Các nhân tố tác động lên rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.2 Tổng quan về rủi ro hoạt động của NHTM

2.2.2 Các nhân tố tác động lên rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại

mại

Mă ̣c dù trong những năm gần đây các hoa ̣t đô ̣ng ngân hàng phi truyền thống dần được ưu tiên phát triển, nhưng tín du ̣ng vẫn là hoa ̣t đô ̣ng chủ yếu, chiếm phần lớn trong tỷ tro ̣ng doanh thu của các NHTM. Vì vâ ̣y, trong luâ ̣n văn này ho ̣c viên vẫn chủ yếu đánh giá mối quan hê ̣ giữa rủi ro và hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng dựa trên rủi ro tín du ̣ng. Bên ca ̣nh đó, ho ̣c viên còn sử du ̣ng rủi ro tổng thể như là mô ̣t biến để đánh giá mối quan hê ̣ giữa rủi ro và hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng, mô ̣t mă ̣t là đánh giá mối quan hê ̣ giữa rủi ro tổng thể và hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng, mă ̣t khác là để kiểm tra tính bền vững của kết quả đi ̣nh lượng mô hình về mối quan hê ̣ giữa hiê ̣u quả và rủi ro hoa ̣t đô ̣ng, dựa trên các nghiên cứu có liên quan như Tan và Floros (2013), Nguyễn Phạm Thiên Thanh và Nghiêm Hồng Sơn (2013) ...

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, có nhiều yếu tố tác động lên rủi ro trong hoạt động ngân hàng, Jahankhani và Lynge (1980), Lee và Brewer (1985), cho rằng rủi ro bị ảnh hưởng mạnh từ hành vi, quyết định quản lý của các nhà quản trị ngân hàng, các hành vi này được phản ánh cụ thể trên báo cáo tài chính của các ngân hàng, có thể thấy các chỉ số tài chính kế tốn được xem là một công cụ hữu hiệu để hiểu rõ các quyết định này.

Xét về rủi ro tổng thể, khi nghiên cứu dựa trên 95 ngân hàng thương mại, gia đoạn 1972-1976, Jahankhani và Lynge (1980) cho rằng, tỷ lệ chi trả cổ tức, biến động trong tiền gửi và thu nhập, quy mô vốn, dự phịng rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đều có tác động đến rủi ro tổng thể của ngân hàng. Theo Lee và Brewer (1985), các yếu tố về quy mơ tổng tài sản, thu nhập từ nước ngồi, rủi ro tiền gửi ngoại hối, biến động trong nguồn vốn đều có tác động đến rủi ro tổng thể.

Theo kết quả nghiên cứu của Salkeld (2011) cho thấy các yếu tố về quy mô tổng tài sản, quy mô vốn chủ sở hữu, tăng trưởng GDP, tăng trưởng cung tiền thì có tác động ngược chiều lên rủi ro tổng thể. Trong khi đó các yếu tố về dự phịng rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản, thì có tác động ngược lại.

Gần đây năm 2013 trong các nghiên cứu của Tan và Floros (2013), khi sử dụng 3 chỉ số về rủi ro tổng thể (Z-score, biến động trong ROA, biến động trong ROE) để đánh giá mối quan hệ giữa rủi ro và hiêu quả hoạt động, bên cạnh các kết quả chính, thì qua thực nghiệm trên 101 ngân hàng tại Trung Quốc giai đoạn 2003-2009, cho thấy các yếu tố về vốn, quy mô tài sản, khả năng thanh khoản, mức độ tăng trưởng ngành, lạm phát cũng có tác động lên rủi ro tổng thể. Tương tự với nghiên cứu trên, khi sử dụng cùng độ đo và nghiên cứu dựa trên các ngân hàng tại Ấn Độ, Nguyễn Phạm Thiên Thanh và Nghiêm Hồng Sơn (2013), kết quả thực nghiệm cho thấy các vấn đề về hiệu quả, quy mô tài sản, quy mơ vốn hay lạm phát cũng có tác động lên rủi ro tổng thể.

Khi xét về rủi ro tín dụng, cũng có nhiều nghiên cứu xác định được các yếu tố tác động đến vần đề này. Cụ thể, Dựa trên các số liệu của 27 NHTM nhà nước nắm quyền chi phối tại Ấn Độ, giai đoạn 1994 – 2005, hai tác giả này đã kết luận rằng tăng trưởng tín dụng và quy mơ tài sản ngân hàng, chi phí hoạt động và tăng trưởng GDP có tác động đến rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Aemiro và Rafisa (2014), kết luận rằng tăng trưởng tín dụng, quy mơ ngân hàng có tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng, trong khi sự hoạt động khơng hiệu quả và mối quan hệ sở hữu có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng. Trong khi đó, Mehmed (2014) lại kết luận rằng, rủi ro tín dụng có quan hệ nghịch chiều với tăng trưởng tín dụng, sự không hiệu quả trong hoạt động ngân hàng, trong khi đó khả năng sinh lời, thanh khoản, tỷ lệ tổng cho vay trên tổng vốn huy động, lãi suất huy động và tỷ lệ dự trữ lại có quan hệ cùng chiều.

Cũng trong năm 2014, Vasiliki, Athanasios và Bellas, tiến hành nghiên cứu dựa trên các ngân hàng khu vực đồng tiền chung châu Âu giai đoạn 2000-2008, kết quả cho thấy rằng, rủi ro đã bị ảnh hưởng mạnh bởi các yếu tố vĩ mô như nợ công, tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp. Bên cạnh đó, các yếu tố về nội bộ ngân hàng như tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu của những năm trước, quy mơ vốn chủ sở hữu cũng có tác động đến rủi ro tín dụng.

Ngoài ra, ta ̣i Viê ̣t Nam, khi phân tích các yếu tố tác đô ̣ng lên rủi ro tín du ̣ng, Võ Thi ̣ Quý và Bùi Ngo ̣c Toản (2014) đã cho rằng tốc độ tăng trưởng GDP giảm, tăng trưởng tín dụng, kết hợp với những khoản cho vay chất lượng thấp trước đó đã làm gia tăng rủi ro tín dụng của các NHTM.

Nhìn chung thì có nhiều yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng cũng như rủi ro tổng thể trong hoạt động ngân hàng, các yếu tố được phân vào các nhóm như điều kiện vĩ mô, thể chế của từng quốc gia và điều kiện nội bộ của từng ngân hàng cũng như ngành ngân hàng hàng… Cũng tùy thuộc vào cơ sở dữ liệu mà các nghiên cứu tiến hành đánh giá các tác động của các yếu tố lên rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 26 - 28)