếu GDP của một nước càng lớn tức là quy mơ nền kinh tế nước đó càng mạnh. Trên góc độ của kết quả nghiên cứu, nhân tố GDP được đề cập đến là GDP của nước đối tác. Như vậy, hướng xuất khẩu đến các nước có GDP cao sẽ mang lại giá trị KNXK lớn cho thủy sản Việt Nam. Điều này có thể giải thích rằng các nước có GDP cao thường có trình độ phát triển cao, có nền kinh tế phát triển trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, nên Việt Nam có lợi thế so sánh về nơng thủy sản. Bên cạnh đó, quốc gia có GDP cao sẽ là thị trường rộng lớn cho tất cả các ngành hàng nói chung và thủy sản nói riêng. Việt Nam chúng ta đã và đang hướng đến các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản,... Các thị trường này đang chiếm tỉ trọng lớn trong KNXK thủy sản Việt Nam. Ngoài ra đối với q trình cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở nước ta, việc có quan hệ thương mại với những quốc gia có nền kinh tế phát triển giúp ta có sự tiếp cận với máy móc, khoa học cơng nghệ hiện đại.

5.2.2 Giải pháp dựa trên nhân tố dân số

Dân số của đối tác đại diện cho cầu về thủy sản.Với đối tác tiêu thụ thủy sản của Việt Nam cần được chọn căn cứ vào quy mô dân số tại thị ttrường đó. Vì đa phần thủy sản là sản phẩm thiết yếu nên thị ttrường có dân số đơng tức là khả năng tiêu thụ lớn sẽ ln được ưu tiên lựa chọn. Khi đó, các thị ttrường cần tập trung sẽ là ASEAN, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ. Sau khi đã lựa chọn được thị trường, cần tập trung nghiên

cứu và phân tích kỹ đặc điểm tại thị ttrường đó để có chiến lược sản xuất và xuất khẩu thủy sản phù hợp trong thời gian dài.

5.2.3 Giải pháp cho vấn đề về khoảng cách địa lý

Hệ thống giao thông vận tải ở nước ta trong những năm qua đã được quan tâm song năng lực vận tải vẫn chưa được cải thiện. Theo kết quả nghiên cứu, nhân tố khoảng cách là một trong những rào cản rất lớn cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Đối với mặt hàng thủy sản, khoảng cách càng xa, chi phí cho q trình vận chuyển và bảo quản đối với mặt hàng thủy sản sẽ càng lớn. Để có thể giảm thiểu về mặt chi phí, các doanh nghiệp có thể đầu tư, nâng cao chất lượng hệ thống giao thông vận tải, phát triển ngành logistic đặc biệt là ngành hàng hải và hàng khơng, đa dạng hóa các phương tiện và dịch vụ vận tải như dịch vụ kho nhận, kho vận....

5.2.4 Giải pháp dựa vào khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế

Các nước có GDP đầu người cao tương tự các nước có GDP cao, đều là các quốc gia phát triển về cơng nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó, đây cịn là thị trường của những sản phẩm có giá trị cao, nhờ đó mang lại nguồn thu lớn cho xuất khẩu thủy sản trong tương lai. Theo kết quả đã nghiên cứu ở trên, khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế có tác động tích cực đến KNXK Thủy sản của Việt Nam. Các thị trường có GDP đầu người cao nhất trong khối TPP hiện nay là Úc, Singapore, Hoa Kỳ, Canada, Brunei, Newzealand…Qua số liệu KNXK của Việt Nam sang các nước qua từng năm thì Singapore, Canada, Brunei, Newzealand khơng thuộc nhóm quốc gia có giá trị nhập khẩu thủy sản lớn từ Việt Nam. Nguyên nhân đối với các nước như Singapore, Brunei là quy mô dân số nhỏ và thị hiếu tiêu dùng ở các nước này có xu hướng quan tâm đến những sản phẩm thủy sản giá trị cao. Còn Canada, Newzealand đều là những quốc gia thuộc nhóm nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới hiện nay. Thông thường, khi hai quốc gia khơng có khoảng cách lớn về kinh tế thì việc tiêu dùng hàng hóa của người dân về cơ bản khơng có sự khác biệt, tức là khuynh hướng và sở thích tiêu dùng khá giống nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp hai quốc gia có khoảng cách lớn về kinh tế

thì việc lựa chọn sản phẩm xuất khẩu cần được phải phân tích kỹ lưỡng. Khi đó, để có thể thâm nhập vào các thị trường này, mặt hàng Thủy sản của Việt Nam cần có chất lượng tốt để có thể vượt qua các rào cản thương mại cũng như đáp ứng thị yếu của người tiêu dùng.

5.2.5 Ổn định chính sách tỷ giá và kết hợp với các chính sách khác

Về chính sách tỷ giá hối đối, sử dụng chính sách tỷ giá kết hợp với những chính sách khác một cách hiệu quả. Nhìn chung, chính sách tỷ giá của Việt Nam trong thời gian qua đã có sự điều chỉnh một cách căn bản, linh hoạt. Nhà nước chủ động điều chỉnh tỷ giá phù hợp với chính sách tiền tệ và mục tiêu phát triển kinh tế nhưng vẫn dựa trên sự tôn trọng thị trường. Căn cứ vào kết quả hồi quy ta thấy, việc tác động của tỷ giá tới dịng thương mại tương đối lớn và có tác động âm. Đứng trên góc độ xuất khẩu, Việt Nam nên phá giá đồng nội tệ, tuy nhiên việc áp dụng chính sách phá giá đồng nội tệ cũng để lại những tác động tiêu cực như lạm phát tăng cao và gặp phải phản ứng của các nước đối tác. Vì thế, chúng ta cần áp dụng chính sách tỷ giá một cách linh hoạt dựa vào tình hình kinh tế cũng như mục tiêu phát triển từng giai đoạn.

Ngoài ra, giải pháp neo đồng tiền vào một rổ tiền tệ cần được chú trọng. Điều này giúp cho Việt Nam có những lợi ích như đánh giá chính xác hơn sức mua của tiền Việt Nam đồng và tác động của nó đối với khả năng cạnh tranh xuất nhập khẩu hàng hóa với các đối tác thương mại trong khối. Ngoài ra, việc giảm bớt sự lệ thuộc vào một ngoại tệ mạnh như USD, khi neo tiền Việt Nam đồng vào một rổ ngoại tệ có hạn chế rủi ro về tỷ giá tốt hơn là biện pháp neo vào một loại ngoại tệ duy nhất. Ngân hàng nhà nước cịn khuyến khích các nhà xuất, nhập khẩu có thể lựa chọn các loại tiền thanh toán khác trong rổ ngoại tệ (Euro, Yên Nhật, Bảng Anh, ...). Điều này nhắm tránh việc khan hiếm quá mức khi lựa chọn một loại ngoại tệ duy nhất là USD như hiện nay. Từ đó giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong thanh toán quốc tế.

Tôi xin cam đoan luận văn “Ảnh hưởng của các nhân tố tới xuất khẩu Thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các nhân tố tới xuất khẩu thủy sản việt nam đến các nước thành viên TPP (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)