nhánh Nam Đồng Nai
3.1.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Đồng Nai.
BIDV Nam Đồng Nai được thành lập năm 2010, tiền thân là Phòng Giao dịch Long Bình Tân trực thuộc BIDV Đồng Nai. BIDV Nam Đồng Nai là chi nhánh cấp 1 trong hệ thống các chi nhánh của BIDV.
Mạng lưới hoạt động: Từ khi được thành lập năm 2010 với chỉ 1 chi nhánh
và 1 phòng giao dịch. Hiện nay mạng lưới hoạt động của BIDV Nam Đồng Nai đã tăng lên nhanh chóng bao gồm 1 chi nhánh, 4 phòng giao dịch, 18 máy ATM đảm bảo sẵn sàng cung cấp các loại dịch vụ ngân hàng cho tất cả các khách hàng trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai.
Cơ cấu tổ chức: Theo mơ hình thống nhất trên tồn hệ thống của BIDV. Mỗi phòng ban đảm nhận vai trò và nhiệm vụ khác nhau, đảm bảo mọi hoạt động trong chi nhánh diễn ra một cách khoa học, hiệu quả.
Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của BIDV Nam Đồng Nai
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp, BIDV Nam Đồng Nai.
3.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Đồng Nai.
Từ khi được thành lập đến nay, BIDV Nam Đồng Nai ln có lợi nhuận, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, đảm bảo chỉ tiêu an toàn hoạt động và tuân thủ quy định của ngân hàng nhà nước.
Bảng 3.1. Kết quả một số chỉ tiêu chủ yếu của hoạt động kinh doanh
Đơn vị tính: tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tăng trưởng 2014/2013 2015/2014 1 Tổng tài sản 3.109 3.685 4.178 18,5% 13,4% 2 Nguồn vốn huy động 2.183 2.613 2.987 19,7% 14,3% 3 Dư nợ cho vay 2.207 2.589 3.026 17,3% 16,9% 4 Lợi nhuận trước thuế 49 70 81 38,8% 16,2%
Về huy động vốn: Trong 03 năm qua mặc dù hoạt động huy động vốn gặp nhiều
khó khăn do lãi suất biến động và sự cạnh tranh quyết liệt từ các ngân hàng khác trên địa bàn, tuy nhiên hoạt động huy động vốn của BIDV Nam Đồng Nai vẫn tăng trưởng khá, cụ thể:
Bảng 3.2. Tình hình huy động vốn phân theo đối tượng khách hàng
Đơn vị tính: tỷ đồng
TT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tăng trưởng
2014/2013 2015/2014
1 Tiền gửi từ cá nhân 1.325 1.533 1.917 15,7% 25,0% 2 Tiền gửi từ doanh nghiệp 707 760 841 7,4% 10,7% 3 Tiền gửi từ các định chế tài
chính 170 320 230 88,0% -28,2%
Tổng nguồn vốn huy động 2.183 2.613 2.987 19,7% 14,3%
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Nam Đồng Nai)
Về hoạt động tín dụng: Năm 2015 tồn chi nhánh có mức tăng trưởng tín dụng
16,9% so với năm trước; dư nợ cuối kỳ đạt 3.026 tỷ đồng, thực hiện được 105% kế hoạch giao.
Bảng 3.3. Dư nợ cho vay phân theo đối tượng khách hàng
Đơn vị tính: tỷ đồng
TT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tăng trưởng
2014/2013 2015/2014
1 Khách hàng doanh nghiệp 1.881 2.191 2.530 16,5% 15,5% 2 Khách hàng cá nhân 326 398 496 22,1% 24,6%
Tổng số 2.207 2.589 3.026 17,3% 16,9%
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Nam Đồng Nai)
Năm 2015, tăng trưởng tín dụng tổ chức kinh tế chậm lại và thay vào đó là tăng trưởng tín dụng bán lẻ có mức tăng cao, ổn định.
Bảng 3.4. Dư nợ cho vay phân theo kỳ hạn vay
1,321 1,622 1,845 560 569 685 - 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 2013 2014 2015
Cơ cấu nợ của Khách hàng doanh nghiệp
Cho vay trung và dài hạn Cho vay ngắn hạn
TT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tăng trưởng
2014/2013 2015/2014
1 Cho vay ngắn hạn 1.480 1.846 2.184 24,8% 18,3% 2 Cho vay trung và dài hạn 728 743 842 2,1% 13,3%
Tổng số 2.207 2.589 3.026 17,3% 16,9%
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Nam Đồng Nai)
Về cơ cấu tín dụng, dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2015 chiếm tỷ trọng 72,1% trong tổng dư nợ của chi nhánh, còn lại là dư nợ trung dài hạn.
Hình 3.2. Cơ cấu nợ vay phân theo thời hạn vay và phân theo khách hàng Tóm lại: Hoạt động cho vay doanh nghiệp và cho vay cá nhân của chi nhánh
đều có mức tăng trưởng khá, trong đó cho vay cá nhân năm 2015 tăng 24,6% so với năm 2014, cho vay doanh nghiệp năm 2015 tăng 15,5%.
Về kết quả kinh doanh
Năm 2015, tổng doanh thu chi nhánh thực hiện được 689 tỷ đồng, tăng 21% so với năm trước, trong đó các mục thu có mức tăng trưởng mạnh trong năm như: thu lãi cho vay (tăng 12%), thu nhập FTP và dịch vụ nội bộ khác (tăng 23%), thu kinh doanh ngoại tệ (tăng 250%). Tổng chi phí hoạt động của chi nhánh năm 2014 là 607,6 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước, các mục chi có mức chi tăng là: chi trả lãi cho khách hàng (tăng 10%), chi hoạt động, chi lương (tăng 21%). Kết quả
159 224 339 167 174 157 - 100 200 300 400 500 600 2013 2014 2015
Cơ cấu nợ của Khách hàng cá nhân
Cho vay trung và dài hạn Cho vay ngắn hạn
hoạt động kinh doanh năm 2015, lợi nhuận trước thuế chi nhánh đạt 81,4 tỷ đồng, tăng 16% so với năm trước và vượt 5% kế hoạch giao (chi tiết theo PHỤ LỤC 3 - Kết quả kinh doanh).
3.2. Thực trạng chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Đồng Nai.
3.2.1. Sản phẩm, dịch vụ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo Quyết định số 1722/QĐ-HĐQT ngày 02/10/2013 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ban hành Quy chế cho vay đối với khách hàng, trong đó khách hàng DNNVV có các sản phẩm cho vay sau:
Cho vay ngắn hạn: Là sản phẩm cho vay bổ sung vốn lưu động phục vụ nhu
cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Cho vay trung/dài hạn: Là sản phẩm tài trợ nhu cầu vốn đầu tư trung, dài hạn cho doanh nghiệp.
Cho vay thấu chi doanh nghiệp: Là sản phẩm cho vay bổ sung vốn lưu động,
đáp ứng nhu cầu đột xuất của doanh nghiệp để bù đắp thiếu hụt vốn kinh doanh tạm thời, theo đó khách hàng được sử dụng vượt số tiền (dư có) trên tài khoản tiền gửi thanh tốn mở tại BIDV bằng lệnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
Chiết khấu giấy tờ có giá: Là sản phẩm theo đó BIDV ứng trước tiền cho khách hàng và nhận lại GTCG do chính BIDV phát hành trước khi đến hạn thanh toán.
Cho vay thi công xây lắp: Là sản phẩm đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công, xây lắp phục vụ cho các cơng trình xây dựng, cơ sở hạ tầng…
Cho vay hỗ trợ xuất khẩu: Là sản phẩm cho vay vốn lưu động phục vụ nhu cầu thu mua, dự trữ, chế biến hàng hóa xuất khẩu.
Tài trợ nhập khẩu đảm bảo bằng lô hàng nhập: Là sản phẩm tài trợ vốn lưu động để nhập khẩu nguyên vật liệu, hàng hóa và đảm bảo bằng chính hàng hóa nhập khẩu.
động đến chất lượng dịch vụ cho vay của ngân hàng. Tại BIDV Nam Đồng Nai, dịch vụ cho vay đối với khách hàng DNNVV về cơ bản đã đáp ứng được các mục đích vay vốn của DNNVV. Trong đó, dịch vụ cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động và cho vay trung dài hạn đầu tư mở rộng sản xuất được các khách hàng sử dụng nhiều nhất.
3.2.2. Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hoạt động tín dụng tại BIDV đi qua 05 bước theo Quy định số 379/QĐ- QLTD ngày 24/01/2013 của Tổng Giám đốc về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp trong đó có DNNVV (chi tiết Sơ đồ quy
trình của từng bước theo PHỤ LỤC 2), bao gồm:
Bước 1 - Tiếp thị Khách hàng, lập đề xuất tín dụng, phê duyệt tín dụng, Bước 2 - Thẩm định rủi ro và phê duyệt tín dụng,
Bước 3 - Ký kết hợp đồng tín dụng, Bước 4 - Giải ngân,
Bước 5 - Kiểm soát sau khi cho vay.
Nhận xét: Như phân tích ở các nội dung bên trên, quy trình cho vay của ngân hàng
sẽ tác động đến chất lượng dịch vụ cho vay. Tại BIDV Nam Đồng Nai, quy trình cho vay cơ bản cũng giống như tại các ngân hàng khác, bao gồm các bước như trên. Tuy nhiên, khi vận hành vào thực tế thì còn gặp nhiều vấn đề khó khăn, gây ra nhiều rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng, cụ thể như sau:
Trong công tác thẩm định khách hàng vay vốn: P.QHKH trực tiếp thẩm định
về nhu cầu vay vốn của khách hàng đồng thời vừa định giá tài sản bảo đảm của khách hàng. Điều này có thể gây ra rủi ro cho ngân hàng khi cán bộ QHKH vì chạy theo chỉ tiêu dư nợ hoặc thơng đồng với khách hàng mà định giá tài sản bảo đảm cao hơn giá trị thực tế (giá trị thị trường) để cho khách hàng vay nhiều hơn. Thực tế đã có rất nhiều khách hàng của BIDV Nam Đồng Nai khi xử lý tài sản đều không đủ để trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng, đặc biệt là các khách hàng có tài sản bảo đảm là hàng hóa, máy móc thiết bị, nhà xưởng.
Trong công tác phân quyền phê duyệt hạn mức cho vay: Theo quy chế phân
đốc chi nhánh được cấp hạn mức phê duyệt đến 80 tỷ đồng, Phó Giám đốc QHKH được cấp hạn mức phê duyệt là 5 tỷ đồng. Theo đó, việc trao quyền quá nhiều cho Giám đốc chi nhánh như hiện nay đang nảy sinh ra khá nhiều rủi ro, tiêu cực. Thực tế tại BIDV Nam Đồng Nai cũng đã có một số khách hàng là người quen của sếp vay vốn và đã bị nợ xấu với số tiền lớn.
Trong công tác ký kết hợp đồng tín dụng: Theo quy trình sau khi được phê
duyệt hạn mức thì cán bộ QHKH sẽ tự soạn thảo hợp đồng tín dụng cho khách hàng. Thực tế hoạt động này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro vì bản thân cán bộ tín dụng không nắm được hết các điều khoản trong hợp đồng đặc biệt là các điều khoản có liên quan đến luật và cần sự tư vấn của pháp chế. Do đó, đã có nhiều khách hàng bị nợ xấu cố tình tránh né các nghĩa vụ mà hợp đồng khơng ràng buộc cụ thể.
3.2.3. Đội ngũ nhân viên
Đội ngũ nhân viên tại BIDV Nam Đồng Nai đến 30/06/2016 bao gồm: Ban Giám đốc 4 cán bộ, Phòng Quan hệ khách hàng Doanh nghiệp 12 cán bộ, Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân 9 cán bộ, phòng kế toán 4 cán bộ, phòng Giao dịch khách hàng Doanh nghiệp 5 cán bộ, phòng Giao dịch khách hàng cá nhân 5 cán bộ, phòng Quản trị tín dụng 5 cán bộ, phòng Quản lý rủi ro 4 cán bộ (bao gồm cả kiểm soát nội bộ), phòng Kế hoạch tổng hợp 12 cán bộ (bao gồm cả lái xe và bảo vệ), tổ kho quỹ 4 cán bộ, tổ ATM 3 cán bộ, Phòng giao dịch Long Bình 6 cán bộ, Phòng giao dịch Phước Tân 5 cán bộ, Phòng giao dịch Gia Kiệm 5 cán bộ, Phòng giao dịch Tam Hòa 5 cán bộ. Mỗi cán bộ tại các phòng ban đảm nhận vai trò và nhiệm vụ khác nhau, đảm bảo mọi hoạt động trong chi nhánh diễn ra một cách khoa học, an toàn và hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.
Nhận xét: Đội ngũ nhân viên tại BIDV Nam Đồng Nai hầu hết là các cán bộ trẻ có
độ tuổi dưới 30, do đó kinh nghiệm trong ngành ngân hàng chưa nhiều. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ trẻ tại BIDV Nam Đồng Nai khá năng động và có nhiệt huyết cao trong cơng việc. Về chất lượng của đội ngũ cán bộ thì đa số còn yếu trong nghiệp vụ đặc biệt là các nghiệp vụ liên quan đến thẩm định dự án, định giá tài sản bảo đảm hoặc phân tích hoạt động kinh doanh của khách hàng. Về số lượng, đội ngũ
nhân viên tại chi nhánh vẫn khá mỏng, chưa đáp ứng được với tốc độ phát triển của ngân hàng. Cụ thể, chi nhánh vẫn thiếu cán bộ quan hệ khách hàng, đặc biệt là cán bộ QHKH doanh nghiệp, điều này dẫn đến các cán bộ đa số đều bị quá tải trong công việc, nếu không được khắc phục sẽ ảnh hưởng đến chất lượng làm việc, có thể gây rủi ro cho ngân hàng.
3.2.4. Cơ sở vật chất, phương tiện hữu hình
Hiện tại, cơ sở vật chất của BIDV Nam Đồng Nai bao gồm 1 tòa nhà trụ sở của chi nhánh được xây dựng trên khu đất có diện tích 800 mét vng theo thiết kế chung của BIDV gồm 01 tầng hầm (để xe nhân viên và khách hàng), tầng trệt để đặt quầy giao dịch còn lại các phòng ban nghiệp vụ được bố trí tại tầng 1, tầng 2 và kho lưu trữ hồ sơ tại tầng 3. Ngoài tòa nhà trụ sở, chi nhánh còn 4 phòng giao dịch được đặt tại các địa phương khác nhau trong tỉnh Đồng Nai.
Các phòng ban được trang bị đầy đủ máy móc thiết bị và kết nối mạng nội bộ để phục vụ cho cơng việc. Bên cạnh đó, các phòng ban giao dịch đều được thiết kế theo bộ nhận diện thương hiệu chung của BIDV, điều này tạo ra cho khách hàng cảm giác thân quen khi đến giao dịch tại bất kỳ chi nhánh hay phòng giao dịch nào của BIDV.
Về hệ thống máy ATM, hiện tại chi nhánh có 18 máy ATM được đặt tại trụ sở chi nhánh, các phòng giao dịch và các khu công nghiệp bệnh viện, trường học... những nơi tập trung đông dân cư hoặc đặt trước cổng của các doanh nghiệp mà có quan hệ trả lương qua tài khoản tại BIDV Nam Đồng Nai.
Về phương tiện vận tải, chi nhánh có 4 xe chuyên dụng điều chuyển tiền, 1 xe ô tô 7 chỗ phục vụ cho nhân viên đi công tác, 1 xe ô tô dành riêng cho Giám đốc chi nhánh.
Nhận xét: Cơ sở vật chất của ngân hàng hiện tại nhìn chung vẫn chưa theo kịp tốc
độ phát triển của ngân hàng. Cụ thể, ngân hàng thường xuyên bị quá tải tại bộ phận giao dịch khách hàng, do đó mỡi khách hàng khi đến giao dịch phải lấy số thứ tự và chờ đợi khi đến lượt. Ngoài ra, phương tiện vận tải để đi thẩm định và kiểm tra khách hàng bị thiếu nghiêm trọng, điều này ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cho vay của ngân hàng.
3.2.5. Chính sách giá cả, lãi suất cho vay
Chính sách lãi suất cho vay của BIDV được áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống của BIDV và thay đổi theo từng thời kỳ thực tế.
Về cơ chế quản lý, vốn cho vay và nguồn vốn huy động được quản lý theo cơ chế mua bán vốn tập trung tại hội sở. Do đó, lãi suất cho vay sẽ biến động theo giá bán vốn FTP của hội sở.
Khi có sự thay đổi trong lãi suất cho vay, hội sở BIDV sẽ gửi thông báo ngay qua email cho các cán bộ QHKH để kịp thời thương lượng mức lãi suất phù hợp cho khách hàng.
Đối với một số nhóm đối tượng khách hàng như khách hàng DNNVV, khách hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn, khách hàng xuất khẩu hoặc các khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực mà có chính sách khuyến khích của nhà nước thì sẽ có mức lãi suất cho vay thấp hơn so với mức lãi suất thông thường. Cụ thể, tại BIDV đối với DNNVV thì mức lãi suất cho vay thường thấp hơn 1% so với mức lãi suất thông thường.
Việc phê duyệt lãi suất cho vay đối với từng đối tượng khách hàng cụ thể do Giám đốc chi nhánh quyết định trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích của chi nhánh và không được thấp hơn FTP bán vốn của hội sở. Điều này sẽ giúp chi nhánh chủ động trong việc tiếp cận các khách hàng hoặc dự án tốt mà yêu cầu lãi suất cho vay thấp.
Nhận xét: Nhìn chung chính sách lãi suất cho vay của BIDV là khá tốt so với mặt
bằng chung của thị trường, có được điều này là do ngân hàng có lợi thế về nguồn