4.1 Giới thiệu mơ hình nghiên cứu
4.1.1 Chỉ số Lerner
Công cụ được sử dụng để đo lường sự cạnh tranh ngân hàng có thể được chia thành cách tiếp cận IO truyền thống và phương pháp tiếp cận thực nghiệm IO mới. Các cách tiếp cận truyền thống IO đề nghị kiểm tra cơ cấu thị trường để đánh giá cạnh tranh ngân hàng dựa trên mơ hình Structure Conduc Performance (SCP). Các giả thuyết SCP cho rằng sự tập trung lớn hơn gây ra hành vi của ngân hàng ít cạnh tranh hơn và dẫn đến lợi nhuận ngân hàng cao hơn. Như vậy, cạnh tranh có thể được đo bằng các chỉ số tập trung như là thị phần của các ngân hàng lớn, hoặc đo bằng chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI là chỉ số đo lường dựa trên tổng số doanh ngiệp và phân phối quy mô của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp. Chỉ số HHI được tính bằng tổng bình phương của quy mô tương đối của mọi doanh nghiệp trong ngành).
Các tiếp cận thực nghiệm IO mới cung cấp các thử nghiệm phi cấu trúc để xử lý các vấn đề của cạnh tranh mà biện pháp tiếp cận truyền thống IO không làm được. Phương pháp đo lường phi cấu trúc này không suy ra các hành vi cạnh tranh của các ngân hàng từ một phân tích về cấu trúc thị trường, mà là đo lường hành vi ngân hàng một cách trực tiếp.
Theo phương pháp tiếp cận thực nghiệm mới IO, tơi tính tốn các chỉ số Lerner, một phương pháp đo lường riêng sự cạnh tranh cho mỗi ngân hàng vào mỗi năm. Chỉ số Lerner được phổ biến tính tốn trong các nghiên cứu gần đây về cạnh tranh ngân hàng (ví dụ như Carbo et al, 2009;. Fang, Hasan, và Marton, 2011). Chỉ
số Lerner được định nghĩa là sự khác biệt giữa giá cả và chi phí biên, được chia bởi giá. 𝑙𝑒𝑟𝑛𝑒𝑟 𝑖𝑛𝑑𝑒𝑥 = (𝑃 − 𝑀𝐶) 𝑃 Trong đó: P: Giá bán MC: Chi phí biên
Khi cạnh tranh hồn hảo tồn tại thì giá bán bằng chi phí biên, do vậy chỉ số này sẽ có giá trị bằng 0. Khi giá cả lớn hơn chi phí biên thì chỉ số Lerner sẽ lớn hơn 0 và ở trong khoảng giữa 0 và 1. Chỉ số càng gần 1 thì sự độc quyền của càng cao.
Giá cả ở đây là giá trung bình của sản phẩm ngân hàng (đại diện bởi tổng tài sản), cụ thể là tỷ lệ tổng doanh thu trên tổng tài sản, theo Carbo et al. (2009). Các chi phí biên được ước tính dựa trên cơ sở của một hàm sản xuất chuyển dạng Logarit với một đầu ra (tổng tài sản) và ba giá đầu vào (giá nhân công, giá của nguồn vốn vật chất, và giá cả của nguồn vốn vay mượn). Turk-Ariss (2010) áp dụng các đặc điểm kỹ thuật tương tự của các nguồn đầu vào khi tính tốn chỉ số Lerner cho các ngân hàng ở các nước đang phát triển. Nghiên cứu ước tính một hàm chi phí cho tất cả các thời kỳ mà nghiên cứu bao gồm các tác động cố định đến ngân hàng. Những hạn chế về tính đối xứng và tuyến tính đồng nhất trong giá đầu vào thì được áp đặt sẵn. Hàm chi phí được quy định như sau:
ln 𝑇𝐶 = 𝛼1+ 𝛼2ln 𝑦 +1 2𝛼2 (ln 𝑦) 2+ ∑ 𝛽𝑗ln 𝑤𝑗 + ∑ ∑ 𝛽𝑗𝑘ln 𝑤𝑗ln 𝑤𝑘 3 𝑗=1 3 𝑗=1 3 𝑗=1 + ∑ 𝛾𝑗 3 𝑗=1 ln y ln 𝑤𝑗 + 𝜀 Trong đó: TC: biểu thị tổng chi phí y: tổng tài sản
w1: giá của lao động (tỷ lệ chi phí từng nhân cơng trên tổng tài sản) 10 w2: giá vốn vật chất (tỉ lệ chi phí ngồi lãi khác trên tài sản cố định) w3: giá của vốn vay (tỷ lệ lãi suất trả chia cho tổng nguồn vốn).
Tổng chi phí là tổng chi phí nhân cơng, các chi phí ngồi lãi khác, và lãi phải trả.
Các chỉ số cho từng ngân hàng đã được loại trừ khỏi việc trình bày, cho mục đích giản hóa. Các hệ số ước lượng của hàm chi phí sau đó được sử dụng để tính tốn chi phí biên (MC): 𝑀𝐶 =𝑇𝐶 𝑦 (𝛼1+ 𝛼2ln 𝑦 + ∑ 𝑦𝑗 3 𝑗=1 ln 𝑤𝑗)
Khi chi phí biên đã được ước tính và đã tính tốn giá đầu ra, chúng ta có thể tính tốn chỉ số Lerner cho từng ngân hàng và có được một thước đo trực tiếp cạnh tranh của ngân hàng.