Khả năng tăng trưởng của các ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 52 - 53)

3.2 Thực trạng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mạ

3.2.2.1 Khả năng tăng trưởng của các ngân hàng

Xem bảng thống kê 3.3:

Bảng 3.3: Khả năng tăng trưởng của các ngân hàng năm 2013 - 2014

Đơn vị: %

Tăng

trưởng VCB CTG BID ACB EIB NVB SHB STB MBB TCB MSB VPB Tài sản 23.03 14.71 18.59 7.81 -5.15 26.70 17.69 17.61 11.15 10.70 -2.56 34.62 Vốn điều lệ 15.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 5.86 3.00 0.00 0.00 10.01 Huy động 27.08 16.37 29.97 11.95 27.56 32.99 35.77 23.87 23.16 9.76 -3.47 29.23 Tín dụng 18.08 16.77 14.08 8.62 4.21 23.96 36.81 15.96 14.11 14.85 -13.91 49.37 Lợi nhuận thuần 9.20 -3.81 20.75 8.65 -0.95 0.75 29.56 -0.95 6.79 33.14 -27.32 29.60

Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng Xét về tăng trưởng trong quy mô: Như đã phân tích cụ thể ở trên, khả năng trưởng của các ngân hàng năm qua không mấy ấn tượng, hầu như vốn điều lệ các ngân hàng không tăng, tài sản tăng bình quân ở mức 10% đến 17%. Đáng chú ý nhất chỉ có ngân hàng Vietcombank và VPBank là có tăng về vốn điều lệ và tăng trưởng tài sản : VCB – Tài sản tăng 23,03%, vốn điều lệ tăng 15%; VPBank: tài sản tăng 34,62%, vốn điều lệ tăng 10,01%. VPBank mặc dù tăng trưởng tài sản cao như vậy nhưng xét về quy mô thì vẫn thấp hơn rất nhiều ngân hàng thương mại nhà nước, ví dụ VCB (gần 577 triệu tỷ đồng), Vietinbank (661 triệu tỷ đồng) , BIDV ( 650 triệu tỷ đồng), trong khi VPBank chỉ có 163 triệu tỷ đồng. Bên cạnh đó, cũng có ngân hàng khơng những khơng tăng mà còn giảm: Eximbank tài sản năm 2014

giảm 5.15% so với năm 2013, Maritimebank giảm 2.56%. Điều này cho thấy các ngân hàng này hoạt động không được hiệu quả trong năm qua.

Xét về tăng trưởng trong hoạt động: với những chính sách nhằm phục hồi ngành ngân hàng, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng Nhà Nước thì năm qua hầu hết tất cả các ngân hàng đều tăng trưởng huy động vốn và cho vay, khối ngân hàng nhà nước khá ổn định: VCB tăng 27,08%, BIDV tăng 29,97% vốn huy động, trong khi tín dụng tăng lần lượt là 18.08%, 14.08%, hai tỷ lệ này mức độ tăng và cách biệt khá hợp lý, riêng có Vietinbank là tốc độ tăng huy động và tín dụng là gần như bằng nhau lần lượt 16,37% và 16,77%. Kết quả này cho thấy huy động vốn của Vietinbank năm qua không được hiệu quả, huy động và tín dụng tăng trưởng gần như ngang nhau có thể là dấu hiệu trong rủi ro quản trị vốn của ngân hàng này. Cịn nhóm các ngân hàng thương mại trong năm qua đều có tăng trưởng nhưng không được đồng đều, có ngân hàng tăng trưởng rất cao về huy động vốn như SHB (35,77%), NVB (32.99%), cũng có ngân hàng khơng những khơng tăng trưởng mà cịn kém hơn năm trước như Maritimebank (MSB) giảm 3,47%. Tỷ lệ huy động vốn của nhóm ngân hàng này tuy có sự chênh lệch lớn, cịn có ngân hàng huy động vốn thấp hơn năm ngối, nhưng tỷ lệ tín dụng năm qua của các ngân hàng đều tăng, nổi trội có VPB tăng gần 50%. Việc tăng trưởng tín dụng cao có thể mang tới lợi nhuận cho các ngân hàng, nhưng cũng đặt ra cầu hỏi về hoạt động quản trị rủi ro của các ngân hàng này, liệu có đang thực sự hiệu quả?

Cùng với những tăng trưởng về quy mô cũng như hoạt động huy động và tín dụng, các ngân hàng cũng đạt thành tựu khi có mức tăng trưởng lợi nhuận thuần cao hơn năm ngối. Nhóm ngân hàng thương mại Nhà Nước nổi bật có BIDV tăng tới 20,75%, trong khi Vietinbank giảm 3.81%. Nhóm các ngân hàng thương mại có Techcombank tăng 33,14%, VPB và NVB đều tăng trên 29%, còn Eximbank (EIB) và STB (Sacombank) đều giảm khoảng 0.9%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)