Khung lý thuyết giải thích tồn tại AEG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa khoảng cách kỳ vọng kiểm toán và chất lượng quyết định cho vay – bằng chứng thực nghiệm từ khu vực ngân hàng tại thành phố hồ chí minh (Trang 41)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2. Khung lý thuyết giải thích tồn tại AEG

2.2.1. Lý thuyết vai trò

Áp dụng lý thuyết này nhằm giải thích sự tồn tại của nghề nghiệm kiểm toán và sự xuất hiện của AEG: Kiểm toán là một nghề nghiệp có vị thế nhất định trong cấu trúc xã hội. Vị thế này được gán cho mỗi KTV khi thực hiện nhiệm vụ nhằm đáp ứng vai trò là thỏa mãn một số yêu cầu nhất định từ phía cơng chúng, chẳng hạn: tăng cường mức độ tin cậy, hữu ích của thơng tin trình bày trên BCKT. Trái lại, nếu KTV không hồn thành vai trị được xã hội kỳ vọng dẫn tới vị thế của họ trong cấu trúc xã hội sẽ sụt giảm. Vai trò của KTV phụ thuộc vào mối tương quan về kỳ vọng hợp lý giữa những nhóm có lợi ích khác nhau trong xã hội. Mặt khác, kỳ vọng hợp lý thường thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào nhu cầu xã hội. Do vậy, KTV thường được xếp đặt cùng một lúc với nhiều vai trò và đáp ứng một cách hợp lý nhiều kỳ vọng khác nhau giúp giải thích sự tồn tại của nghề nghiệp kiểm tốn nhưng cũng chính những khác biệt về nhu cầu và lợi ích giữa những đối tượng sử dụng BCKT và khả năng đáp ứng của KTV đã cấu thành AEG liên quan đến vai trị kiểm tốn và trách nhiệm của KTV.

2.2.2. Lý thuyết ủy nhiệm

Lý thuyết ủy nhiệm có nguồn gốc từ lý thuyết kinh tế được phát triển bởi Alchial & Demsetz năm 1972 và được Jensen & Meckling phát triển thêm vào năm 1976. Lý thuyết ủy nhiệm được sử dụng để tìm hiểu mối quan hệ giữa hai bên (i) bên ủy nhiệm (cổ đông, nhà đầu tư, người cho vay, …), (ii) bên thừa hành (NQL, KTV) và giải thích tại sao, các bên lại có nhận thức, đánh giá và kỳ vọng khác nhau liên quan đến trách nhiệm kiểm toán của KTV. Trong đó, khái niệm chi phí ủy nhiệm được sử dụng để biện minh cho những luận điểm bảo vệ hoặc chống đối việc bổ sung thêm các trách nhiệm kiểm toán cho KTV.

2.2.3. Lý thuyết hồi ứng của người đọc

Theo lý thuyết hồi ứng của người đọc, các đọc giả của một tin nhắn hay thơng tin nào đó sẽ khơng hồn tồn thụ động tiếp nhận mà sẽ chủ động giải thích chúng dựa trên kiến thức và động cơ riêng của mình. Vì vậy, khơng có cùng một cách hiểu giữa những người đọc khác nhau cho cùng một văn bản (Elliot & Elliot, 2005). Lý thuyết này được sử dụng làm cơ sở cho việc nghiên cứu sự khác biệc về nhận thức của các nhóm khác nhau về vai trị, trách nhiệm của KTV cũng như mức độ tin cậy và hữu ích của BCKT. Thứ nhất, BCKT sử dụng các thuật ngữ mơ hồ nên dễ dẫn đến sự hiểu nhầm, bỏ sót hay bị lái theo cách hiểu của người viết báo cáo. Thứ hai, bản thân người đọc thông qua hiểu biết của mình về những trường hợp BCKT không đúng qua những vụ tai tiếng như Enron, Word Com sẽ tự mình có cách giải thích riêng. Như vậy, mức độ hiểu biết cùng với những vụ tai tiếng có tác động đến ý kiến đánh giá về kết quả cơng việc của các KTV, đóng góp sự tồn tại AEG.

2.2.4. Lý thuyết niềm tin tín thác (Theory of Inspired Confidence)

Lý thuyết niềm tin tín thác lập luận rằng chức năng chính của KTV trong xã hội xuất phát từ nhu cầu của chuyên gia và ý kiến độc lập dựa trên công việc của KTV. Chức năng này bắt nguồn từ niềm tin mà xã hội đặt vào tính hiệu quả của cuộc kiểm tốn. Do đó, niềm tin này là điều kiện cho sự tồn tại của chức năng kiểm toán. Lý thuyết cũng đưa ra hai trường hợp niềm tin khơng đạt được, có thể là do xã hội kỳ vọng quá mức, hoặc do KTV thiếu thực hiện. Lý thuyết này được sử dụng để giải thích cơ sở cho việc nghiên cứu các quan điểm của các nhóm đối tượng có lợi ích liên quan trong việc lựa chọn đâu là trách nhiệm kiểm tốn mà KTV có thể thực hiện một cách hợp lý.

Tất cả những lý thuyết trình bày trên mô tả sự mong đợi của các bên liên quan đến KTV. Mặc dù những kỳ vọng này dường như là khá tự nhiên, tuy nhiên, do sự đa dạng của các quan điểm nhận thức khác nhau về chức năng kiểm toán,

khoảng cách kỳ vọng đã tồn tại, đó chính là những gì cơng chúng kỳ vọng KTV phải làm gì và những gì mà KTV có thể và nên làm.

2.3. Chất lƣợng quyết định cho vay

2.3.1. Tổng quan về chất lượng quyết định cho vay

Nhân viên tín dụng ngân hàng khi xem xét các đơn xin vay của khách hàng doanh nghiệp, BCTC đã được kiểm tốn cũng là một trong những thành phần khơng thể thiếu, đảm bảo tính khách quan từ ý kiến của KTV, ngoài ra NVTD cũng sẽ căn cứ vào BCTC để tính tốn các chỉ tiêu tài chính cần thiết xem xét về khả năng thanh toán của khách hàng. Do đó khi thực hiện quyết định cho vay (hay cịn gọi là quyết định tín dụng) sự kỳ vọng của NVTD vào ý kiến của KTV và BCTC đã được kiểm toán cũng sẽ ảnh hưởng đến việc ra quyết định của mình. Trong luận văn của mình tác giả đồng nhất quan điểm rằng chất lượng quyết định cho vay (tín dụng) cũng gần với khái niệm chất lượng cho vay (tín dụng).

Tín dụng là khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người

vay. Trong quan hệ này, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng

tiền hoặc hàng hoá cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định. Người đi vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng hoá đã vay khi đến hạn trả nợ có kèm hoặc khơng kèm theo một khoản lãi.

Có thể diễn giải khái niệm này một cách đơn giản hơn như sau: Dựa vào nghĩa của hai từ “tín” và “dụng” trong cụm từ ta thấy rằng tín là chữ tín, dụng hiểu nơm na là sử dụng, ghép hai từ lại ta có một khái niệm dễ hiểu tín dụng là việc sử dụng vốn, tài sản của người khác bằng uy tín, tín nhiệm của người sử dụng.

Các nhà kinh tế nói đến chất lượng bằng nhiều cách: Chất lượng là “Sự phù hợp với mục đích và sự sử dụng”, hay chất lượng là “năng lực của một sản phẩm hoặc một dịch vụ nhằm thoả mãn những nhu cầu của người sử dụng”.

Trong nền kinh tế cạnh tranh, chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn đối với mỗi một DN. Chất lượng của một sản phẩm hay một dịch vụ đều được biểu hiện

ở mức độ thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng và lợi ích về mặt tài chính cho người cung cấp. Theo cách đó, trong kinh doanh tín dụng ngân hàng, chất lượng tín dụng được thể hiện ở sự thoả mãn nhu cầu vay vốn của khách hàng, phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đồng thời đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Chất lượng tín dụng được đánh giá trên 3 góc độ: ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế.

 Đối với ngân hàng: chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp khả năng thực lực của bản thân ngân hàng và đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường với ngun tắc hồn trả đúng hạn và có lãi.

 Đối với khách hàng: phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng với mức lãi suất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục vay đơn giản, thuận lợi, thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn bảo đảm nguyên tắc tín dụng.

 Đối với nền kinh tế: chất lượng tín dụng được đánh giá qua mức phục vụ sản xuất và lưu thơng hàng hố, góp phần giải quyết cơng ăn việc làm, khai thác các khả năng trong nền kinh tế, thúc đẩy qua trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế, hoà nhập với cộng đồng quốc tế.

Trong phạm trù đơn giản Chất lượng tín dụng được dùng để phản ánh mức độ rủi ro trong bảng tổng hợp cho vay của một Tổ chức tín dụng (hay cịn gọi là Chất lượng cho vay)

2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng quyết định cho vay

Chất lượng cho vay là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh độ thích nghi của ngân hàng với sự thay đổi của mơi trường bên ngồi, thể hiện sức mạnh của ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Có nhiều chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, thơng thường chỉ tiêu định lượng thường dùng là:

Hệ số sử dụng vốn = Huy động

x 100% Huy động vốn

Đây là chỉ tiêu hiệu quả phản ánh chất lượng tín dụng, cho phép đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động tín dụng của một ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thì càng chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn huy động được.

Chỉ tiêu dƣ nợ:

Chỉ tiêu dƣ nợ = Dƣ nợ ngắn, trung, dài hạn

x 100% Tổng dƣ nợ

Đây là một chỉ tiêu định lượng, xác định cơ cấu tín dụng trong trường hợp dư nợ được phân theo thời hạn cho vay (ngắn, trung, dài hạn). Chỉ tiêu này còn cho thấy biến động của tỷ trọng giữa các loại dư nợ tín dụng của một ngân hàng qua các thời kỳ khác nhau. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ phát triển của nghiệp vụ tín dụng càng lớn, mối quan hệ với khách hàng càng có uy tín.

Chỉ tiêu nợ q hạn

Chỉ tiêu nợ quá hạn = Nợ quá hạn x 100% Tổng dƣ nợ

Chỉ tiêu nợ quá hạn là một chỉ số quan trọng để đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng. Các ngân hàng có chỉ số này thấp đã chứng minh được chất lượng tín dụng cao của mình và ngược lại.

Thơng thường thì tỷ lệ nợ quá hạn tốt nhất là ở mức <= 5%. Tuy nhiên, chỉ tiêu này đơi khi cũng chưa phản ánh hết chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Bởi vì bên cạnh những ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý do đã thực hiện tốt các khâu trong qui trình tín dụng, cịn có những ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn thấp thông qua việc cho vay đảo nợ, không chuyển nợ quá hạn theo đúng qui định,…

Vịng quay vốn tín dụng trong năm =

Doanh số thu nợ trong năm Dƣ nợ bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn của ngân hàng được sử dụng cho vay mất lần trong một năm. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Lãi treo: là khoản lãi tính trên nợ quá hạn mà ngân hàng chưa thu được và

như vậy chỉ số này càng thấp càng tốt.

Ngoài việc sử dụng các chỉ tiêu định lượng trên, hiện nay nhiều ngân hàng cũng đã sử dụng các chỉ tiêu định tính để đánh giá chất lượng tín dụng như việc tuân thủ các quy chế, chế độ thể lệ tín dụng, lập hồ sơ cho vay, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, …

Noghondari và Foong (2013) đã đo lường chất lượng quyết định tín dụng của bốn ngân hàng thương mại lớn ở Malaysia thông qua phần trăm (%) nợ quá hạn trong danh mục khách hàng cho vay của NVTD, nợ quá hạn này được phân loại thành 4 nhóm: nợ xấu (bad loan), nợ nghi ngờ (doubtful loan), nợ dưới tiêu chuẩn (substandard loan), nợ đề cập đặc biệt (special mentioned loan).

Tác giả kế thừa thang đo này nhưng có một số điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam. Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước quy định việc phân loại nợ theo Khoản 1, Điều 10, Thông tư số 02/2013/TT- NHNN thành 5 nhóm:

- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn hoặc quá hạn dưới 10 ngày

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày

- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày - Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày - Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Nợ quá hạn trên 360 ngày

Ngồi ra cũng căn cứ vào Thơng tư 09/2014/TT-NHNN về bổ sung, sửa đổi một số điều Thông tư 02 nhưng về cơ bản vẫn phân thành 5 nhóm trên.

2.4. Khoảng cách kỳ vọng kiểm tốn và chất lƣợng quyết định cho vay

BCTC thường được sử dụng bởi NVTD ngân hàng để xác định điều khoản và điều kiện cho những khoản vay (Bamber và Stratton, 1997; Blackwell và cộng sự, 1998). Theo quan điểm này, tồn tại AEG có thể tác động đến chất lượng trong đánh giá các khoản vay.

Dựa trên lý thuyết xử lý thông tin của con người, Libby (1979) đã thiết lập khung lý thuyết, giải thích cách mà BCKT có thể tác động đến việc ra quyết định. Theo Libby, tác động của BCKT đến quyết định của người sử dụng được thực hiện thông qua ba liên kết: liên kết 1 cảm nhận của người sử dụng về độ chính xác qua ý định thông điệp của KTV; liên kết 2 tác động của việc nhận thức thông điệp đến quyết định của người sử dụng; liên kết 3 ảnh hưởng đến kết quả quyết định.

Nguồn: Libby (1979, p.100)

Hình 2.2: Tác động của BCKT đến việc thực hiện quyết định

KTV trình bày ý kiến của mình về sự "trung thực và công bằng" của các BCTC trong BCKT. Người sử dụng BCTC đã được kiểm toán chẳng hạn như các

Thơng điệp dự định của kiểm tốn viên (Auditor

Intended Message)

Liên kết 2

Liên kết 3 Liên kết 1

Phản ứng của người sử dụng với thông điệp (User’s reaction to the message)

Kết quả của quyết định (Decision outcome payoff) Nhận thức của người sử dụng

về thông điệp dự định của KTV (User’s perception of auditor’s intended message)

NVTD sẽ hiểu thông điệp trong BCKT dựa trên nhận thức của họ về vai trò của chức năng kiểm tốn và theo đó, sẽ quyết định mức độ mà thơng tin tài chính đã được kiểm tốn có thể dựa vào đó để ra quyết định. Nếu KTV và người sử dụng có nhận thức khác nhau về vai trị của chức năng kiểm tốn, thơng điệp trình bày trong báo cáo của KTV sẽ bị hiểu sai. Bất kỳ sự phụ thuộc q mức vào các thơng tin báo cáo tài chính để ra quyết định do quá kỳ vọng về vai trị của chức năng kiểm tốn có thể dẫn người sử dụng thực hiện một quyết định hoàn tồn trái ngược với thơng điệp dự định của KTV.

NVTD ngân hàng dựa vào BCTC đã được kiểm toán để đánh giá rủi ro liên quan của mỗi đơn cho vay, và BCKT kèm theo đóng một vai trị quan trọng ảnh hưởng đến độ tin cậy của thông tin được công bố trên BCTC, NVTD dựa vào mức độ tin cậy này để quyết định đánh giá khoản vay. Mức độ NVTD ngân hàng tin cậy vào BCTC đã được kiểm toán trong việc ra quyết định, lần lượt, dự kiến sẽ tác động đến kết quả quyết định.

Kiến thức và kinh nghiệm ảnh hưởng đến nhận thức về vai trò của chức năng kiểm tốn và cách hiểu thơng điệp trên BCKT, lần lượt, ảnh hưởng đến phán xét về độ tin cậy của thơng tin tài chính đã được kiểm toán cho việc ra quyết định. Nếu việc nhận thức trách nhiệm của KTV là cao hơn so với quy định trong tiêu chuẩn nghề nghiệp, chẳng hạn như NVTD ngân hàng nhận thức KTV chịu trách nhiệm tuyệt đối, đảm bảo về độ chính xác của thông tin BCTC, NVTD sẽ kỳ vọng quá mức vào các thông tin tài chính đã được kiểm tốn trong việc đưa ra quyết định đánh giá khoản vay. Sự khác biệt giữa nhận thức của NVTD về trách nhiệm của KTV và độ tin cậy của các thông tin được kiểm toán được sử dụng để đo lường khoảng cách kỳ vọng hợp lý. Sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng này sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng của các quyết định cho vay nhân viên ngân hàng.

Từ kết quả tổng kết lý thuyết các nghiên cứu trước, tác giả đề xuất mơ hình nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa khoảng cách kỳ vọng kiểm toán và chất lượng quyết định cho vay – bằng chứng thực nghiệm từ khu vực ngân hàng tại thành phố hồ chí minh (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)