2.3.1. Cơm dừa
Nguyên liệu để sản xuất cơm dừa sấy khô là cơm dừa. Cơm dừa là thành phần có giá trị dinh dưỡng cao, chiếm 28% khối lượng quả dừa bao gồm các thành phần sau: (1) Dầu: 40 % ; (2) Nước: 43 %; (3) Chất khô không dầu: 17 %
Mức tiêu hao cơm dừa phụ thuộc vào công nghệ chế biến và loại cơm dừa khơ được sản xuất, độ chín của quả dừa; hiệu suất sử dụng nguyên liệu; mức độ hao phí nguyên liệu trong quá trình sản xuất... Tiêu thụ cơm dừa trung bình nằm trong khoảng 2,28 - 2,43 tấn/tấn sản phẩm cơm dừa sấy khô.
Định mức tiêu thụ nguyên, nhiên, vật liệu của một số nhà máy sản xuất cơm dừa của Việt nam nhƣ sau :
Bảng 2.5 : Định mức sản xuất Cơm dừa sấy khô TT Nguyên nhiên TT Nguyên nhiên liệu Đơn vị Giá trị định mức 1 Cơm dừa Tấn/Tấn sản phẩm 2,28 - 2,45 2 Nƣớc m3/Tấn sản phẩm 5,5 - 8,2 3 Điện Kwh/Tấn sản phẩm 250 - 263 4 Trấu Tấn/Tấn sản phẩm 1,0 - 1,17
Nguồn : Chương trình hợp tác phát triển VN – Đan Mạch về môi trường
2.3.2. Nƣớc
Nước được sử dụng chủ yếu ở một số công đoạn đầu trong quá trình sản xuất cơm dừa: rửa sản phẩm cơm dừa sau khi gọt vỏ lụa và bước ngâm tẩy trùng, vệ sinh nhà xưởng, các thiết bị sản xuất... Ngồi ra nước cịn được sử dụng cho các mục đích vệ sinh cá nhân của công nhân. Mức tiêu thụ nước phụ thuộc vào hệ thống thiết bị, phương thức quản lý và vận hành của mỗi nhà máy.
Hiện nay ở Việt Nam, lượng nước trung bình sử dụng cho một tấn sản phẩm là 8 m3/tấn sản phẩm. Nguyên nhân sử dụng nhiều nước chủ yếu là do ý thức công nhân về các vấn đề tiết kiệm nước là rất kém. Ngoài ra, các nhà sản xuất đa phần là các hộ sản xuất thủ công hoặc các công ty tư nhân nhỏ lẻ, chưa ý thức được giá trị nguồn nước và tác động của nước thải đến môi trường.
2.3.3. Các vấn đề môi trƣờng 2.3.3.1. Nƣớc thải 2.3.3.1. Nƣớc thải
Nƣớc thải sinh hoạt: chủ yếu phát sinh từ các hoạt động vệ sinh của công nhân viên tại nhà máy. Thành phần chủ yếu chứa các cặn bã, chất hữu cơ dễ phân hủy. Nƣớc thải dẫn về bể tự hoại với lƣợng bình quân khoảng 15m3/ngày.
Nƣớc thải sản xuất : phát sinh từ xƣởng sản xuất với lƣợng bình quân 100 m3/ngày và phụ thuộc nhiều vào các yếu tố sản xuất.
Bảng 2.6 : Tính chất nƣớc thải tại nhà máy cơm dừa sấy khô TT Chỉ tiêu ô nhiệm đặc trƣng Kết TT Chỉ tiêu ô nhiệm đặc trƣng Kết quả TCVN 5945 - 2005 Cột B 1 PH 4.34 5.5 - 9
2 Nhu cầu Oxy sinh học BOD5 (mgO2/l) 615 50
3 Nhu cầu Oxy hóa học COD (mgO2/l) 870 80
4 Tổng Nito (mg/l) 8.62 30
5 Tổng Photpho (mg/l) 4.75 6
Nguồn : Chương trình hợp tác phát triển VN – Đan Mạch về môi trường
2.3.3.2. Khí thải
Các cơ sở sản xuất cơm dừa sấy khơ thường sử dụng lị hơi đốt trấu sản xuất hơi phục vụ các nhu cầu nhiệt trong nhà máy. Vì vậy khói thải phát sinh chủ yếu là : bụi, CO, SO2, Nox.
Bảng 2.7 : Kết quả đo đạc khí thải lị hơi TT Chất chỉ thị Kết quả bình quân TT Chất chỉ thị Kết quả bình quân
1 SO2 250 ppm
2 NOx 150 ppm
3 CO 700 ppm
4 CO2 10%
Nguồn : Chương trình hợp tác phát triển VN – Đan Mạch về môi trường
2.3.3.3. Chất thải rắn
Chất thải rắn sinh ra trong một nhà máy sản xuất cơm dừa sấy khô bao gồm: Rác thải sinh hoạt: bao gồm rác thải từ các văn phòng làm việc của nhân viên như giấy vụn, giấy photo,… rác thải sinh hoạt từ khu nhà ăn.
Chất thải rắn sản xuất: phát sinh chủ yếu là lớp vỏ lụa nâu bao quanh nhân cơm dừa và những phần cơm dừa thối hỏng bị gọt bỏ, cơm dừa vụn từ các khâu chế biến; các chất thải này được thu gom, phơi khô và bán cho các cơ sở sản xuất dầu dừa.
Chất thải khác không tận dụng đƣợc và chất thải sinh hoạt đƣợc thu gom xử lý bởi công ty Môi trƣờng của Tỉnh.