.2 Cơ cấu dư nợ của chi nhánh giai đoạn năm 2011-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp biên hòa (Trang 42 - 44)

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015 +/- so với 31/12/2014 Giá trị Tỷ lệ Tổng dư nợ 1.775 2.200 2.524 3.142 4.172 1.030 25%

Theo loại tiền tệ

- VND 1.573 1.948 2.291 2.932 3.936 1.004 26%

- Ngoại tệ qui đổi 202 252 233 210 236 26 11%

Theo kỳ hạn nợ

- Ngắn hạn 1.110 1.528 1.754 2.212 2.556 344 13%

- Trung dài hạn 665 672 769 930 1.616 686 42%

Theo khách hàng

- Doanh nghiệp lớn 1.260 1.594 1.683 1.381 1.320 -61 -5%

- Doanh nghiệp vừa và nhỏ 355 452 559 1.305 2.034 729 56%

- Khách hàng cá nhân 160 154 282 454 817 362 44%

Theo mức độ bảo đảm

- Có tài sản đảm bảo 1.562 1.483 1.868 2.179 2.468 289 13%

Tín dụng là nghiệp vụ mang lại thu nhập chính cho ngân hàng, với tình hình kinh tế khó khăn trong thời gian qua, hoạt động tín dụng của chi nhánh đã có sự mở rộng và tăng trưởng tín dụng.

Dựa vào bảng cơ cấu dư nợ của chi nhánh theo kỳ hạn nợ trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2015 ta thấy nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng dư nợ của chi nhánh. Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng ngắn hạn phục vụ cho lĩnh vực sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và giảm cho vay trung dài hạn để kiềm chế lạm phát theo chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam và tinh thần nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ đây là chính sách tín dụng hợp lý trong tình hình lãi suất luôn biến động thất thường mà chủ yếu là theo chiều tăng trong giai đoạn này.

Ta thấy khách hàng doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của chi nhánh qua các năm (khoảng 80%). Do tỉnh Đồng Nai nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, có diện tích trải dài trên tuyến đường Bắc Nam, có 27 khu cơng nghiệp tập trung, và 36 cụm công nghiệp. Đồng Nai đang phấn đấu trở thành một tỉnh có nền cơng nghiệp phát triển hiện đại. Chính vì vậy tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp FDI là một trong các mục tiêu phát triển hàng đầu và lâu dài của chi nhánh.

Theo loại tiền tệ: khoản vay bằng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của chi nhánh. Chi nhánh chỉ cho vay ngoại tệ đối với các khách hàng đáp ứng đủ yêu cầu vay vốn ngoại tệ của Ngân hàng nhà nước và Vietinbank nhằm giảm thiểu rủi ro về tỷ giá cũng như rủi ro khách hàng không đủ nguồn ngoại tệ trả nợ.

Tỷ lệ cho vay khơng có TSBĐ của chi nhánh đang có xu hướng tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2011 tỷ lệ dư nợ khơng có TSBĐ trên tổng dư nợ là 12%, năm 2012 là 33%, năm 2013 là 26%, năm 2014 là 31%, đến năm 2015 là 41%. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, kinh tế trong nước vẫn cịn khó khăn cộng thêm sự cạnh tranh gây gắt giữa các ngân hàng, phần lớn các doanh nghiệp đều vay vốn ở nhiều ngân hàng nên tài sản đã thế chấp hết, để giữ chân khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh, tăng trưởng dư nợ, chi nhánh đã phải gia tăng tỷ lệ cho vay

không có TSBĐ đối với các khách hàng tốt, uy tín, đáp ứng điều kiện cho vay khơng có TSBĐ của Vietinbank. Tuy nhiên, điều này làm gia tăng nguy cơ RRTD.

Theo ngành hàng và nhóm khách hàng: cơ cấu ngành hàng cho vay của chi nhánh khá đa dạng tuy nhiên vẫn còn tập trung dư nợ ở một số ngành hàng/lĩnh vực như: Cho vay bất động sản (không nhằm mục đích kinh doanh bất động sản, máy móc thiết bị ngành điện, kinh doanh sắt thép, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, cho vay hàng tiêu dùng, xây dựng và vật liệu xây dựng. Dư nợ 10 ngành/lĩnh vực chiếm khoảng 60% tổng dư nợ của chi nhánh, còn lại 40% % tổng dư nợ của chi nhánh cho các ngành khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp biên hòa (Trang 42 - 44)