.1 Một số chỉ tiêu của Vietinbank đạt được từ 2011 đến 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp biên hòa (Trang 38 - 42)

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015

Tổng tài sản 460.620 503.530 576.386 661.132 779.483 Tổng dư nợ cho vay 293.434 405.744 460.079 542.685 676.688 Tổng nguồn vốn huy

động 420.212 460.082 511.670 595.094 711.785

Vốn chủ sở hữu 28.491 33.625 54.075 55.013 56.110

Trong đó: Vốn điều lệ 20.230 26.218 37.234 37.234 37.234 Lợi nhuận trước thuế 8.392 8.168 7.751 7.302 7.345 Lợi nhuận sau thuế 6.259 6.169 5.808 5.727 5.698

ROA 2,03% 1,70% 1,4% 1,2% 1,02%

ROE 26,74% 19,90% 13,7% 10,5% 10,3%

Tỷ lệ nợ xấu 0,75% 1,46% 0,82% 0,9% 0,73%

Tỷ lệ an toàn vốn 10,57% 10,33% 13,17% 10,4% 10,58%

Tỷ lệ chi trả cổ tức 20% 16% 10% 10% -

[Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank năm 2011-2012-2013-2014- 2015] Năm 2015, nền kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi so với các năm trước, với việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp của chính phủ và NHNN, kinh tế vĩ mơ được ổn định, mặt bằng lãi suất được giữ ở mức thấp, lạm phát tăng thấp kỷ lục 0,5%, tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 6,68%, tuy nhiên, tổng cầu và sức mua của nền kinh tế cịn yếu, nhiều doanh nghiệp vẫn đang trong tình trạng khó khăn, nợ xấu của hệ thống ngân hàng cịn ở mức cao. Trong bối cảnh đó, tồn hệ thống Vietinbank vẫn tiếp tục triển khai các giải pháp kinh doanh và xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển ổn định trong tương lai.

Hoạt động kinh doanh trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức, nhưng với định hướng đúng đắn và giải pháp kinh doanh phù hợp, Vietinbank vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định, vững chắc, an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh: Năm 2015, tổng tài sản của Vietinbank đạt 779.483 tỷ đồng, tăng 17,9% so với năm

so với năm 2014 (đạt 110,4% kế hoạch). Lợi nhuận trước thuế đạt 7.345 tỷ đồng, tăng 0,6% so với năm 2014 (đạt 100,6% so với kế hoạch).

Tình hình nợ xấu năm 2015, Vietinbank tiếp tục thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, phân tán rủi ro, đa dạng hoá các danh mục đầu tư tín dụng, quy định các giới hạn phê duyệt cấp tín dụng nhằm phát triển sớm và ngăn chặn RRTD, giảm thiểu nợ xấu. Do đó tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng thực tế đến cuối năm 2015 là 0,73% giảm 1,7% so với năm 2014, và thấp hơn nhiều so với các NHTM khác và so với tồn ngành.

Tóm lại, trong 5 năm (giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015) quy mô hoạt động kinh doanh của Vietinbank tăng trưởng vượt bậc. Tổng tài sản của Vietinbank tính đến cuối năm 2015 tăng 69% so với năm 2011. Nguồn huy động và cho vay đều có sự tăng trưởng mạnh mẽ đi đôi với việc quản lý chất lượng hoạt động tín dụng nên hiện Vietinbank là một trong các TCTD có quy mơ lớn, hoạt động hiệu quả nhất trong hệ thống các NHTM ở Việt Nam.

Đơi nét về phương thức xử lý tín dụng tập trung tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (mơ hình mới)

Mức kiểm sốt thẩm định được xây dựng cho 2 đối tượng khách hàng: Khách hàng bán lẻ và Khách hàng tổ chức theo hai trường hợp: (i) thông thường; (ii) có bảo đảm đầy đủ bằng tài sản thanh khoản cao (TS TKC).

Chi nhánh được chủ động xem xét, quyết định cấp giới hạn tín dụng, khoản tín dụng trong mức kiểm sốt tín dụng của chi nhánh trên cơ sở đáp ứng quy định hiện hành. Trường hợp khơng đáp ứng quy định, Chi nhánh trình Trụ sở chính theo phân cấp thẩm quyền của TSC.

Trên cơ sở đánh giá, phân loại chi nhánh trong từng thời kỳ, đánh giá về trình độ, kinh nghiệm, năng lực quản lý và người đứng đầu, Ban lãnh đạo Vietinbank giao mức kiểm sốt tín dụng tương ứng cho Giám đốc chi nhánh và Trưởng/Phó phụ trách Phịng phê duyệt tín dụng (thuộc TSC).

3.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh KCN Biên Hịa

3.1.2.1 Q trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam - Chi nhánh KCN Biên Hòa

Vietinbank - Chi nhánh KCN Biên Hòa, tiền thân là Ngân hàng Nhà nước KCN Biên Hòa trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Đồng Nai được thành lập vào đầu năm 1984 theo Quyết định của tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chính thức khai trương đi vào hoạt động kể từ ngày 01/08/1984.

Từ ngày 01/07/1988 được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Cơng thương KCN Biên Hịa, là chi nhánh cấp II trực thuộc Ngân hàng Công thương Đồng Nai theo Quyết định số 33/NHCT-QĐ ngày 23/06/1988 của tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Từ 01/05/1995 Chi nhánh chuyển lên chi nhánh cấp I, trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam theo Quyết định số 108/NHCT-QĐ ngày 20/04/1995 của tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Sau hơn 25 năm hoạt động với nhiều thăng trầm, chi nhánh vẫn cùng với Vietinbank phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng. Luôn phấn đấu đạt các chỉ tiêu do Vietinbank đề ra, có uy tín trên thị trường và liên tục trong các năm qua là đơn vị vững mạnh trong các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam.

3.1.2.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự

Tính đến 31/12/2015, tổng số lao động của chi nhánh là 99 người trong đó ban giám đốc gồm 5 người, 6 phòng nghiệp vụ và 5 phịng giao dịch.

Về cơ cấu theo trình độ chun mơn nghiệp vụ: tiến sĩ chiếm 1%, thạc sĩ chiếm 10%; đại học 79%; cao đẳng 1% và trung cấp là 4% (chủ yếu bộ phận văn thư và ngân quỹ) và 5% không qua đào tạo (chủ yếu là lực lượng bảo vệ và lái xe).

Về trình độ ngoại ngữ: đại học chiếm 5%, chứng chỉ C: 17%, chứng chỉ B: 63%, cịn lại 15% khơng có chứng chỉ ngoại ngữ.

Về cơ cấu theo độ tuổi lao động: Dưới 30 chiếm 25%; từ 30- 45 tuổi chiếm 60%; trên 45 tuổi chiếm 15%.

Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Vietinbank – Chi nhánh KCN Biên Hòa

[Nguồn: Tác giả tổng hợp tại Vietinbank - Chi nhánh KCN Biên Hòa] Chức năng của các phịng ban có liên quan đến hoạt động quản trị RRTD tại chi nhánh:

Ban giám đốc: Là những người có nhiệm vụ điều hành quản lý các hoạt động của ngân hàng, chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, đánh giá các nhân viên cấp dưới thực hiện tốt từng nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó ban giám đốc cũng chính là người có trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho trụ sở chính.

Phịng khách hàng doanh nghiệp, phòng bán lẻ và các phòng giao dịch: là các phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp (phòng khách hàng doanh nghiệp) và khách hàng cá nhân (phòng bán lẻ, phịng giao dịch) để tìm kiếm khách hàng, khai thác nguồn vốn, thực hiện các nghiệp vụ liên quan

đến tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ, hướng dẫn hiện hành. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Phụ trách thẩm định hồ sơ vay vốn và cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho trụ sở chính để tái thẩm định theo quy định của Vietinbank.

Phòng tổng hợp: chịu trách nhiệm tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh của chi nhánh, tham mưu cho giám đốc các kế hoạch kinh doanh dự kiến, thực hiện các báo cáo hoạt động định kỳ, đột xuất của chi nhánh. Phụ trách tổ xử lý nợ có vấn đề: chịu trách nhiệm về quản lý và phối hợp với các phòng khách hàng xử lý các khoản nợ có vấn đề (bao gồm các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu và nợ đã được xử lý rủi ro).

3.1.3 Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh KCN Biên Hịa

3.1.3.1 Hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp biên hòa (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)