.11 Bảng tổng hợp tài sản bảo đảm giai đoạn năm 2011-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp biên hòa (Trang 58)

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015 +/- so với 31/12/2014 Giá trị Tỷ lệ Tổng dư nợ 1.775 2.200 2.524 3.142 4.172 1.030 25% - Có tài sản đảm bảo 1.562 1.483 1.868 2.179 2.468 289 13%

- Khơng có tài sản đảm bảo 213 717 656 963 1.704 741 77%

- Tỷ trọng có đảm bảo 88% 67% 74% 69% 59% -10% -15%

- Tỷ trọng khơng có đảm bảo 12% 33% 26% 31% 41% 10% 33% [Nguồn: Báo cáo của Chi nhánh KCN Biên Hòa năm 2011-2012-2013-2014- 2015]

Số liệu cho thấy dư nợ khơng có tài sản bảo đảm của chi nhánh tăng dần qua các năm từ 2011 đến 2015. Mặc dù chi nhánh cấp tín dụng khơng có tài sản bảo đảm đối với các cơng ty có tài chính lành mạnh, uy tín trong quan hệ tín dụng, tuy nhiên việc gia tăng dư nợ khơng có tài sản cũng làm gia tăng RRTD cho chi nhánh.

 Môi trường quản trị RRTD

Chi nhánh thực hiện theo chỉ đạo của HĐQT thơng qua chiến lược phát triển tín dụng, chính sách tín dụng, chi nhánh thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh mà TSC giao cho hằng năm trên cơ sở phù hợp với mức độ rủi ro mà chi nhánh có thể chấp nhận được.

Kiểm tra và phát hiện dấu hiệu rủi ro là nhiệm vụ của từng cán bộ ngân hàng tham gia vào q trình cấp tín dụng. Bởi, CBTD là người đầu tiên và trực tiếp làm việc với khách hàng, thu thập thông tin, kiểm tra sử dụng vốn vay. Để hạn chế bớt rủi ro, chi nhánh đã làm đúng theo chủ trương, chính sách và quy định cấp tín dụng của Vietinbank, phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng cá nhân, phòng ban tham gia vào tiến trình cấp tín dụng.

 Sự phù hợp của q trình theo dõi, đo lường và quản lý rủi ro tín dụng

Hiện nay, Vietinbank đã xây dựng hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Thực hiện xếp hạng tín dụng khách hàng nhằm lượng hóa mức độ rủi ro của từng khách hàng, nhóm khách hàng từ đó xác định giới hạn tín dụng nhằm quản lý tổng mức RRTD. Hạng tín dụng khách hàng có 10 hạng: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D, không cho vay đối với những khách hàng có hạng CCC trở xuống. Cơ cấu điểm, mức điểm, kỹ thuật, quy trình chấm điểm được cải tiền liên tục để phù hợp với tình hình thực tế.

Bên cạnh đó Vietinbank đã có hệ thống cảnh báo rủi ro sớm, từ đó đã cảnh báo sớm các khoản nợ có vấn đề nhằm có biện pháp ứng xử tín dụng kịp thời.

 Hiệu quả của mơi trường kiểm sốt

Cơng tác kiểm tra kiểm sốt hoạt động cho vay của chi nhánh do phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ (trực thuộc trụ sở chính) thực hiện độc lập, hồn tồn khơng chịu sự chi phối của chi nhánh nên hoạt động một cách khách quan, thực hiện các nhiệm vụ như: đánh giá mức độ rủi ro của danh mục tín dụng và quy trình quản trị rủi ro từ góc độ kinh doanh của từng phịng ban nghiệp vụ; tra sốt các khoản cấp tín dụng; thường xuyên kiểm tra và đánh giá việc nghiêm túc chấp hành pháp luật, các quy định của NHNN; các quy định và chính sách của Vietinbank trong lĩnh vực tín dụng nhằm kịp thời phát hiện những vi phạm, sai lệch và khuyết điểm trong hoạt động tín dụng, từ đó đề xuất các biện pháp chấn chỉnh sửa chữa, khắc phục hiệu quả. Định kỳ hoặc đột xuất, tiến hành các cuộc kiểm tra toàn diện về hoạt động tín dụng của chi nhánh; đề ra các biện pháp phòng ngừa tránh vi phạm mới phát sinh; đưa ra các kiến nghị cải thiện các chính sách, quy định, và thủ tục lên các phòng

ban nghiệp vụ nghiên cứu và thực hiện; báo cáo kịp thời với tổng giám đốc, HĐQT và ban kiểm soát theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu; làm đầu mối tiếp xúc và phối hợp làm việc với thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các ngành, các cấp và thanh tra NHNN.

3.2 Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam - Chi nhánh KCN Biên Hòa thương Việt Nam - Chi nhánh KCN Biên Hòa

3.2.1 Những thành cơng trong quản trị rủi ro tín dụng

 Một là: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng bền vững

Ngay từ những ngày đầu thành lập, chi nhánh đã đặt ra nhiệm vụ là phát triển mảng cho vay theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Nhiều biện pháp và chiến lược phát triển được chỉ đạo nghiêm ngặt từ ban giám đốc đến các phòng nghiệp vụ.

Việc xây dựng chỉ tiêu tín dụng dựa trên tình hình thực tế mỗi phòng nghiệp vụ và việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thường xuyên của ban giám đốc đã giúp cho chi nhánh có định hướng và mục tiêu phát triển trong hoạt động. Các chỉ tiêu dư nợ, lợi nhuận từ cơng tác tín dụng được kiểm tra giám sát thường xuyên đã tạo động lực thúc đẩy các bộ phận cũng như toàn chi nhánh phấn đấu đạt được các mục tiêu đề ra và hoàn thành các chỉ tiêu do trụ sở chính giao.

Chi nhánh đã triển khai quy trình tín dụng theo hình thức ngân hàng đa năng, bán chéo sản phẩm, hướng khách hàng tới việc sử dụng nhiều dịch vụ khác của ngân hàng. Điều này giúp cho cơng tác tín dụng giảm thiểu được rủi ro và phát triển một cách tồn diện, thu được lợi ích cao nhất từ một khách hàng.

 Hai là: Có sự tích cực xử lý nợ quá hạn và nợ có dấu hiệu rủi ro

Việc xử lý nợ quá hạn, nợ có dấu hiệu rủi ro được ban giám đốc chi nhánh rất quan tâm và có những phương sách rất cương quyết để giải quyết triệt đề vấn đề này. Cụ thể như sau:

Định kỳ, phịng tổng hợp có những báo cáo cụ thể đối với từng khoản nợ quá hạn lên ban giám đốc để cùng phối hợp tìm phương hướng xử lý hiệu quả nhất.

Chi nhánh đã phối hợp chặt chẽ với Phòng pháp chế của Trụ sở chính để có những bước thu hồi nợ vay theo đúng quy định của pháp luật và Vietinbank.

Ban giám đốc chi nhánh có những đơn đốc, nhắc nhở đến từng nhân viên, từng phòng nghiệp vụ trong việc phát triển dư nợ và theo dõi thu hồi nợ vay.

 Ba là: Thực hiện việc đánh giá lại TSBĐ thường xuyên và liên tục

TSBĐ là một trong những điều kiện quan trọng khi xét cấp tín dụng cho khách hàng. Do đó, kết quả thẩm định TSBĐ có ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Việc định giá TSBĐ thường xuyên (theo quy định hiện nay là tối thiểu là 12 tháng/lần hoặc đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu giảm sút giá trị) giúp cho chi nhánh nắm bắt tình hình thực tế về chất lượng và giá trị thị trường của TSBĐ, từ đó điều chỉnh hạn mức cho vay phù hợp với giá trị thực tế của TSBĐ, đồng thời đảm bảo khả năng thu nợ từ TSBĐ của ngân hàng khi xảy ra rủi ro.

 Bốn là: Giáo dục trình độ chun mơn, đạo đức nghề nghiệp đối với nhân

viên

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp được ban giám đốc chi nhánh đặc biệt quan tâm, đội ngũ cán bộ nghiệp vụ luôn được đào tạo về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng được yêu cầu của một cán bộ tín dụng đầy đủ bản lĩnh, trình độ và nhân cách.

 Năm là: Phát triển khách hàng mục tiêu theo định hướng tín dụng

Định hướng tín dụng của chi nhánh trong thời gian qua là hướng tới đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng doanh nghiệp FDI và khách hàng cá nhân. Chi nhánh cung cấp các sản phẩm dịch vụ trọn gói đến khách hàng, bao gồm tiền gửi, tiền vay, ngân hàng điện tử và dịch vụ khác. Điều này sẽ làm gia tăng lợi ích cho ngân hàng từ một khách hàng.

Việc hướng tới các mục tiêu khách hàng nói trên khơng nằm ngồi ngun tắc hoạt động an toàn và hiệu quả.

3.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân trong quản trị rủi ro tín dụng

 Thứ nhất: Bất cập trong việc cấp giới hạn tín dụng cho khách hàng

Khi chuyển qua mơ hình tín dụng mới, sau khi chi nhánh thẩm định khách hàng xong (trường hợp cấp tín dụng vượt thẩm quyền), chi nhánh chuyển tồn bộ hồ sơ thẩm định lên Phịng phê duyệt tín dụng (thuộc trụ sở chính), tại đây chuyên viên

trụ sở chính sẽ tái thẩm định hồ sơ cấp tín dụng. Như vậy, chi nhánh chỉ được đề xuất cấp giới hạn tín dụng, cịn quyết định thơng qua GHTD cho khách hàng là do Phịng phê duyệt tín dụng quyết định. Điều này giúp đảm bảo tính khách quan trong khâu thẩm định, phù hợp với thông lệ quốc tế. Thực tế, trong thời gian qua, chi nhánh mất một số khách hàng tiềm năng do không chủ động được trong việc trả lời với khách hàng có cho vay được hay khơng và thời gian thẩm định quá lâu.

Ngun nhân chính: Phịng phê duyệt tín dụng phụ trách thẩm định toàn bộ hồ sơ của tất các chi nhánh Vietinbank, có thể thấy khối lượng cơng việc rất lớn nên yêu cầu giải quyết nhanh chóng, kịp thời hồ sơ cho chi nhánh là khó thực hiện, thậm chí cán bộ tái thẩm định khơng có thời gian đi khảo sát thực tế khách hàng mà chỉ làm việc thông qua hồ sơ chi nhánh cung cấp. Do vậy, xuất hiện tâm lý e ngại, không tin tưởng vào thông tin của chi nhánh, sợ trách nhiệm nên khâu thẩm định độc lập hiện nay vẫn mang nặng tính hình thức, giấy tờ, gây mất rất nhiều thời gian hơn là hiệu quả mang lại.

 Thứ hai: Tận dụng mọi biện pháp để sử dụng mức ủy quyền phán quyết

tín dụng

Thực tế, chi nhánh có thể chia nhỏ khoản tín dụng, nâng điểm xếp hạng tín dụng của khách hàng để nằm trong quyền phán quyết của mình. Như vậy, một yếu tố quan trọng để giảm RRTD là thẩm định độc lập đã bị bỏ qua.

Nguyên nhân chính: Chính vì những khó khăn trong việc trình hồ sơ vay vốn cho Phịng phê duyệt tín dụng nên chi nhánh tìm mọi cách để dụng tối đa mức ủy quyền phán quyết.

 Thứ ba: Cơng tác chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng chưa khách

quan

Theo quy định, khi thực hiện xác định giới hạn tín dụng cho khách hàng, trước hết phải thực hiện chấm điểm tín dụng. Điểm tín dụng khách hàng gồm 02 phần: phần định lượng dựa vào báo cáo tài chính của khách hàng và phần định tính do CBTD thực hiện dựa trên các tiêu chí phi tài chính của khách hàng. Điều này dẫn đến việc CBTD nâng điểm phi tài chính lên cao để có thể cho vay được hoặc để

thuộc mức phán quyết của chi nhánh. Điều này dẫn đến rủi ro là không đánh giá đúng mức độ rủi ro thực của khách hàng.

Nguyên nhân chính: Khi khách hàng được xếp hạng tín dụng càng cao thì mức phán quyết tín dụng của khách hàng càng cao và các điều kiện cấp tín dụng cũng dễ dàng hơn.

 Thứ tư: Chính sách quản lý và chăm sóc khách hàng chưa hiệu quả

Một trong những vấn đề mang tính chiến lược lâu dài của cơng tác tín dụng và quản trị rủi ro là yếu tố con người. Hoạt động tín dụng địi hỏi sự gắn kết rất cao giữa khách hàng với cán bộ phụ trách khoản vay, chính vì vậy khi có sự thay đổi về nhân sự, sẽ dẫn tới việc bỡ ngỡ và khó tiếp cận khách hàng của nhân sự mới được tiếp nhận, nếu sự quản lý và chăm sóc khách hàng của nhân sự mới tiếp nhận khơng tốt, thì sẽ khơng nắm bắt kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng để có biện pháp ứng xử tín dụng kịp thời.

Ngun nhân chính: chi nhánh có sự ln chuyển cán bộ từ đó gây ra khó khăn trong khâu quản lý và chăm sóc khách hàng của các CBTD mới tiếp nhận công việc. Trong thời gian qua, tình hình nhân sự đặc biệt là nhân viên tín dụng tại chi nhánh có nhiều biến động do thường xuyên luân chuyển cán bộ theo quy định, nghỉ việc, được trưng dụng lên trụ sở chính, do đó chi nhánh phải tuyển dụng bổ sung thêm nhiều cán bộ tín dụng mới, điều này tác động xấu tới hoạt động tín dụng, cũng như quản trị RRTD của chi nhánh.

 Thứ năm: Chi nhánh chưa có sự phối hợp tốt với bộ phận kiểm tra kiểm

soát nội bộ

Kiểm tra và phát hiện dấu hiệu rủi ro mang ý nghĩa quan trọng, giúp chi nhánh hạn chế nhiều RRTD. Thực tế, trong hai năm gần đây, công tác phát hiện RRTD của chi nhánh vẫn cịn mang tính thụ động, chủ yếu xử lý những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện (cho vay không đúng quy định, khách hàng không trả nợ đúng hạn…).

Ngun nhân chính: Thực tế thơng tin qua lại giữa phòng khách hàng và phòng kiểm tra kiểm sốt nội bộ cịn nhiều bất cập do có qua nhiều quy trình thủ tục gây mất thời gian cũng như tâm lý không muốn bị kiểm tra, rà sốt, giải trình của

CBTD. Ngồi ra, cán bộ kiểm tra kiểm sốt nội bộ phần lớn là cán bộ trẻ chưa từng làm cơng tác tín dụng nên kinh nghiệm cịn hạn chế, khả năng phân tích, nhìn nhận vấn đề và cảnh báo rủi ro chưa cao.

Tóm tắt chương 3

Trên cơ sở lý thuyết ở chương 2, trong chương 3 đã cho ta thấy được về thực trạng chung về hoạt động tín dụng và hoạt động quản trị RRTD tại Vietinbank - Chi nhánh KCN Biên Hịa. Qua đó đánh giá tổng qt những ưu điểm chi nhánh đã đạt được trong công tác quản trị RRTD đồng thời nhận biết những hạn chế còn tồn tại ở chi nhánh.

CHƯƠNG 4

PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Để bổ sung cho những phân tích thực trạng quản trị RRTD của Vietinbank - Chi nhánh KCN Biên Hòa tại chương 3 và củng cố cơ sở của những giải pháp hoàn thiện quản trị RRTD tại chương 5. Luận văn đã tiến hành thêm một bước nghiên cứu nữa là tiến hành khảo sát lãnh đạo và nhân viên của Vietinbank - Chi nhánh KCN Biên Hòa và sẽ kết cấu nội dung nghiên cứu này trong chương 4 của luận văn.

4.1 Thiết kế nghiên cứu Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết và tình hình thực tế

Nghiên cứu sơ bộ Câu hỏi khảo sát sơ bộ

Trao đổi và thảo luận Điều chỉnh câu hỏi

khảo sát sơ bộ

Câu hỏi khảo sát chính thức

Khảo sát và điều tra

Thu thập thông tin và xử lý số liệu

Cơ sở lý thuyết cho việc xây dựng bảng câu hỏi khảo sát

Bảng khảo sát dựa vào lý thuyết nội dung của quản trị RRTD đã trình bày ở Chương 2 để xây dựng câu hỏi khảo sát, nội dung quản trị RRTD như sau:

Hoạch định chiến lược quản trị rủi ro tín dụng Xác định “khẩu vị rủi ro” của ngân hàng Xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng Giám sát và kiểm tra quá trình thực hiện Điều chỉnh sau giám sát

Bảng câu hỏi khảo sát

Xây dựng câu hỏi khảo sát qua 2 bước: đầu tiên dựa vào lý thuyết và tình hình thực tế để xây dựng câu hỏi khảo sát sơ bộ. Tiếp theo sẽ trao đổi và thảo luận với lãnh đạo của chi nhánh và tiến hành thảo luận với một số thành viên đang phụ trách về cơng tác tín dụng và quản trị RRTD của chi nhánh. Điều chỉnh câu hỏi sơ bộ và đưa ra câu hỏi khảo sát chính thức.

Nội dung câu hỏi khảo sát

1. Vị trí cơng tác hiện tại của anh/chị:

Nhân viên Lãnh đạo phòng Ban giám đốc 2. Thời gian công tác tại Vietinbank của anh/chị.

< 1 năm 1 - 3 năm > 3 - 10 năm > 10 năm 3. Anh/chị nhận xét về hoạch định chiến lược quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp biên hòa (Trang 58)