Cơng trình nghiên cứu của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các nhân tố tới xuất khẩu thủy sản việt nam đến các nước thành viên TPP (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2.3 Các cơng trình nghiên cứu thựcnghiệm

2.3.2 Cơng trình nghiên cứu của Việt Nam

Nghiên cứu của Đỗ Thái Trí thực hiện nghiên cứu “ Ứng dụng mơ hình trọng lực trong nghiên cứu thương mại giữa Việt nam và 23 nước thuộc EU” vào năm 2006.

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mơ hình trọng lực với dữ liệu của 23 nước từ năm 1993-2004. Các biến đưa vơ mơ hình bao gồm: dịng chảy thương mại Việt Nam

và nước j năm t, GDP, dân số, tỷ giá, khoảng cách địa lý, biến giả lịch sử (chỉ mối quan hệ thuộc địa). Qua nghiên cứu này, kết quả chạy dữ liệu cho thấy, thương mại giữa Việt Nam và 23 nước thuộc EU phụ thuộc vào GDP nước xuất khẩu -nhập khẩu và dân số có tác động cùng chiều lên KNXK, còn tỷ giá hối đối có tác động ngược chiều, khoảng cách địa lý và biến về lịch sử thì khơng có tác động đến KNXK của Việt Nam với 23 nước thuộc EU. Tác giả cũng chỉ ra rằng Việt Nam không khai thác hết tiềm năng trong kinh doanh với một số nước Châu Âu như Áo, Phần Lan, Luxembourg.

Nghiên cứu của Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008) :“Các nhân tố ảnh

hưởng đến mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với Asean+3”. Bài viết này sử

dụng mơ hình hấp dẫn chuẩn tắc với sô liệu thống kê thương mại của Tổng Cục Hải Quan từ năm 1998 đến năm 2005. Các biến giải thích đưa vơ trong mơ hình gồm sự tăng trưởng kinh tế (GDP và GDP bình quân đầu người), khoảng cách kinh tế và biến giả Asean. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với Asean+3 chủ yếu là do sự tăng trưởng kinh tế (bao gồm cả tăng GDP và GDP bình qn đầu người) của chính nước ta và đối tác. Sự tăng trưởng kinh tế có tác động đến nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, thậm chí tác động đến nhập khẩu cịn đủ mạnh để bù đắp cho tác động từ những nhân tố khác (tư cách thành viên Asean). Nhân tố khoảng cách dường như chỉ tác động đến xuất khẩu mà khơng có ảnh hưởng lớn đến thương mại song phương của Việt Nam với Asean+3. Sự gia nhập và thực hiện cam kết với Asean+3 của Việt Nam dường như chưa hiệu quả nên khơng có tác động lớn đến tăng trưởng thương mại của Việt Nam với các nước thành viên Asean.

Nghiên cứu của Đào Ngọc Tiến :“Các nhân tố ảnh hưởng đến luồng xuất khẩu

của Việt Nam và hàm ý chính sách trong bối cảnh khủng hoảng tồn cầu” được thực

hiện vào năm 2009. Tác giả sử dụng mơ hình hấp dẫn cơ bản với bộ dữ liệu trong hai năm 2006 và 2007, các biến trong mơ hình bao gồm GDP; GDP trên đầu người, khoảng cách địa lý và thuế. Kết quả cho thấy các nhân tố GDP, GPD trên đầu người có

tác động cùng chiều đến luồng xuất khẩu của Việt Nam. Những biến còn lại như khoảng cách địa lý, thuế có tác động ngược chiều đến luồng xuất khẩu.

Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Bắc :“Những nhân tố tác động đến dòng chảy xuất

khẩu: Mơ hình trọng lực tĩnh và động” thực hiện vào năm 2010,tác giả sử dụng mơ

hình lực hấp dẫn để phân tích hoạt động XK của Việt Nam với 15 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam bao gồm Úc, Canada, Trung Quốc, công nghiệp Châu Âu, Hồng Kông, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Đài Loan, Thái Lan và Hoa Kỳ (Mỹ). Mục đích của nghiên cứu là xem xét các nhân tố tác động đến XK của Việt Nam trong khung phân tích dựa trên các mơ hình trọng lực hấp dẫn tĩnh và động. Biến phụ thuộc là giá trị xuất khẩu (EXPO) từ Việt Nam đến khác nước trong thời gian 20 năm từ năm 1995 cho đến năm 2006; biến độc lập là GDP (INC, PINC), khoảng cách (REMOT), tỷ giá hối đối thực trung bình (EXCH) và biến giả ASEAN (ASEAN). Kết quả chạy dữ liệu cho thấy, tác động các biến đối với hai mơ hình là như nhau, tuy nhiên, các dữ liệu chạy trên mơ hình động cho kết quả phù hợp hơn so với nghiên cứu ở mơ hình tĩnh (Mơ hình động có khả năng giải thích 89,4%, cao hơn so với mơ hình tĩnh 52,9%). Với các biến về GDP của Việt Nam và GDP của nước nhập khẩu tác động cùng chiều đến dòng chảy xuất khẩu của Việt Nam. Các biến chỉ khoảng cách địa lý, thành viên của ASEAN và tỷ giá hối đoái lại có tác động ngược chiều.

Nguyễn Tiến Dũng (2011) đã phân tích “Tác động của khu vực thương mại tự do

ASEAN - Hàn Quốc đến thương mại Việt Nam” với nguồn số liệu thứ cấp trong giai

đoạn 2001-2009. Trong nghiên cứu, tác giả đã sử dụng mơ hình trọng lực để phân tích tác động của các nhân tố như GDP, GDP bình quân đầu người, chênh lệch về thu nhập, khoảng cách địa lý, tỷ giá hối đoái và FTA (biến giả) đến KNXK và KNNK của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các biến về GDP có tác động cùng chiều đến cả xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam, biến khoảng cách địa lý có tác động âm, biến tỷ giá hối đối có tác động cùng chiều với xuất khẩu và ngược chiều với nhập khẩu, các

biến giả nhận hệ số dương trong cả mơ hình xuất khẩu và nhập khẩu,…Về cơ bản, kết quả của nghiên cứu này khá phù hợp cả trên phương diện lý thuyết lẫn thực tế.

Trong nghiên cứu của Vũ Thanh Hương, Trần Việt Dung (2015) “Tác động của

cộng đồng kinh tế ASEAN đến thương mại Việt Nam”có sử dụng mơ hình trọng lực để

phân tích tác động của các hoạt động hội nhập này đến luồng thương mại hàng hóa và dịch vụ. Kết quả mơ hình cho thấy hội nhập thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ trong AEC đã có tác động tích cực tới cả xuất khẩu và nhập khẩu. Do đó, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các hoạt động hợp tác về thương mại trong AEC. Bên cạnh đó, bài viết cũng chỉ ra rằng hội nhập thương mại với Hàn Quốc (AKFTA) có tác động tích cực trong khi các hiệp định mới được ký kết như Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Australia-New Zealand, Hiệp định Đối tác kinh tế tồn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) có tác động chưa rõ nét đến thương mại của Việt Nam.

Như vậy, các nghiên cứu thực nghiệm rất đa dạng về hình thức và các biến số được đưa vào để giải thích các dịng thương mại song phương và đa phương. Trong đó những biến cơ bản như là quy mô kinh tế, khoảng cách địa lý (thường là chi phí vận tải), ngồi ra còn các biến khác bao gồm dân số, tỷ giá hối đoái, khoảng cách kinh tế… Đáng chú ý là hàng loạt các biến giả định cũng thường xuyên được sử dụng để giải thích các nhân tố riêng biệt có thể cản trở hoặc giúp cho các dịng hàng hóa chảy mạnh như biên giới chung, ngôn ngữ (các liên kết văn hóa), lịch sử thuộc địa và các hiệp định thương mại (thành viên của khu vực thương mại ưu đãi).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các nhân tố tới xuất khẩu thủy sản việt nam đến các nước thành viên TPP (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)