CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DỰ ĐỊNH NGHỈ VIỆC
3.2. Nhóm giải pháp nhằm hạn chế dự định nghỉ việc của nhân viên tại BHXH TP.HCM
3.2.5. Tăng cường sự thỏa mãn tiền lương
3.2.5.1. Cơ sở giải pháp
Theo phân tích thực trạng thì BHXH TP.HCM áp dụng hệ thống thang lương - bảng lương nhà nước, chế độ khen thưởng hàng năm tại BHXH TP.HCM lại mang nặng tính hình thức, tiền lương của nhân viên BHXH TP.HCM cịn thấp, ít có cơ hội được tăng thu nhập, BHXH TP.HCM chưa có quỹ khen thưởng, quỹ khen thưởng này được sử dụng để thưởng trực tiếp cho các tập thể hay cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua, hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch được giao. Đồng thời, theo kết quả khảo sát thì nhân viên cảm thấy khơng hài lịng với chế độ lương hiện tại (GTTB ~ 2,6), tiền lương được trả chưa tương xứng với kết quả công việc (GTTB ~2,7), BHXH trả lương cho nhân viên chưa cao hơn so với cơ quan khác trong khi áp lực công việc là rất lớn (GTTB ~ 2,6).
3.2.5.2. Nội dung giải pháp
Giải pháp thứ nhất, BHXH TP.HCM cần xây dựng hệ thống lương và thưởng được trả theo năng lực, hiệu quả làm việc.
Để làm được việc này thì BHXH TP.HCM cần phải có hệ thống đánh giá năng lực của nhân viên để có cơ sở thực hiện trả theo năng lực. Khi thực hiện xây dựng hệ thống đánh giá năng lực nhân viên cần phải đảm bảo các nội dung sau:
Một là, các tiêu chuẩn đánh giá phải được xây dựng và thực hiện đúng các nội quy và quy định tại cơ quan.
Hai là, xây dựng chế độ tiền thưởng thường xuyên và đột xuất thỏa đáng, hợp lý đối với CBCCVC hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Ba là, các tiêu chuẩn đưa ra nhằm mục tiêu hoàn thành công việc hiệu quả nhất.
Bốn là, các tiêu chuẩn đánh giá phải là động lực để nhân viên luôn chủ động nỗ lực hơn nữa trong công việc, vừa nêu cao tinh thần hợp tác vừa thể hiện tính cạnh tranh của các nhân viên.
Năm là, kết quả đánh giá phải thể hiện rõ những điểm mạnh và điểm yếu của từng nhân viên để họ có định hướng tự hồn thiện mình.
Giải pháp thứ hai, BHXH TPHCM cần giám sát và đánh giá chính sách tiền lương.
Hệ thống lương, thưởng phải được giám sát và đánh giá với việc xem xét lại nếu cần thiết. Chi tiết của hệ thống lương cần được truyền đạt cho cả toàn thể nhân viên và tổ chức, có thể là thơng qua cuốn sổ tay của cơ quan, hoặc qua hệ thống máy tính nội bộ của cơ quan (Email/Internet). Những cuộc giao lưu trực tiếp giữa các nhà quản lý cũng rất quý giá đối với nhân viên trong việc hướng dẫn tường tận việc tăng lương. Một trong những nhân tố quan trọng để thiết lập một hệ thống lương phù hợp là có sự tham gia và nhất trí của đội ngũ nhân viên và một số đại diện của họ trong việc thiết kế và thực thi hệ thống chi trả. Cần tạo cho nhân viên có cơ hội tham gia và đóng góp ý kiến vào hệ thống lương. Thơng thường có thể là
thơng qua các nhóm cùng làm việc, ban lãnh đạo, hoặc hội đồng tư vấn. Một hệ thống lương tốt là một hệ thống bao hàm trách nhiệm của những người làm quản lý, nhân viên và đại diện của đội ngũ nhân viên trong đó. Khi xây dựng tiêu chí lương, thưởng phải dựa vào các tiêu chí sau: khối lượng cơng việc, chất lượng và hiệu quả cơng việc, thời hạn hồn thành cơng việc, kỹ năng chuyên môn của nhân viên, cách thức sắp xếp và tổ chức công việc, khả năng suy xét và xử lý tình huống, tinh thần trách nhiệm trong công việc, thái độ với công việc được giao, sự phối hợp, hợp tác với đồng nghiệp, sáng tạo trong công việc, những ý tưởng đem lại lợi ích cho cơ quan, kinh nghiệm trong công việc. Đồng thời, BHXH TP.HCM cần xây dựng hệ thống lương thưởng gồm:
Mức lương cơ bản rõ ràng, không bao gồm khoản khích lệ động viên nhân viên thông qua chất lượng công việc của họ gia tăng, cũng không bao gồm việc tuyển dụng và giữ chân nhân viên.
Có những khoản tiền thưởng riêng nhằm khuyến khích nhân viên bao gồm khuyến khích cá nhân hoặc nhóm làm việc, có thể là ngắn hoặc dài hạn.
Có các yêu cầu về năng suất và hiệu quả công việc nếu hệ thống chi trả là tự chủ.
Tổ chức có thể sử dụng kết hợp các loại hình để đáp ứng các yêu cầu cụ thể của mình.
Giải pháp thứ ba, BHXH TP.HCM nên thực hiện đánh giá kết quả thực hiện công việc và công bố cơng khai kết quả đó.
BHXH TP.HCM nên thực hiện đánh giá kết quả thực hiện công việc và kết quả đó nên được cơng bố công khai để làm cơ sở cho việc nâng lương và khen thưởng. Ngoài ra, việc đánh giá này cần chỉ rõ những điều mà nhân viên làm được và những điều mà nhân viên chưa làm được để đóng góp và đưa ra định hướng cho từng cá nhân hồn thiện mình hơn.
Bảng 3.9: Khảo sát chuyên gia về đánh giá tính khả thi của các giải pháp Tăng cường thỏa mãn tiền lương
Giải pháp
Mức độ khả thi ST
T 1 2 3 4 5
1 Xây dựng hệ thống lương và thưởng được trả theo năng lực, hiệu quả làm việc
1 7 2 2 Giám sát và đánh giá chính sách tiền lương 1 6 3 3 Thực hiện đánh giá kết quả thực hiện công việc 2 4 4
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
Bảng 3.10: Kết quả tổng hợp của khảo sát chuyên gia về đánh giá tính khả thi của các giải pháp tăng cường thỏa mãn tiền lương
STT Các giải pháp GTTB GTLN GTNN
1
Xây dựng hệ thống lương và thưởng được trả theo năng lực, hiệu quả làm việc
4,1 5 3
2 Giám sát và đánh giá chính sách tiền lương 4,2 5 3 3 Thực hiện đánh giá kết quả thực hiện công việc 4,2 5 3
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
Giải pháp thứ nhất, BHXH TP.HCM cần xây dựng hệ thống lương và thưởng được trả theo năng lực, hiệu quả làm việc là khả thi (GTTB = 4,1). Sau khi đã xây dựng được bảng mô tả công việc của từng vị trí chức danh tại BHXH TP.HCM, thì cứ mỗi 6 tháng cơ quan sẽ thực hiện đánh giá kết quả thực hiện của cán bộ công nhân viên một lần. Và BHXH TPHCM đã xây dựng chế độ lương thưởng cho cán bộ công nhân viên được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Giải pháp thứ hai, BHXH TPHCM cần giám sát và đánh giá chính sách tiền lương là hồn tồn khả thi (GTTB = 4,2). Do BHXH TP.HCM là cơ quan nhà nước nên trả lương theo quy định chung của nhà Nước nên việc giám sát ở đây là giám sát các khoảng chi ngoài lương để đảm bảo các khoảng này không trái với những quy định của pháp luật. Sau khi xây dựng chế độ lương thưởng hợp lý thì hàng năm
Ban Lãnh đạo sẽ tổng kết và đánh giá hiệu quả của chính sách này để có sự điều chỉnh hợp lý.
Giải pháp thứ ba, BHXH TP.HCM nên thực hiện đánh giá kết quả thực hiện công việc và cơng bố cơng khai kết quả đó là hồn tồn khả thi (GTTB =4,2). Ban Lãnh đạo cho rằng việc việc đánh giá kết quả thực hiện công việc và cơng bố kết quả đó là rất cần thiết để tạo khơng khí thi đua lành mạnh cho cán bộ công nhân viên trong cơ quan nhưng khi thực hiện đánh giá phải lưu ý đến tính cơng bằng trong đánh giá thực hiện công việc.