Sơ lƣợc về các chuẩn mực quốc tế và Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ hài hòa giữa chuẩn mực kế toán việt nam và chuẩn mực kế toán quốc tế trong đo lường và công bố doanh thu (Trang 34 - 39)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3. Sơ lƣợc về các chuẩn mực quốc tế và Việt Nam

2.3.1. Sơ lược về các chuẩn mực kế toán quốc tế.

2.3.1.1. Tổ chức lập qui

Năm 2001, IASC tái cấu trúc thành IASB với mục tiêu nâng cao chất lượng và khả năng so sánh của những thơng tin trên các báo cáo tài chính nhằm giúp các nhà đầu tư cũng như những đối tượng khác trên thị trường có thể đưa ra những quyết định đúng đắn. IASB được bổ nhiệm bởi Tổ chức Ủy ban chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế _IFRS Foundation. Cơ cấu tổ chức của IASB được trình bày trong sơ đồ 2.3 như sau:

Nguồn: http://www.iasplus.com/en/resources/ifrsf

Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB)

- Tối đa 16 thành viên: có chun mơn và kinh nghiệm thực tế về thị trường và kinh doanh quốc tế, được bầu chọn từ Ban quản trị nhằm đảm bảo IASB không bị chi phổi bởi bất kỳ thể chế hay lợi ích nhóm nào đó.

- Soạn thảo, ban hành các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, cơng bố các dự thảo ra cơng chúng, hình thành các nhóm tư vấn chun mơn nghiên cứu đề xuất các dự án quan trọng, thiết lập qui trình kiểm tra các phản ảnh, công bố các kết luận về dự thảo và các chuẩn mực

Ủy ban hƣớng dẫn và giải thích chuẩn mực (IFRS Interpretations

Committee)

- 14 thành viên: các chun gia có trình độ chun mơn cao, có kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế, kinh nghiệm thị trường trong các ứng dụng thực tế của IFRS và phân tích báo cáo tài chính lập theo IFRS, bổ nhiệm bởi các ủy viên

- Hướng dẫn áp dụng IFRS và ban hành các sửa đổi quan trọng

Hội đồng tƣ vấn chuẩn mực (IFRS Advisory Council)

- 40 thành viên: đại diện cho các tổ chức quan tâm đến chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, được bổ nhiệm bởi các ủy viên

- Tư vấn chương trình và các thứ tự ưu tiên, tham vấn cho hội đồng trong các dự án xây dựng chuẩn mực

Diễn đàn tƣ vấn chuẩn mực (Accounting Standard Advisory

Forum_ASAF)

- 12 thành viên: gồm các đại diện từ cộng đồng xây dựng chuẩn mực, tư vấn và phản hồi về những điểm quan trọng liên quan đến chuẩn mực - Đưa các chuẩn mực áp dụng vào các dự án kỹ thuật.

Nhóm thực hiện (Working Group)

-Làm việc cho các dự án đã lập

Giải thích: : Bổ nhiệm :Báo cáo cho : Tư vấn

Hội đồng giám sát (Monitoring Board)

Phê duyệt và giám sát các ủy viên.

Ủy ban chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS Foundation)

- 22 ủy viên

2.3.1.2. Quy trình ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế được ban hành thông qua một qui trình chặt chẽ và minh bạch như trong sơ đồ 2.4.

Sơ đồ 2.4: Quy trình ban hành chuẩn mực kế tốn quốc tế

2.3.1.3. Hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

Hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế bao gồm ba phần:

i/ Khuôn mẫu lý thuyết cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính quốc tế:

được ban hành lần đầu bởi IASC năm 1989, sau đó được cơng nhận bởi IASB năm 2001 và được sửa đổi năm 2010. Khuôn mẫu cung cấp các khái niệm cơ bản làm cơ sở cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính cho người sử dụng bên ngồi, hướng dẫn cho IASB trong việc phát triển các chuẩn mực trong tương lai , hướng dẫn để giải quyết các vấn đề kế tốn khơng được đề cập trực tiếp trong IAS hoặc IRFS hoặc các hướng dẫn của nó.

Kế hoạch 3-5 năm

Yêu cầu thông tin

Nghiên cứu Đề xuất

Dự thảo IFRS chính thức Bản thảo luận Hướng dẫn chuẩn mực Đánh giá sau

khi triển khai

Tư vấn chương trình Nghiên cứu chương trình

Hướng dẫn chuẩn mực

Nguồn: http://www.ifrs.org/How-we-develop-standards/Pages/How-we-develop-standards.aspx

ii/ Các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế: Chuẩn mực kế toán quốc tế bao gồm chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) ban hành bởi IASB và 25 chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) ban hành bởi tiền thân của nó _IASC. Hiện nay, tổng cộng có 14 chuẩn mực báo cáo tài chính được ban hành và 25 chuẩn mực kế tốn quốc tế cịn hiệu lực (IASC ban hành tổng cộng 41 chuẩn mực kế toán quốc tế, tuy nhiên hiện tại chỉ còn 25 chuẩn mực còn hiệu lực).

iii/ Các hướng dẫn chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế: bao gồm các hướng dẫn, giải thích , bổ sung cho nội dung chưa được đề cập trong IFRS_IFRIC hoặc IAS_SIC. IFRSC được ban hành bởi Ủy ban hướng dẫn và giải thích chuẩn mực báo cáo tài chính (IFRS Interpretations Committee). SIC được ban hành bởi tiền thân của nó_SIC (Standard Interpretations Committee).

2.3.2. Sơ lược về hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

2.3.2.1. Tổ chức lập quy

Bộ Tài chính là cơ quan nhà nước thực hiện ban hành chuẩn mực kế toán, thực hiện quản lý nhà nước về kế toán. Vụ chế độ kế toán kiểm toán là đơn vị thuộc bộ

máy quản lý nhà nước của Bộ Tài chính có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ trong cả nước. Vụ chế độ kế toán kiểm toán chịu trách nhiệm hướng dẫn các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, đơn vị thực hiện nguyên tắc, chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán, chế độ kế tốn, quy trình, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ về kế toán và kiểm toán; hướng dẫn Hội nghề nghiệp về kế toán và kiểm toán trong việc triển khai các hoạt động thuộc lĩnh vực kế toán và kiểm toán theo quy định của pháp luật (Bộ Tài chính, 2009).

2.3.2.2. Quy trình ban hành chuẩn mực

Qui trình soạn thảo chuẩn mực kế tốn theo quy định của Bộ Tài chính bao gồm các bước (Bộ Tài chính, 2005b):

- Bước 1: Xây dựng nguyên tắc chung về phạm vi, đối tượng áp dụng, cơ sở và nguyên tắc soạn thảo hệ thống chuẩn mực, danh mục hệ thống chuẩn mực và sắp xếp, phân loại các chuẩn mực.

- Bước 2: Dự thảo từng chuẩn mực, thảo luận nhóm và tổ chức lấy ý kiến chuyên gia, các đơn vị thuộc Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan có liên quan, thành viên Ban chỉ đạo soạn thảo chuẩn mực và Hội đồng Kế toán quốc gia.

- Bước 3: Sau khi có ý kiến tham gia của Hội đồng Kế tốn quốc gia, hồn thiện trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, cơng bố.

2.3.2.3. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

“Hệ thống kế toán quốc gia Việt Nam là sự kết hợp đan xen có trật tự giữa Luật Kế tốn, hệ thống chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp và các qui định khác về kế toán” (Trần Quốc Thịnh, 2014). Trong đó, Luật kế tốn là văn bản pháp lý cao nhất do quốc hội ban hành quy định cho mọi hoạt động kế tốn và cơng tác quản lý về kế toán. Luật kế toán được ban hành năm 2003, sau đó được sửa đổi vào năm 2015 nhằm đáp ứng những đổi mới của nền kinh tế đất nước, phù hợp cam kết với Tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Chuẩn mực kế toán bao gồm những quy

định và phương pháp kế toán cơ bản để lập báo cáo tài chính. Chuẩn mực kế tốn

Việt Nam ban hành lần đầu năm 2001 và đến 2005 ban hành được 26 chuẩn mực, trong đó chia làm 5 đợt:

- Đợt 1: ngày 31/12/2001 ban hành 4 chuẩn mực đầu tiên : Chuẩn mực hàng

tồn kho, tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vơ hình, doanh thu và thu nhập khác.

- Đợt 2: Ngày 31/12/2002 ban hành 6 chuẩn mực : Chuẩn mực chung, thuê tài

sản, ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái, hợp đồng xây dựng, chi phí đi vay, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

- Đợt 3: Ngày 30/12/2003 ban hành 6 chuẩn mực: Bất động sản đầu tư, Kế

khoản vốn góp liên doanh, trình bày báo cáo tài chính, Báo cáo tài chính hợp nhất và kế tốn khoản đầu tư vào cơng ty con, thông tin về các bên liên quan. - Đợt 4: Ngày 15/02/2005 ban hành 6 chuẩn mực: Thuế thu nhập doanh

nghiệp, trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự, các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế tốn năm, Báo cáo tài chính giữa niên độ, Báo cáo bộ phận, thay đổi chính sách kế tốn, ước tính kế tốn

- Đợt 5: Ngày 28/12/2005 ban hành 4 chuẩn mực: Hợp nhất kinh doanh, Các

khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng, Hợp đồng bảo hiểm, Lãi trên cổ phiếu.

Trên cơ sở các chuẩn mực kế tốn được cơng bố, Bộ Tài chính ban hành có thơng tư hướng dẫn, chế độ kế toán hướng dẫn chuẩn mực nhằm hỗ trợ cho việc thực hành kế toán, đồng thời phục vụ cho việc quản lý nhà nước một cách thống nhất.

Việt Nam khơng có chuẩn mực kế tốn cho các DNVVN. Các DNVVN có thể áp dụng chế độ kế tốn theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC được xây dựng trên nền tảng hệ thống tài khoản và báo cáo tài chính giản lược hơn bằng cách loại trừ toàn bộ hay một phần chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ hài hòa giữa chuẩn mực kế toán việt nam và chuẩn mực kế toán quốc tế trong đo lường và công bố doanh thu (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)