Đo lường hiệu quả hoạt động ngân hàng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 57 - 60)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.1 Mơ hình nghiên cứu

4.2.1 Đo lường hiệu quả hoạt động ngân hàng tại Việt Nam

Để đo lường hiệu quả sử dụng nguồn lực của các NHTM, luận văn sử dụng kỹ thuật phân tích bao dữ liệu DEA để phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Cụ thể ở đây là thông qua phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) nhằm xác định độ đo hiệu quả kỹ thuật (TE) và chỉ số Malmquist đo lường thay đổi hiệu quả kỹ thuật.

Trước khi đi vào phân tích hiệu quả của các ngân hàng, việc đầu tiên là xác định cách tiếp tiếp cận tối ưu để đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng cụ thể ở đây là xác định đầu vào và đầu ra. Kết quả là trong các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng hiện nay trên thế giới, thì có nhiều cách tiếp cận trong việc xác định các yếu tố đầu vào và đầu ra. Theo cách tiếp cận đầu tiên, khi các ngân hàng được coi là tổ chức tài chính huy động và phân bổ các nguồn vốn cho vay và các tài sản khác, là một trung gian giữa chủ sở hữu và các các đối tượng hưởng lợi

từ các tài sản vốn (Sealey và Lindley (1977)). Vì thế, cho vay và các tài sản khác được coi là kết quả đầu ra của các ngân hàng, trong khi tiền gửi và các khoản nợ khác là đầu vào cho quá trình trung gian.

Trong những nghiên cứu của Benston (1965), Bell và Murphy (1968) sử dụng cách tiếp cận sản xuất xem hoạt động ngân hàng như một quá trình sản xuất dịch vụ cho người người đi vay và người gửi tiền. Đặc biệt, trong cách tiếp cận sản xuất này, ngân hàng đóng vai trị là là một nhà sản xuất, sử dụng các nguồn lực như nhân lực, tài sản cố định như là đầu vào cho quá trình sản xuất, coi số lượng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp được như là đầu ra cho quá trình cung cấp dịch vụ cho người gửi tiền cũng như người đi vay. Trong nghiên cứu của Sherman và Gold (1985), khi cũng áp dụng cách tiếp cận sản xuất để đánh giá hiệu quả ngân hàng, hai nhà nghiên cứu này đã xem số lượng giao dịch như là một đầu vào cho quá trình sản xuất, các yếu tố như nhân lực, vốn, chi phí cung ứng như là các đầu vào cho q trình. Sau đó, những nghiên cứu của Rangan, Grabowski, Aly và Pasurka (1988), Ferrier và Lovell (1990), cũng áp dụng phương pháp tiếp cận này, khác với nhưng nghiên cứu trước thì những nhà nghiên cứu này xem chi phí tuyển dụng nhân lực và chi phí nguyên vật liệu, trang thiết bị như các đầu vào, số lượng tài khoản, số lương các khoản tiền gửi, số lượng các khoản vay như các đầu ra của quá trình.

Trong một cách tiếp cận khác, doanh thu thuần tạo ra bởi một tài sản hay một khoản nợ phải trả được xem như một tiêu chí nhằm xác định rằng sản phẩm tài chính đó là một đầu vào hay đầu ra. Hancock (1991) nhận định rằng các phương pháp tiếp cận đầu tiên chưa làm rõ được thực tế trong việc xác định các loại hàng hóa tiền tệ là đầu vào hay đầu ra. Nhà nghiên cứu này cho rằng, lợi nhuận tài chính trên một tài sản cao hơn chi phí cơ hội của vốn (hoặc chi phí tài chính của các khoản nợ phải trả ít hơn chi phí cơ hội của vốn), như vậy các hàng hóa tiền tệ này được coi là một đầu ra tài chính và ngược lại nó được coi là một đầu vào.

Gần đây, những nghiên cứu của Carvalho và Kasman (2005), Sathaye (2001), Dietsch và Lozano (2000), còn sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên giá trị gia

tăng, khi đó cả hai hạng mục trong bảng cân đối kế toán ngân hàng (tài sản và nợ phải trả) đều được xem là kết quả đầu ra bởi đóng góp của chúng vào giá trị hoặc vì chúng có liên quan đến việc tiêu thụ các nguồn tài nguyên thực, ở đây là chi phí lao động và tài sản cố định bên cạnh những khoản vốn huy động được xem là đầu vào (Karray và Chichti , 2013). Với vai trị cung cấp hai nhóm dịch vụ tài chính chủ yếu của ngân hàng là: trung gian tín dụng và trung gian thanh tốn, trong cách tiếp cận giá trị gia tăng, tiền gửi vừa được coi là đầu ra cũng vừa được coi là đầu vào cùng một lúc. Như vậy, theo phương pháp này, các hạng mục chính của sản phẩm tiền gửi (thanh tốn, tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn) và các khoản tín dụng được coi là kết quả đầu ra vì chúng đóng góp một tỷ lệ đáng kể vào giá trị gia tăng.

Ngoài ra theo nhận định của Berger và Humphrey (1997) cho rằng, mặc dù khơng có cách tiếp cận hoàn hảo trong việc xác định các đầu ra và đầu vào của ngân hàng vì khơng cách tiếp cận nào có thể phản ánh được tất cả các hoạt động, vai trò của các ngân hàng với tư cách là người cấp các dịch vụ trung gian tài chính. Theo hai nhà nghiên cứu này cách tiếp cận trung gian có thể là phù hợp nhất đối với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính vì cách tiếp cận quan tâm đến cả các khoản chi phí trả lãi, khi mà các khoản chi phí này thường chiếm từ 1/2 đến 1/3 tổng chi phí hoạt động của các ngân hàng. Hơn nữa cách tiếp cận trung gian phù hợp hơn cho việc đánh giá hiệu quả biên vì nó quan tâm nhiều đến khả năng sinh lời của tổ chức tài chính, với một triết lý đơn giản đó là tối thiểu hóa chi phí là điều kiện cần để tối đa hóa lợi nhuận.

Vì những lý do trên mà trong nghiên cứu này, sự lựa chọn đầu vào và đầu ra được dựa trên cách tiếp cận trung gian ngân hàng, trong đó giả định rằng các ngân hàng đóng vai trị là trung gian tài chính giữa người gửi tiền và người đi vay với chi phí thấp nhất có thể. Các ngân hàng huy động vốn thơng qua các kênh như tiền gửi huy động hoặc các khoản vay khác từ thị trường tiền tệ, và kết hợp với các đầu vào khác như lao động, vốn, chuyển đổi chúng thành các đầu ra như cho vay hoặc các tài sản có thu nhập khác.

Ngồi ra, tác giả dựa trên phương pháp tiếp cận trung gian được áp dụng trong các nghiên cứu có liên quan trước đây của Altunbas, Carbo, Gardener và Molyneux (2007), Tan và Floros (2013), Weill (2007) hay Nitoi (2009), từ đó lựa chọn được các biến đầu vào và đầu ra để xác định các chỉ số về hiệu quả thông qua phương pháp DEA như sau:

Bảng 4.1: Các biến đầu vào và đầu ra sử dụng trong phương pháp phân tích DEA DEA

Các biến đầu vào Các biến đầu ra Giá của lao động Tổng dư nợ cho vay Giá của vốn huy động Tổng đầu tư chứng khoán Giá của tài sản cố định rịng Tổng vốn huy đơng

Tổng thu nhập ngồi lãi Trong đó:

Giá tài sản cơ định rịng (W1) = Chi cho cho hoạt động/ tổng tài sản cố định ròng Giá của lao động (W2) = Chi cho nhân viên/ tổng tài sản

Giá của vốn huy động (W3) = Chi trả lãi và các khoản chi tương đương/DEPO (DEPO = Tổng nợ phải trả)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)