2.3.1 Khái niệm
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực như: nhân lực, vật lực, tài lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng được đo lường một cách tổng quát thông qua tỷ lệ lợi giữa lợi nhuận với tổng tài sản và vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận phản ánh khả năng sinh lời của các ngân hàng, nó được quyết định bởi mức lãi thu được từ các khoản cho vay và đầu tư, bởi nguồn thu từ hoạt động dịch vụ, bởi quy mô, chất lượng và thành phần của các tài sản có.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh quyết định trực tiếp đến vấn đề tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng. Nếu các ngân hàng hoạt động có hiệu quả thì uy tín của ngân hàng của ngân hàng đó sẽ được tăng lên, người gửi tiền sẽ an tâm và tin tưởng, từ đó cơng tác huy động vốn của ngân hàng đó sẽ được thuận lợi và phát triển. Trên cơ sở nguồn vốn huy động tăng đó, ngân hàng mới có khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình và tạo ra lợi nhuận ngày càng cao, tích lũy được nhiều và có điều kiện nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng, tạo ra hiệu quả hoạt động ngày càng tăng cao. Chính vì vậy, các ngân hàng xem hiệu quả là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của mình. Trong kinh tế, hiệu quả là sự so sánh giữa kết quả đầu ra và nguồn lực đầu vào. Kết quả đầu ra ở đây biểu hiện bằng giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận. Còn yếu tố nguồn lực đầu vào là lao động, chi phí, tài sản và nguồn vốn.
Do vậy, đối với các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng, để đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh cần phải chú trọng đến điều kiện nội tại, phát huy năng lực hiệu quả của các yếu tố sản xuất, sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý nhằm đạt hiệu quả tối đa với chi phí tối thiểu.
2.3.2 Chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động ngân hàng
Khi đánh giá hiệu quả kinh doanh, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn đánh giá chất lượng tạo ra kết quả đó. Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế kết hợp các yếu tố đầu vào để kinh doanh nhằm tạo tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên lợi nhuận của doanh nghiệp chỉ được xem là có hiệu quả khi nó khơng ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế, đến toàn xã hội. Điều này càng đúng hơn khi đề cập đến ngành ngân hàng, với chức năng là trung gian tài chính của nền kinh tế. Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, ta thường sử dụng các nhóm chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu khả năng sinh lợi:
ROE (Return on Equity_Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu): được tính
phản ánh khả năng sinh lời của ngân hàng trên 1 đơn vị vốn chủ sở hữu (VCSH).
𝑅𝑂𝐸 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢
Đối với ngành ngân hàng, ROE:
Nhỏ hơn 10%: khả năng tạo lợi nhuận hiệu quả của ngân hàng đó kém.
Từ 10%-20%: ngân hàng hoạt động cho lợi nhuận bình thường.
Lớn hơn 20%: ngân hàng tạo ra lợi nhuận cao khi sử dụng vốn chủ sở hữu.
Nếu ROE tương đối thấp so với những ngân hàng khác thì sẽ làm giảm đi khả năng thu hút vốn mới cần thiết cho sự mở rộng và duy trì vị thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. ROE thấp có thể hạn chế tăng trưởng của ngân hàng và khi đó ngân hàng khơng có khả năng tích lũy để tăng vốn chủ sở hữu. Do đó việc duy trì tỷ lệ này ở mức hợp lý là vô cùng quan trọng đối với các ngân hàng.
ROA (Return on Asset_Lợi nhuận ròng trên Tổng tài sản): Tỷ lệ ROA được
tính bằng cách lấy lợi nhuận rịng chia cho tổng tài sản của ngân hàng. Chỉ số này phản ánh hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trên một đơn vị tài sản có. Là thước đo hiệu quả đầu tư của ngân hàng bởi vì mọi tài sản có đều là những khoản đầu tư sinh lãi ngoại trừ tiền mặt và tài sản cố định.
𝑅𝑂𝐴 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ị𝑛𝑔 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
Thường thì, vốn cổ phần (VCSH) của các ngân hàng thường chiếm khoảng từ 5 – 10% tổng tài sản của ngân hàng. So với chỉ tiêu ROA thì ROE của các ngân hàng lớn hơn rất nhiều.
Nhỏ hơn 0,5%: tạo lợi nhuận kém, thường chỉ các ngân hàng quốc doanh, các ngân hàng vay nợ nhiều trong phần nợ trên bản cân đối, hoặc trích lập dự phịng nhiều khi cho vay mới đạt mức ROA thấp như thế này.
Từ 0.5%-1%: đây là tình trạng bình thường, hầu hết các thị trường ngân hàng đều nằm ở nhóm này.
Từ 1%-2%: lợi nhuận khỏe mạnh.
Từ 2%-2,5%: lợi nhuận tốt, nhưng cần lưu ý đến những mơ hình bất thường trong hoạt động (do độc quyền ngân hàng), hoặc ngân hàng tham gia vào các nghiệp vụ cho lợi nhuận cao, đi kèm với rủi ro cao.
Lớn hơn 2,5%: bất thường, cần thận trọng và xem xét kĩ bởi các hoạt động rủi ro của ngân hàng.
Chỉ tiêu ROA giúp các nhà quản trị thấy được khả năng bao quát của ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản có. ROA cao khẳng định ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các khoản mục trên tài sản có trước những biến động của thị trường.
Thu nhập lãi cận biên (NIM): Thu nhập từ lãi biên % (NIM_Net interest margin) = (Thu nhập cho vay và đầu tư chứng khoáng - Chi trả lãi tiền gửi và nợ khác)/ tổng tài sản có sinh lời bình qn((cuối kỳ + đầu kỳ)/2). Tài sản có sinh lời là những tài sản mang lại lợi nhuận cho ngân hàng như cho vay khách hàng, các khoản đầu tư, cho vay liên NH, tiền gửi tại NHNN. Đơn giản hóa phần tử số chính là khoản; thu nhập lãi thuần trong bảng cân đối kế toán.
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên được tính bằng cách chia phần thu nhập từ lãi cho thu nhập tài sản bình quân.
𝑁𝐼𝑀 = 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑙ã𝑖 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ósinh 𝑙ã𝑖 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
= 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑣à đầ𝑢 𝑡ư 𝑐ℎứ𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑜á𝑛 − 𝐶ℎ𝑖 𝑡𝑟ả 𝑙ã𝑖 𝑡𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖 𝑣à 𝑛ợ 𝑘ℎá𝑐
Theo như đánh giá của S&P thì tỷ lệ NIM dưới 3% được xem là thấp trong khi NIM lớn hơn 5% thì được xem là q cao. NIM có xu hướng cao ở các ngân hàng bán lẻ quy mô nhỏ, các ngân hàng thẻ tín dụng và các tổ chức cho vay hơn là NIM của các ngân hàng bán buôn, các ngân hàng đa quốc gia hay các tổ chức cho vay cầm cố. Tỷ lệ NIM tăng cho thấy dấu hiệu của quản trị tốt tài sản Nợ - Có trong khi NIM có xu hướng thấp và bị thu hẹp thì cho thấy lợi nhuận ngân hàng đang bị co hẹp lại.
- Nhóm chỉ tiêu đo lường rủi ro
Thực trạng rủi ro ở các ngân hàng thương mại thường được đánh giá thông qua rủi ro tín dụng:
Tỷ lệ cho vay: Chỉ tiêu này thường được dùng để đánh giá một cách gián tiếp chất lượng tài sản của các NHTM. Chỉ tiêu này cho biết mức độ theo đó tài sản được sử dụng để cấp tín dụng cho khách hàng:
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 = 𝐷ư 𝑛ợ 𝑇𝐾 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑥 100%
Khi ngân hàng có tỷ lệ cho vay cao thì khả năng sinh lời được cải thiện. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này quá cao và gần bằng 100% thì rủi ro hoạt động của ngân hàng cũng tăng theo vì khi ấy ngân hàng hầu như khơng có tiền dự trữ cho nhu cầu rút vốn của khách hàng.
Tỷ số thanh khoản: Tỷ số này cho biết mức độ theo đó ngân hàng có thể sử dụng tài sản dự trữ để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng:
𝑇ỷ 𝑠ố 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 = 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑑ự 𝑡𝑟ữ
𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả 𝑥 100%
Tỷ lệ nợ xấu (NPL – Non performing loan ratio) : Tỷ lệ này cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay.
Tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay.
Ngược lại, tỷ lệ này thấp so với các năm trước cho thấy chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện. Hoặc cũng có thể ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu hay thay đổi các phân loại nợ.
𝑇ỷ 𝑠ố 𝑛ợ 𝑥ấ𝑢 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑥ấ𝑢
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑥 100%
Các khoản dư nợ tín dụng khách hàng của ngân hàng được phân loại từ Nhóm 1 đến Nhóm 5, tương ứng với các loại Nợ đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1 – Nợ quá hạn dưới 10 ngày), Nợ cần chú ý (Nhóm 2 – Nợ quá hạn từ 10 đến dưới 30 ngày), Nợ dưới tiêu chuẩn (Nhóm 3 – Nợ quá hạn từ 30 đến dưới 90 ngày), Nợ nghi ngờ (Nhóm 4 – Nợ quá hạn từ 90 đến dưới 180 ngày) và Nợ có khả năng mất vốn (Nhóm 5 – Nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên). Các khoản nợ phân loại từ Nhóm 3-5 được xem là nợ xấu.