8. Kết cấu của luận văn
1.6.2 Các yếu tố thuộc về môi trường bên trong ngân hàng
Thứ nhất: Chiến lược, mục tiêu, phát triển kinh doanh của ngân hàng
Bất kỳ một doanh nghiệp hay tổ chức hoạt động kinh doanh nào cũng đều phải có cho mình một mục tiêu, kế hoạch sản xuất và phát triển. Kế hoạch có thể thay đổi do sự tác động của các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài tổ chức nhằm đảm bảo cho việc hoàn thành mục tiêu một cách nhanh và hiệu quả nhất.
Ngân hàng có thể đặt mục tiêu về lợi nhuận, mục tiêu về cạnh tranh,về thị phần trên thị trường, cần có đội ngũ nhân lực để thực hiện các mục tiêu này, đội ngũ này có thể có sẵn hoặc có thể đào tạo thêm hoặc đào tạo mới để có. Công tác đào tạo nhân lực phụ thuộc rất nhiều vào mục tiêu phát triển của ngân hàng,từ mục tiêu phát triển mà bản kế hoạch sẽ được xây dựng đảm bảo tính thực thi, từ bản kế hoạch đó, hàng loạt các yếu tố cần sẽ được thiếp lập nhằm phục vụ công tác triển khai kế hoạch mà cụ thể là kế hoạch đào tạo, ngân hàng cũng là Doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường tiền tệ, các doanh nghiệp muốn đạt kết quả kinh doanh của mình thì cần phải quan tâm, chú trọng đến yếu tố con người. Đào
tạo nguồn lao động cho những kế hoạch kinh doanh trong tương lai là công tác đầu tư có lãi.
Thứ hai: Chiến lược nhân lực của ngân hàng
Chiến lược nhân lực thể hiện qua các chỉ tiêu như. Nhu cầu nhân lực trong tương lai, nhu cầu nhân lực phòng ban trong năm, nhu cầu cho dự án, cho công việc, những yêu cầu đặt ra khi tuyển mới nhân viên…Chiến lược nhân lực còn thể hiện qua việc mục tiêu xây dựng nhân lực, ví dụ như xây dựng một đội ngũ nhân viên thẻ chuyên nghiệp, năng động trong công tác bán lẻ sản phẩm thẻ, xây dựng đội call-center 24/24, xây dựng đội ngũ giao dịch viên chuyên nghiệp, thân thiện…Kế hoạch nhân lực này đòi hỏi công tác đào tạo phải diễn ra như thế nào nhằm đáp ứng được yêu cầu công việc, yêu cầu về khả năng thích hợp với công việc của nhân viên.Mặt khác nó hướng cho nhà quản trị tới một cái đích nào đó cần phải đạt được.
Thứ ba: Các quyết định của nhà quản trị của ngân hàng
Nhà quản trị có nhiệm vụ đề ra các chính sách đường lối, phương hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Nhà quản trị ngoài trình độ chuyên môn phải có tầm nhìn xa, trông rộng để có thể đưa ra các định hướng phù hợp cho doanh nghiệp, bởi họ là phương tiện thoả mãn nhu cầu và mong muốn của nhân viên. Quyết định của họ đóng vai trò quan trọng trong việc có đào tạo hay là không đào tạo nhân lực. Nhà quản trị mà cụ thể là tổng giám đốc và chủ tịch hội đồng quản trị cần phải biết nhận xét, đánh giá và nhận định được tình hình thực tế trong tổ chức hiện tại và trong tương lai. Từ đó họ có những quyết định, kế hoạch đào tạo làm sao cho phù hợp với yêu cầu của công việc với mục đích cuối cùng là dành được kết quả cao trong kinh doanh. Quản trị nhân sự trong ngân hàng có đem lại kết quả như mong muốn hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của nhà quản trị với lợi ích chính đáng của người lao động.
Thứ tư: Nguồn kinh phí dành cho đào tạo nhân lực của ngân hàng
Ngày nay chi phí đào tạo cho nhân viên rất được ưu tiên và chiếm một khoản lớn của ngân hàng,tuy nhiên nếu người chủ ngân hàng biết tự mình đào tạo nhân sự một cách hiệu quả thì không những tiết kiệm được một khoản không
nhỏ cho ngân hàng mà còn vô cùng thuận tiện vì không người thầy nào hiểu thực trạng của ngân hàng như chính người chủ ngân hàng đó.
Kinh phí đào tạo là một yếu tố rất quan trọng đóng vai trò quyết định đối với hầu hết các chương trình đào tạo của ngân hàng. Tất cả các ngân hàng đều dành ra một lượng ngân sách nhất định cho đào tạo. Lượng kinh phí này càng lớn thì hoạt động quản trị càng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn loại hình đào tạo, lựa chọn người đào tạo… Ngược lại nếu không có kinh phí hoặc kinh phí quá ít thì sẽ không thể thực hiện được công việc, cũng như nếu có thực hiện được thì kết quả sẽ không cao và không như mong muốn.