Đội ngũ nhân viên tại BIDV Nam Đồng Nai đến 30/06/2016 bao gồm: Ban Giám đốc 4 cán bộ, Phòng Quan hệ khách hàng Doanh nghiệp 12 cán bộ, Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân 9 cán bộ, phòng kế toán 4 cán bộ, phòng Giao dịch khách hàng Doanh nghiệp 5 cán bộ, phòng Giao dịch khách hàng cá nhân 5 cán bộ, phòng Quản trị tín dụng 5 cán bộ, phòng Quản lý rủi ro 4 cán bộ (bao gồm cả kiểm soát nội bộ), phòng Kế hoạch tổng hợp 12 cán bộ (bao gồm cả lái xe và bảo vệ), tổ kho quỹ 4 cán bộ, tổ ATM 3 cán bộ, Phòng giao dịch Long Bình 6 cán bộ, Phòng giao dịch Phước Tân 5 cán bộ, Phòng giao dịch Gia Kiệm 5 cán bộ, Phòng giao dịch Tam Hòa 5 cán bộ. Mỗi cán bộ tại các phòng ban đảm nhận vai trò và nhiệm vụ khác nhau, đảm bảo mọi hoạt động trong chi nhánh diễn ra một cách khoa học, an toàn và hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.
Nhận xét: Đội ngũ nhân viên tại BIDV Nam Đồng Nai hầu hết là các cán bộ trẻ có
độ tuổi dưới 30, do đó kinh nghiệm trong ngành ngân hàng chưa nhiều. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ trẻ tại BIDV Nam Đồng Nai khá năng động và có nhiệt huyết cao trong cơng việc. Về chất lượng của đội ngũ cán bộ thì đa số còn yếu trong nghiệp vụ đặc biệt là các nghiệp vụ liên quan đến thẩm định dự án, định giá tài sản bảo đảm hoặc phân tích hoạt động kinh doanh của khách hàng. Về số lượng, đội ngũ
nhân viên tại chi nhánh vẫn khá mỏng, chưa đáp ứng được với tốc độ phát triển của ngân hàng. Cụ thể, chi nhánh vẫn thiếu cán bộ quan hệ khách hàng, đặc biệt là cán bộ QHKH doanh nghiệp, điều này dẫn đến các cán bộ đa số đều bị quá tải trong công việc, nếu không được khắc phục sẽ ảnh hưởng đến chất lượng làm việc, có thể gây rủi ro cho ngân hàng.
3.2.4. Cơ sở vật chất, phương tiện hữu hình
Hiện tại, cơ sở vật chất của BIDV Nam Đồng Nai bao gồm 1 tòa nhà trụ sở của chi nhánh được xây dựng trên khu đất có diện tích 800 mét vng theo thiết kế chung của BIDV gồm 01 tầng hầm (để xe nhân viên và khách hàng), tầng trệt để đặt quầy giao dịch còn lại các phòng ban nghiệp vụ được bố trí tại tầng 1, tầng 2 và kho lưu trữ hồ sơ tại tầng 3. Ngoài tòa nhà trụ sở, chi nhánh còn 4 phòng giao dịch được đặt tại các địa phương khác nhau trong tỉnh Đồng Nai.
Các phòng ban được trang bị đầy đủ máy móc thiết bị và kết nối mạng nội bộ để phục vụ cho cơng việc. Bên cạnh đó, các phòng ban giao dịch đều được thiết kế theo bộ nhận diện thương hiệu chung của BIDV, điều này tạo ra cho khách hàng cảm giác thân quen khi đến giao dịch tại bất kỳ chi nhánh hay phòng giao dịch nào của BIDV.
Về hệ thống máy ATM, hiện tại chi nhánh có 18 máy ATM được đặt tại trụ sở chi nhánh, các phòng giao dịch và các khu công nghiệp bệnh viện, trường học... những nơi tập trung đông dân cư hoặc đặt trước cổng của các doanh nghiệp mà có quan hệ trả lương qua tài khoản tại BIDV Nam Đồng Nai.
Về phương tiện vận tải, chi nhánh có 4 xe chuyên dụng điều chuyển tiền, 1 xe ô tô 7 chỗ phục vụ cho nhân viên đi công tác, 1 xe ô tô dành riêng cho Giám đốc chi nhánh.
Nhận xét: Cơ sở vật chất của ngân hàng hiện tại nhìn chung vẫn chưa theo kịp tốc
độ phát triển của ngân hàng. Cụ thể, ngân hàng thường xuyên bị quá tải tại bộ phận giao dịch khách hàng, do đó mỡi khách hàng khi đến giao dịch phải lấy số thứ tự và chờ đợi khi đến lượt. Ngoài ra, phương tiện vận tải để đi thẩm định và kiểm tra khách hàng bị thiếu nghiêm trọng, điều này ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cho vay của ngân hàng.
3.2.5. Chính sách giá cả, lãi suất cho vay
Chính sách lãi suất cho vay của BIDV được áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống của BIDV và thay đổi theo từng thời kỳ thực tế.
Về cơ chế quản lý, vốn cho vay và nguồn vốn huy động được quản lý theo cơ chế mua bán vốn tập trung tại hội sở. Do đó, lãi suất cho vay sẽ biến động theo giá bán vốn FTP của hội sở.
Khi có sự thay đổi trong lãi suất cho vay, hội sở BIDV sẽ gửi thông báo ngay qua email cho các cán bộ QHKH để kịp thời thương lượng mức lãi suất phù hợp cho khách hàng.
Đối với một số nhóm đối tượng khách hàng như khách hàng DNNVV, khách hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn, khách hàng xuất khẩu hoặc các khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực mà có chính sách khuyến khích của nhà nước thì sẽ có mức lãi suất cho vay thấp hơn so với mức lãi suất thông thường. Cụ thể, tại BIDV đối với DNNVV thì mức lãi suất cho vay thường thấp hơn 1% so với mức lãi suất thông thường.
Việc phê duyệt lãi suất cho vay đối với từng đối tượng khách hàng cụ thể do Giám đốc chi nhánh quyết định trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích của chi nhánh và không được thấp hơn FTP bán vốn của hội sở. Điều này sẽ giúp chi nhánh chủ động trong việc tiếp cận các khách hàng hoặc dự án tốt mà yêu cầu lãi suất cho vay thấp.
Nhận xét: Nhìn chung chính sách lãi suất cho vay của BIDV là khá tốt so với mặt
bằng chung của thị trường, có được điều này là do ngân hàng có lợi thế về nguồn vốn huy động dồi dào từ các khách hàng doanh nghiệp, tổng công ty nhà nước lớn.
3.2.6. Thực trạng các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại chi nhánh
Các DNNVV thuộc nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức tổ chức doanh nghiệp, bao gồm từ doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân đến các hợp tác xã. Trong đó, vẫn còn có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước với các loại hình doanh nghiệp khác. Điều đó ảnh hưởng đến tâm lý, phong cách kinh doanh của các doanh nghiệp, đồng thời cũng tạo ra những điểm xuất phát về tiếp cận nguồn lực không như nhau (trong giao đất, trong vay vốn ngân hàng …). Mặc dù, trong những
năm gần đây Chính phủ đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc tạo ra mơi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp khơng phân biệt loại hình doanh nghiệp hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp, được nêu rõ trong Luật doanh nghiệp mới 2014.
Khả năng về cơng nghệ thấp: do khơng đủ tài chính cho nghiên cứu triển khai,
hầu hết các DNNVV trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đều sử dụng các cơng nghệ, máy móc thiết bị lạc hậu trong sản xuất, dẫn đến chi phí sản xuất cao, lợi nhuận thấp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này rất linh hoạt trong việc thay đổi công nghệ sản xuất do giá trị của dây chuyền công nghệ thường thấp và họ thường có những sáng kiến đổi mới cơng nghệ phù hợp với quy mơ của mình từ những cơng nghệ cũ và lạc hậu.
Các DNNVV trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thường đi thuê mặt bằng với diện tích hạn chế và cách xa trung tâm hoặc sử dụng những diện tích đất riêng của mình làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, các doanh nghiệp này thường gặp khó khăn
trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh khi muốn tăng quy mô doanh nghiệp.
Khả năng tiếp cận thị trường kém, đặc biệt đối với thị trường nước ngoài:
Nguyên nhân chủ yếu là do các DNNVV thường là những doanh nghiệp mới hình thành, khả năng tài chính cho các hoạt động marketing rất hạn chế và họ chưa có nhiều khách hàng truyền thống. Thêm vào đó, quy mơ thị trường của các doanh nghiệp này thường bó hẹp trong phạm vi địa phương, việc mở rộng ra các thị trường mới là rất khó khăn.
Các DNNVV phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong thủ tục hành chính:
Mặc dù Luật doanh nghiệp đã có hiệu lực thi hành từ 1/7/2015, nhưng việc xây dựng, trình các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật này theo Quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 22/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ đều đang bị vướng mắc. Và trên thực tế, Luật doanh nghiệp 2014 đang khiến nhiều doanh nghiệp lúng túng vì phải thêm rất nhiều giấy phép con khi xin cấp Giấy chứng nhận Doanh nghiệp. Ngoài ra, còn rất nhiều các thủ tục hành chính khác như thủ tục về thuế, thủ tục hải quan về xuất nhập khẩu hàng hóa còn thiếu tính chuyên nghiệp và gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các DNNVV còn yếu: Nhiều chủ DNNVV thường chạy theo tâm lý bầy đàn, đầu tư vào những lĩnh
vực còn mới mẻ trên thị trường mà không nghiên cứu kĩ và khơng có các biện pháp để phòng ngừa rủi ro, dẫn đến nguy cơ phá sản thường rất cao. Ngoài ra, các DNNVV khơng có các cơ chế để phòng ngừa các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh như rủi ro thiên tai, rủi ro về tỷ giá, lãi suất… Do đó, khi các rủi ro này xảy ra thì các doanh nghiệp lập tức rơi vào tình cảnh khó khăn, có thể dẫn đến phá sản.
3.2.7. Thực trạng chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Đồng Nai
Trong phần này, tác giả sẽ tập trung phân tích các chỉ tiêu định lượng đã nêu bên trên (mục 2.2.3) để đánh giá thực trạng về chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng DNNVV tại BIDV Nam Đồng Nai.
Dư nợ cho vay DNNVV
Bảng 3.5. Tình hình dư nợ cho vay DNNVV từ năm 2013 – 2015
Đơn vị tính: tỷ đồng
TT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tăng trưởng
2014/2013 2015/2014
1 Tổng dư nợ cho vay
KHDN 1.881 2.191 2.530 16,5% 15,5%
2 Dư nợ cho vay DNNVV 613 747 868 21,8% 16,1%
3
Tỷ trọng dư nợ DNNVV/ Tổng dư nợ cho vay KHDN
32,6% 34,1% 34,3% 4,6% 0,6%
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Nam Đồng Nai)
Về dư nợ cho vay khách hàng DNNVV, nhìn chung có sự tăng trưởng khá, trong đó năm 2015 mức tăng trưởng của dư nợ cho vay đối với DNNVV đạt 16,1%, tương đương với giá trị dư nợ tăng thêm là 121 tỷ đồng. Xét về tỷ trọng dư nợ cho
vay DNNVV trên tổng dư nợ cho vay KHDN thì có xu hướng tăng nhẹ qua các năm, trong đó năm 2013 chỉ đạt 32,6% thì sang năm 2015 đã tăng lên 34,3%, xu hướng tăng tỷ trọng dư nợ đối với DNNVV là phù hợp với định hướng hỗ trợ khách hàng DNNVV của BIDV và của nhà nước.
Số lượng khách hàng DNNVV và dư nợ bình quân
Bảng 3.6. Số lượng DNNVV vay vốn BIDV Nam Đồng Nai từ năm 2013 – 2015
Đơn vị tính: tỷ đồng
TT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tăng trưởng
2014/2013 2015/2014
1 Số lượng DNNVV vay
vốn 197 234 269 18,8% 15,0%
2 Dư nợ bình quân 3,1 3,2 3,2 2,6% 1,0%
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Nam Đồng Nai)
Về tăng trưởng số lượng DNNVV, trong năm 2014 chi nhánh có sự tăng trưởng khá tốt về DNNVV với mức tăng trưởng 18,8%, tương ứng với tăng thêm 37 khách hàng DNNVV, nâng tổng số khách hàng DNNVV vay vốn cuối năm đạt 234 khách hàng. Năm 2015, tốc độ tăng trưởng giảm xuống còn 15%, tương ứng với việc tăng thêm 35 khách hàng DNNVV, nâng tổng số khách hàng DNNVV vay vốn cuối năm đạt 269 khách hàng. Cùng với sự tăng lên của số lượng khách hàng thì dư nợ bình quân trên một khách hàng DNNVV cũng có xu hướng tăng nhẹ trong 03 năm qua, trong đó năm 2013 dư nợ bình qn đạt 3,1 tỷ đồng, năm 2015 tăng lên 3,2 tỷ đồng.
Tỷ lệ nợ xấu của các khách hàng DNNVV
Bảng 3.7. Tình hình nợ xấu của DNNVV tại BIDV Nam Đồng Nai từ năm 2013 - 2015
Đơn vị tính: tỷ đồng
TT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tăng trưởng
2014/2013 2015/2014
TT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tăng trưởng 2014/2013 2015/2014
DNNVV
2 Dư nợ xấu 16,56 17,18 15,35 3,8% -10,6%
3 Tỷ lệ nợ xấu 2,70% 2,30% 1,76% -14,8% -23,4%
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Nam Đồng Nai)
Từ bảng trên ta thấy, tỷ lệ nợ xấu của khách hàng DNNVV trong ba năm qua được cải thiện đáng kể, cuối năm 2015 tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 1,7% với giá trị là 15,35 tỷ đồng (giảm 23,4% so với năm 2014). Nguyên nhân là do, trong năm 2015 tình hình dư nợ cho vay tăng trưởng khá, bên cạnh đó lãnh đạo chi nhánh và các nhân viên đã nổ lực trong việc thu hồi nợ, trích lập dự phòng và hạch tốn ngồi bảng các khoản nợ nhóm 5, tích cực rao bán tài sản để thu hồi nợ.
Việc giảm tỷ lệ nợ xấu không chỉ là quan tâm của BIDV Nam Đồng Nai mà được sự quan tâm của toàn hệ thống ngân hàng. Từ đầu năm 2015, Chính phủ và Ngân hàng nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng phải tích cực giải quyết nợ xấu và đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3%, được nêu trong Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 27/01/2015 của Ngân hàng nhà nước về việc tăng cường xử lý nợ xấu của TCTD.
Cơ cấu dư nợ khách hàng DNNVV
Bảng 3.8. Dư nợ cho vay DNNVV theo thời hạn cho vay
Đơn vị tính: tỷ đồng
TT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tăng trưởng
2014/2013 2015/2014
1 Dư nợ cho vay DNNVV 613 747 868 21,8% 16,1%
2 Cho vay ngắn hạn 503 576 633 14,5% 10,0%
3 Cho vay trung và dài hạn 110 172 235 55,3% 36,8%
73% 27%
Năm 2015
Hình 3.3. Cơ cấu dư nợ cho vay DNNVV theo thời hạn cho vay
Trong năm 2013, cơ cấu thời gian cho vay đối với DNNVV chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn, với tỷ trọng dư nợ ngắn hạn đạt 82% so với tổng dư nợ cho vay DNNVV. Tuy nhiên, năm 2014 và 2015 tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn đã giảm xuống và cho vay trung dài hạn đã tăng lên, năm 2015 cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng 73% và cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng 27%. Điều này cho thấy, chi nhánh không chỉ tập trung vào cho vay ngắn hạn mà còn chú trọng đến các dự án đầu tư trung dài hạn của khách hàng.
Bảng 3.9. Cơ cấu dư nợ cho vay DNNVV theo hình thức bảo đảm
Đơn vị tính: tỷ đồng
TT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tăng trưởng
2014/2013 2015/2014
1 Dư nợ cho vay DNNVV 613 747 868 21,8% 16,1% 2 Dư nợ cho vay có TSBĐ 583 719 833 23,2% 15,9% 3 Dư nợ cho vay khơng có
TSBĐ 30 28 35 -5,5% 22,3%
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Nam Đồng Nai)
82% 18% Năm 2013 77% 23% Năm 2014 Cho vay ngắn hạn Cho vay trung và dài hạn
Hình 3.4. Cơ cấu dư nợ cho vay DNNVV theo hình thức bảo đảm
Đối với DNNVV thì dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm ln ở mức cao, năm 2015 dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm chiếm 96% trên tổng dư nợ 868 tỷ đồng cho vay khách hàng DNNVV. Đa số khách hàng là DNNVV có quan hệ vay vốn với chi nhánh đều cần đến tài sản đảm bảo, điều này cũng rất dễ hiểu bởi vì những DNNVV là những doanh nghiệp chưa có uy tín, thương hiệu trên thị trường nên khi cho vay điều kiện tiên quyết là phải có tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo là yếu tố đầu tiên để chi nhánh xem xét việc cho vay và là yếu tố quyết định tới mức cho vay đối với các DNNVV. Hình thức bảo đảm bằng tài sản vẫn chủ yếu dựa vào thế chấp bất động sản, kế đó là hình thức bảo đảm bằng động sản. Chi nhánh sẽ chỉ cho vay cao