CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DỰ ĐỊNH NGHỈ VIỆC
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc
1.4.5. Chính sách tiền lương và dự định nghỉ việc
Khi nhân viên nhận thấy mình được trả lương cao, cơng bằng sẽ làm việc tốt hơn và hài lịng với cơng việc hiện tại và khi họ nhận thấy họ được trả lương thấp hay khơng cơng bằng thì họ sẽ có dự định nghỉ việc. Nhân viên có xu hướng ở lại với tổ chức của họ nếu họ cảm thấy năng lực, sự nỗ lực và các hành động đóng góp của họ được công nhận và đánh giá cao (Janet Cheng Lian Chew, 2004). Nếu họ nhận thấy lương được trả thấp hơn một cơng ty khác thì dự định nghỉ việc sẽ tăng lên (Ehrenberg & Smith, 1994).
Nhận định chung: Theo các nghiên cứu thì có nhiều yếu tố tác động đến dự
định nghỉ việc của người lao động. Tuy nhiên, nếu ta nhìn nhận về bản chất thì có thể chia ra thành 2 nhóm: Nhóm thứ nhất là vật chất: Chính sách tiền lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ khác. Nhóm thứ hai bao gồm các yếu tố tổ chức: Quan hệ nơi làm việc, Sự hài lịng trong cơng việc, sự căng thẳng trong cơng việc, mơi trường làm việc và Chính sách đào tạo và phát triển.
Kết luận chương 1: Trong chương 1, tác giả trình bày cơ sở lý thuyết về dự
định nghỉ việc, các yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc như: Sự hài lòng trong công việc, Sự căng thẳng của công việc, Điều kiện làm việc, Chính sách đào tạo và phát triển, Chính sách tiền lương. Đồng thời, tác giả cũng tóm lược các mơ hình nghiên cứu liên quan: Mơ hình TRA của Ajzen và Fishbein (1975), Thuyết hành vi dự định TPB của Ajzen (1991), Thuyết hệ thống thứ bậc các nhu cầu của Maslow (1943), Thuyết hai yếu tố của Herzberg (1959). Đồng thời, tác giả tóm lược các nghiên cứu trước liên đến đề tài của các tác giả trong và ngoài nước. Trên cơ sở này, mơ hình nghiên cứu được áp dụng để khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của nhân viên tại BHXH TP.HCM. Đây sẽ là cơ sở cho việc phân tích thực trạng ở chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ ĐỊNH NGHỈ VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TP.HCM