Đo lường khoảng cách kỳ vọng kiểm toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa khoảng cách kỳ vọng kiểm toán và chất lượng quyết định cho vay – bằng chứng thực nghiệm từ khu vực ngân hàng tại thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 39)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Tổng quan về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán

2.1.5. Đo lường khoảng cách kỳ vọng kiểm toán

Nghiên cứu thực nghiệm đo lường sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán được nghiên cứu ở cả những nước phát triển và đang phát triển, nhìn chung ba nhân tố đã được sử dụng để đo lường khoảng cách này là nhân tố trách nhiệm của KTV; nhân tố độ tin cậy của kiểm toán và BCTC đã được kiểm tốn; nhân tố tính hữu ích của BCTC đã được kiểm toán. Kết quả của các nghiên cứu đều cho thấy rằng có sự khác biệt đáng kể trong nhận thức giữa KTV và những người sử dụng BCTC. Cụ thể như sau:

Best & cộng sự (2001), Fadzly & Ahmad (2004), Dixon & cộng sự (2006) sử dụng 3 nhân tố Trách nhiệm, Độ tin cậy, Tính hữu ích của BCTC đã được kiểm toán để đo lường AEG ở Singapore, Malaysia và Egypt. Đối tượng khảo sát gồm KTV, nhân viên ngân hàng, nhà đầu tư, nhà môi giới. Kết quả đều nhất quán với nghiên cứu của Best & cộng sự (2001), tồn tại khoảng cách kỳ vọng kiểm toán khá lớn về trách nhiệm của KTV.

Noghondari & Foong (2013) kế thừa thang đo từ các nghiên cứu của Best & cộng sự (2001), Fadzly & Ahmad (2004), Dixon & cộng sự (2006) nhưng chỉ sử dụng 2 nhân tố là Trách nhiệm và Độ tin cậy. Đối tượng khảo sát là NVTD ngân hàng. Kết quả AEG tồn tại về kỳ vọng của NVTD ngân hàng về chức năng kiểm toán và trách nhiệm của KTV.

Fazel Tamoradi, Jaber Mohamad Mosaee (2015) đo lường AEG qua 3 nhân tố Trách nhiệm, Sự bảo đảm, Lợi ích của việc ra quyết định. Đối tượng khảo sát là

KTV và những người sử dụng nói chung. Kết quả chó thấy tồn tại sự khác biệt đáng kể giữa kỳ vọng của những người sử dụng và KTV về trách nhiệm kiểm tốn, sự bảo đảm và lợi ích của việc ra quyết định.

Trong nghiên cứu của mình, tác giả kế thừa các thang đo đã được sử dụng từ các nghiên cứu trước, cụ thể là thang đo đã được sử dụng trong nghiên cứu của Best & cộng sự (2001) để đo lường khoảng cách kỳ vọng hợp lý của NVTD ngân hàng bao gồm 2 nhân tố: nhân tố trách nhiệm của KTV; nhân tố độ tin cậy của kiểm toán

và BCTC đã được kiểm toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa khoảng cách kỳ vọng kiểm toán và chất lượng quyết định cho vay – bằng chứng thực nghiệm từ khu vực ngân hàng tại thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)