Ký
hiệu Biến quan sát GTNN GTLN GTTB
Độ lệch chuẩn TH1 Thích hơn các thương hiệu khác 1,00 5,00 3,6000 1,18388
TH2 Đáng tin cậy hơn các thương hiệu khác 1,00 5,00 3,0474 1,27814
TH3 Tin rằng thương hiệu đáng đồng tiền 1,00 5,00 2,9763 1,18119
(Nguồn: Phụ lục)
Thứ nhất, các doanh nghiệp điện thoại di động thương hiệu Việt cần phải tạo cho người sử dụng điện thoại thương hiệu Việt cảm thấy xứng đáng đồng tiền khi bỏ ra mua chiếc điện thoại mang thương hiệu Việt bằng cách là tạo ra những chiếc
điện thoại có bản sắc riêng với thiết kế thuần Việt Nam. Bởi trên thực tế, các sản phẩm điện thoại di động mang thương hiệu Việt trên thị trường hiện nay phần lớn là điện thoại gắn mác Việt Nam nhưng được đặt hàng sản xuất tại Trung Quốc. Giao diện "Tàu" của điện thoại là một khuyết điểm lớn gây ra sự nhàm chán, thất vọng và thiếu niềm tin cho người sử dụng, các doanh nghiệp vẫn chưa thổi được "hồn Việt" vào sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp chưa tạo được niềm tin cho khách hàng, chưa cho khách hàng thấy được họ đang sử dụng một sản phẩm Việt chính thống thì người tiêu dùng ln lo ngại những chiếc điện thoại xuất xứ từ Trung Quốc sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ chẳng hạn như: điện thoại bị theo dõi, máy nhiễm virus, rị rỉ thơng tin cá nhân người dùng, pin sạc dễ bị chai, dễ bị cháy nổ, tuổi thọ sản phẩm ngắn, v.v.
Thứ hai, để tìm lại vị thế của mình trên thị trường, các doanh nghiệp điện thoại thương hiệu Việt sẽ cần phải chú trọng hơn nữa trong việc tạo dựng thương hiệu và cải thiện chất lượng sản phẩm, đồng thời nghiên cứu kỹ thói quen của người dùng để có sự thay đổi phần mềm hợp lí, nhất là trong giao diện và các thao tác máy sao cho tối ưu nhất. Tránh trường hợp như B-Phone của BKAV, xây dựng thương hiệu rất tốt tuy nhiên khi sản phẩm ra thị trường thì liên tục bị lỗi và chất lượng khơng như những gì BKAV đã quảng cáo, điều này đã làm mất lòng tin của người tiêu dùng Việt. Ngoài việc gây dựng niềm tin bằng sản phẩm chất lượng, có yếu tố riêng, định vị thương hiệu thì việc đào tạo kỹ năng cho nhân viên tư vấn cũng rất quan trọng. Các doanh nghiệp nên tự đào tạo 1 lực lượng tư vấn viên được đào tạo bài bản và cử xuống các đại lý, các điểm bán lẻ để hỗ trợ cho kênh phân phối và tư vấn cho khách hàng được chính xác hơn, điều này cũng sẽ góp phần nâng cao giá tri thương hiệu cho doanh nghiệp.
Thứ ba, các doanh nghiệp điện thoại di động Việt cần phải biết cách khai thác lợi thế, nắm bắt nhu cầu thị trường nhanh nhạy cùng việc nâng cấp mẫu mã, chất lượng sản phẩm liên tục để tạo cơ hội phát triển cho các sản phẩm điện thoại thương hiệu Việt. Việc đặt hàng cấu hình, mẫu mã sản phẩm từ đối tác Trung Quốc, gắn thương hiệu Việt vào rồi bán ra thị trường của doanh nghiệp Việt Nam đã khơng cịn thức
thời, khi mà các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu như Nokia, Samsung, LG, vvv… đều đã tấn công mạnh vào thị trường điện thoại giá rẻ. Doanh nghiệp cần chỉ rõ những ưu điểm của các sản phẩm do họ sản xuất, để có thể thuyết phục người tiêu dùng rằng không nên đánh đồng điện thoại di động giá thấp thì chất lượng sẽ thấp. Nên có đội ngũ nhân viên nhiệt tình tư vấn cho người tiêu dùng, khuyến khích họ lựa chọn điện thoại phù hợp với nhu cầu, sở thích và khả năng chi trả của mình. Khi khách khàng chưa đưa ra quyết định mua hàng ngay thì nhân viên cũng khơng nên khó chịu vì điều quan trọng nhất là tạo ra ấn tượng tốt đối với người tiêu dùng, đến khi họ có nhu cầu mua điện thoại thì họ đã có nhận thức tốt về sản phẩm, và thơng qua các phương tiện truyền thông quảng cáo họ sẽ tham khảo về sản phẩm và có thể đưa ra quyết định mua hàng.
Các doanh nghiệp cũng cần chú trọng nâng cao hỉnh ảnh của thương hiệu để mang lại ấn tượng tốt đẹp cho người tiêu dùng thông qua các hoạt động xã hội và cộng đồng như: tài trợ các chương trình ca nhạc, gây quỹ ủng hộ người nghèo, trẻ em, người tàn tật và người già có hồn cảnh neo đơn, trao suất học bổng cho sinh viên nghèo vượt khó, vv. Tất cả những hoạt động này sẽ tạo ra hình ảnh tốt đẹp của điện thoại di động thương hiệu Việt trong tâm thức khách hàng.
5.2.2. Cải thiện chức năng
Chức năng là yếu tố quan trọng góp phần tạo ra và duy trì lịng trung thành thương hiệu trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam khi chọn lựa sản phẩm điện thoại di động. Sự tác động của giá trị chức năng đến quyết định mua điện thoại thương hiệu Việt của nhân viên văn phòng (β=0,205), là yếu tố có tác động mạnh thứ nhì. Đồng thời, theo kết quả khảo sát thì tất cả các biến đều được đánh giá ở mức trung bình. Trong đó, đối tượng khảo sát cho rằng: “Màn hình có độ phân giải chưa cao”, “chứ có nhiều tính năng ưu việt” và “Lợi ích mang lại chưa tương xứng với chi phí bỏ ra”. Do đó, để có thể cạnh tranh hơn nữa với vơ số các hãng điện thoại ngoại nhập thì các doanh nghiệp điện thoại di động Việt Nam cần
phải dành nhiều thời gian và nguồn lực hơn nữa để phát triển yếu tố này của mình như sau: