Nền tảng lý thuyết về mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.3 Mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động trong các nghiên cứu trước đây

2.3.1 Nền tảng lý thuyết về mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động

Dựa trên những nghiên cứu trước đây, ta dễ dàng có thể thấy rằng hai yếu tố rủi ro và hiệu quả hoạt động có sự liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Cụ thể, trong nghiên cứu của Berger và DeYoung (1997), hai tác giả này cũng đánh giá mối quan hệ của hiệu quả và rủi ro hoạt động dựa trên cơ sở bốn giả thuyết được đề xuất là “bad luck”, “bad management”, “skimping” và “moral hazard”. Chi tiết về các giả thuyết cu ̣ thể được đề câ ̣p như sau:

- Giả thuyết “bad management”, được hiểu là nếu hiệu quả trong việc sử dụng chi phí giảm sẽ dẫn đến sự gia tăng mức độ rủi ro. Các ngân hàng có cơ chế quản lý kém thường khơng kiểm sốt tốt chi phí hoạt động cũng như khơng giám sát tốt người đi vay, do đó làm tăng nguy cơ dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng chi phí, theo đó các ngân hàng hoạt động càng khơng hiệu quả thì chi phí phát sinh sẽ càng cao. Do các vấn đề về tín dụng, vận hành, thị trường và các vấn đề về uy tín, việc suy giảm trong hiệu quả hoạt động sẽ đưa các ngân hàng đến xu hướng cho vay và đầu tư trên những danh mục đầu tư kém, dẫn tới hiệu quả thu nhập thấp. Để nâng cao hiệu quả kinh tế thấp đang hiện hữu, các ngân hàng quản lý kém có xu hướng chấp nhận rủi ro bổ sung, dẫn đến sự gia tăng về nguy cơ vỡ nợ.

- Giả thuyết “bad luck”, có nô ̣i dung ngược lại với giả thuyết “bad management” về mặt thời gian, rằng việc gia tăng những rủi ro trong hoạt động sẽ dẫn đến việc suy giảm hiệu quả kinh tế, các tác động ngoại sinh sẽ có ảnh hưởng hơn là kỹ năng của nhà quản lý hay việc ưa chuộng các khoản vay có rủi ro cao, trong việc gia tăng chi phí phát sinh và nỗ lực của nhà quản lý. Cụ thể, có thể hiểu các tác động ngoại sinh ở đây là suy thoái kinh tế, nền kinh tế suy thoái sẽ dẫn đến việc giảm chất lượng tài sản, doanh nghiệp đi vay có nguy cơ mất khả năng thanh khoản, khiến các khoản nợ còn tồn lại càng giảm chất lượng, đẩy các nhà quản lý ngân hàng phải gia tăng việc phân bổ nguồn lực vào nhân sự giám sát các khoản vay, công tác thu hồi nợ, xử lý tài sản thế chấp nhằm hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất. Như một hậu quả tất yếu, việc gia tăng này sẽ dẫn đến việc gia tăng chí phí điều hành bổ sung, giảm thu nhập và cuối cùng là giảm hiệu quả hoạt động.

- Giả thuyết “Moral hazard”, cho rằng khi các ngân hàng có mức vốn thấp hay hiệu quả hoạt động thấp các nhà quản lý ngân hàng có xu hướng khuyến khích các khoản vay có rủi ro hơn, kỳ vọng một mức lợi nhuận cao hơn, dẫn đến hậu quả là nợ xấu tăng cao hơn, làm gia tăng rủi ro. Vì vậy, trong thực tế và cụ thể là tại Việt Nam, các NHTM bị buộc buộc phải giữ một mức vốn cao hơn mức vốn

pháp định theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam và các ngân hàng cũng hạn chế việc này nhằm hạn chế phát sinh chi phí phát hành cổ phần mới. Ngoài ra, các vấn đề về “Moral hazard” làm gia tăng rủi ro trong hoạt động ngân hàng còn phát sinh bởi các nguyên nhận từ tình trạng bất cân xứng thông tin trong cho vay hay vấn đề chi phí đại diện.

- Cuối cùng là giả thuyết “Skimping, cho rằng việc gia tăng trong hiệu quả sử dụng chi phí sẽ làm gia tăng rủi ro và nguy cơ phá sản. Lý do ở đây có thể là các ngân hàng có xu hướng giảm bớt việc phân bổ chi phí vận hành bằng cách giảm giảm sát tín dụng, thẩm định tài sản thế chấp và các hoạt động marketing nhằm cải thiện hiệu quả kinh tế hơn. Ở đây, sự lựa chọn quan trọng của các ngân hàng nằm trong sự cân bằng giữa chi phí kinh doanh ngắn hạn và các vấn đề hiệu suất cho vay trong tương lai. Tuy nhiên, sự cải thiện trong hiệu quả kinh tế do tiết kiệm chi phí có thể đạt được chỉ trong thời gian ngắn, hậu quả của tiết kiệm chi phí là sự suy giảm về chất lượng của các khoản vay cũng như các khoản đầu tư, dễ dàng dẫn đến nguy cơ phá sản cao hơn.

Tóm lại, 4 giả thuyết này đã bao hàm hai chiều tác động trọng mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả. Cụ thể:

- Khi kiểm định tác động của hiệu quả lên rủi ro, ta có thể sử dụng ba giả thuyết “bad management”, “moral hazard” và “skimping”. Trong đó, ở giả thuyết “bad management”, với việc quản lý kém hiệu quả, hiệu quả giảm làm gia tăng rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đối với giả thuyết “moral hazard”, khi hoạt động với hiệu quả kém hơn, nhằm gia tăng lợi nhuận, hiệu quả, các nhà quản trị ngân hàng có xu hướng gia tăng đầu tư, cho vay vào các danh mục rủi ro cao, làm gia tăng rủi ro hoạt động. Trong khi đó, ở giả thuyết “skimping”, việc tiết kiệm các chi phí giám sát, vận hành, giảm thiểu chi phí đầu vào, nhằm gia tăng hiệu quả chi phí, đã gây ảnh hưởng đến chất lượng của các khoản tín dụng làm gia tăng rủi ro.

- Về tác động của rủi ro lên hiệu quả, ở đây ta sử dụng giả thuyết “bad luck”. Với giả thuyết “bad luck”, thì việc gia tăng rủi ro trong hoạt động kinh doanh do tác động từ các yếu tố bên ngồi, làm gia tăng các các khoản chi phí dự phịng giám sát cho vay, làm giảm hiệu quả chi phí.

Nhìn chung, khi nghiên cứu về hai yếu tố hiệu quả và rủi ro, các nghiên cứu thường áp dụng 4 giả thuyết này để tiến hành kiểm định, cụ thể là trong các nghiên cứu của Fiordelisi, Marques-Ibanez và Molyneux (2011); Tahir và Mongid (2015); Kwan và Eisenbeis (1997); Das và Ghosh (2004) William (2004); Tan và Floros (2013); Altunbas, Carbo, Gardener và Molyneux (2007) …

Và trong nghiên cứu này, một lần nửa học viên tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động dựa trên 4 giả thuyết “bad luck”, “bad management”, “skimping” và “moral hazard” được đề xuất bởi Berger và DeYoung (1997).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)