Nợ phải trả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 44 - 48)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.1 Giới thiệu sơ lược về hoạt động của các NHTM cổ phần tại Việt Nam

3.1.2 Nợ phải trả

Hình 3.2: Biểu đồ tổng nợ phải trả của 26 NHTM trong mẫu giai đoạn 2007- 2015

Nguồn: Dữ liệu BCTC 26 NHTM

Nhìn chung, tổng quy mơ nợ phải trả của hệ thống 26 NHTM giai đoạn 2007-2011 này đều tăng, mặc dù tốc độ tăng trưởng những năm gần đây có sự suy giảm. Cụ

thể, dựa vào biểu đồ trên có thể thấy rằng giai đoạn 2007-2010 là giai đoạn mà quy mơ tổng nợ phải trả của hệ thống có sự tăng mạnh đều ở mức hai con số.

Chiếm phần lớn trong tổng nợ phải trả của các ngân hàng là tiền gửi của khách hàng. Trong năm 2015, tổng tiền gửi của khách hàng của 26 ngân hàng là 3,370.35 nghìn tỷ đồng, tăng 15.2% so với năm 2014, góp phần quan trọng vào việc tăng tổng nợ phải trả thêm 14.6%.

Hình 3.3: Biểu đồ tổng nợ phải trả và tổng tiền gửi khách hàng của 26 NHTM trong mẫu giai đoạn 2007-2015

Nguồn: Dữ liệu BCTC 26 NHTM

Ngoài ra, tỷ trọng của tiền gửi khách hàng trên tổng nợ phải trả khơng có nhiều sự biến động trong giai đoạn 2007-2015, dao động từ mức thấp nhất 56% vào thời điểm năm 2011 đến mức cao nhất 78% vào thời điểm 2015. Dễ dàng nhận ra rằng đây là giai đoạn lãi suất huy động của hệ thống NHTM Việt Nam liên tục tăng vượt kỷ lục và NHNN đã liên tục nới mức trần lãi suất huy động cũng như lãi suất cơ bản nhằm đảm bảo lãi suất thực dương khi lạm phát trong những năm này liên tục tăng. Ngày 5/11/2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) quyết định điều chỉnh

tăng lãi suất cơ bản lên 9% sau 10 tháng duy trì ở 8%, sau đó, mức lãi suất huy động được các NHTM liên tục điều chỉnh tăng dần, thậm chí lên tới 18%/năm vào tháng cuối cùng của năm 2010 và mức lãi suất huy động này cũng từng đực áp dụng vào thời điểm 2008.

Tiếp theo sau đó, những năm 2011, 2012, thì tốc độ tăng trưởng đã có một mức giảm rõ rệt, và vào thời điểm 2012 tổng nợ phải trả chỉ tăng 3.98% so với năm 2011. Sau đó là giai đoạn 2013-2014, tốc độ tăng trưởng tổng nợ phải trả đã có sự hồi phục.

Khi nhìn vào hình 3.3 có thể một sự khác biệt vào thời điểm năm 2011 khi có sự chênh lệch giữa 2 đường đồ thị, chứng tỏ trong năm này có một nguồn vốn khác đã chiếm thị phần trong thị trường vốn ngân hàng, so với nguồn vốn từ huy động tiền gửi. Lật lại những sự kiện năm 2011, có thể thấy đây là điểm nóng của hoạt động cho vay liên ngân hàng. Theo Báo cáo Kiểm toán Nhà nước gửi các Đại biểu Quốc hội cho biết năm 2011, có nhiều thời điểm xuất hiện các giao dịch cho vay, gửi tiền liên ngân hàng với lãi suất cao bất thường. Tháng 3/2011 có giao dịch với lãi suất 23% một năm còn tháng 10 ghi nhận giao dịch với lãi suất 30% một năm, thậm chí trong tháng 11/2011 có giao dịch trên thị trường liên ngân hàng với mức lãi suất 37.5% một năm. Tại thời điểm này, lãi suất huy động trên thị trường dân cư tối đa là 14% một năm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Thơng thường, ngân hàng nào có quy mơ vốn chủ sở hữu càng lớn thì ngân hàng đó càng có điều kiện để (nhưng không nhất thiết) huy động thêm vốn vay, nợ nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Theo đó, khi xét riêng cho từng ngân hàng ở năm 2015, dù có sự hoán đổi nhất định, song trong Top 10 những ngân hàng có tổng nợ phải trả nhiều nhất cũng có 9 ngân hàng trong nhóm những ngân hàng có vốn chủ sở hữu nhiều nhất, cịn lại một ngân hàng là Maritime Bank khi không nằm trong top 10 ngân hàng có tổng nợ phải trả nhiều nhất, thay thế vị trí của Maritime Bank trong top này là Ngân hàng TMCP Kỹ Thương, mặc dù về vốn chủ sở hữu Techcombank (9,345 tỷ đồng) chỉ xếp thứ 11 còn Eximbank (12,035 tỷ đồng) thì

xếp hạng thứ 8, có thể thấy rằng Techcombank là một ngân hàng có khả năng huy động vốn tốt.

Khi xét về hệ số vốn chủ sở hữu/nợ phải trả, một trong những thước đo về khả năng thanh toán của ngân hàng và xét ở góc độ này, thì nhìn chung trong cả giai đoạn 2007-2015, chỉ số này dao động từ 2.17% (MHB năm 2009) đến 150.95% (MDB năm 2013) và mức trung bình là 13.38%, có thể thấy đây là một giai đoạn có nhiều biến động trong chỉ số này.

Ngoài ra, quay trở lại với năm 2015, thì top 10 về vốn chủ sở hữu khơng phải là 10 ngân hàng có khả năng thanh tốn tốt nhất, mà là những ngân hàng Top dưới, có Vốn chủ sở hữu thấp, cũng như nợ phải trả thấp như SGB (21.46%) hay KienLongBank (13.51%). Hệ số này tính bình qn cho 26 ngân hàng là 8.7% ở thời điểm cuối năm 2015, giảm so với mức 12.53% ở thời điểm cuối năm 2014 và các ngân hàng có quy mơ vốn chủ sở hữu, cũng như nợ phải trả lớn nhất có hệ số Vốn chủ sở hữu/Nợ phải trả nhìn chung thì thấp hơn so với các mức bình quân này. Nhìn theo một khía cạnh khác khi đánh giá về hệ số vốn chủ sở hữu/nợ phải trả của NHTM, có thể đánh giá được hiệu quả trong việc huy động vốn của các ngân hàng, vì vậy cũng có thể kết luận rằng, những ngân hàng có giá trị cao về chỉ số này cũng đồng nghĩa với việc đây là ngân hàng có khả năng huy động kém.

Và nhìn chung thì khi xếp hạng về vốn chủ hữu, nợ phải trả hay hệ số vốn chủ sở hữu/nợ phải trả thì thứ tự của các ngân hàng đề khơng thay đổi so với năm 2014.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)