Thực tra ̣ng về hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng của các NHTM cổ phần tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 49 - 51)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.2 Thực tra ̣ng về hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng của các NHTM cổ phần tại Việt Nam

Trước khi đi vào phân tích hiệu quả hoạt động của 26 NHTM giai đoạn 2007-2015 bằng các chỉ số Technical Efficiency (TE) và Malmquist xuất ra từ phương pháp phân tích phi tham số thơng qua phương pháp phân tích bao dữ liệu – DEA, thì bài nghiên cứu cũng giới thiệu đơi nét về tình hình hiệu quả thơng qua một số chỉ số cơ bản. Cụ thể, ở đây tác giả muốn hướng đến là chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phịng rủi ro tín dụng và tỷ lệ tổng lợi nhuận trước thuế trên chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phịng rủi ro tín dụng, một mặt nhằm đánh giá tình hình lợi nhuận chung của các ngân hàng này, mặt khác có thể thấy được phần nào tác động của rủi ro lên lợi nhuận ngân hàng mà cụ thể ở đây là tác động của chi phí dự phịng rủi ro lên lợi nhuận ngân hàng.

Đơn vị: Nghìn tỷ Đồng Đơn vị: %

Hình 3.5: Biểu đồ tình hình lợi nhuận trước thuế của 26 NHTM trong mẫu giai đoạn 2007-2015

Nguồn: Dữ liệu BCTC 26 NHTM

Nhìn chung, tổng lợi nhuận trước thuế của 26 ngân hàng này không ổn định trong nhưng năm gần đây, tăng giảm thất thường. Có thể thấy giai đoạn tăng là giai đoạn 2007-2011 đây là giai đoạn mà tỷ lệ tổng lợi nhuận trước thuế trên chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phịng rủi ro tín dụng cao hơn mức trung bình 65.6%, cho thấy giai đoạn này lợi nhuận trước thuế không bị ảnh hưởng nhiều bởi chi phí dự phịng rủi ro. Tiếp sau giai đoạn này, năm 2012 là một năm có sự sụt giảm mạnh trong lợi nhuận trước thuế, giảm đến 23.38% so với tổng lợi nhuận trước thuế năm 2011, đặc biệt trong năm này chi phí dự phịng rủi ro tín dụng chiếm gần 40% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phịng rủi ro tín dụng. Và tiếp theo, năm 2013 cũng là một năm có sự sụt giảm, giảm 7.8% so với tổng lợi nhuận trước thuế năm 2012. Đến năm 2014, thì đã có một

sự hồi phục nhẹ trong tổng lợi nhuận trước thuế, tăng 3.97% so với năm 2013. Sang năm 2015, mặc dù cũng có một sự tăng nhẹ, song khoảng cách giữa tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phịng rủi ro tín dụng và tổng lợi nhuận trước thuế lại được kéo dãn ra, khi chi phí dự phịng rủi ro tín dụng chiếm đến 50%. Nhìn chung về giai đoạn 2012-2015, đây là giai đoạn mà chi phí dự phịng rủi ro tín dụng chiếm tỷ trong cao và tăng dần trong tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phịng rủi ro tín dụng với tỷ lệ lần lượt là 39.3%, 42.7%, 47.5% và 50%, làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến lơi nhuận của các NHTM này. Thông quá các số liệu này, ta có thể giải thích được phần nào ảnh hưởng của rủi ro lên lợi nhuận của các NHTM, trong khi lợi nhuận lại là chỉ tiêu cấu thành nên các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thống của ngân hàng như ROA, ROE, …

Dựa vào kết quả thống kê trên mẫu nghiên cứu, cho thấy chỉ tiệu ROA của 26 NHTM giai đoạn 2007-2015 dạo động từ khoảng 0.0079% đến 23.93% và mức trung bình đạt 1.20%, hầu hết các ngân hàng vẫn làm ăn có lãi, nhưng với mức này thì có thể nói là tương đối thấp khi 100 đồng tài sản chỉ tạo ra được 1.20 đồng lợi nhuận.

Trong khi đó chỉ tiêu ROE thì dao động từ mức 0.0652% đến 109.47% và mức trung bình đạt 12.5%, với ý nghĩa là 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ thu về được 12.5 đồng lợi nhuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 49 - 51)