Kết quả hồi quy mở rộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 80 - 106)

Tác động của rủi ro lên hiệu quả

Tác Động của hiệu quả lên rủi ro

Y=Malmquist Y=LLPTL Y=Z-score

Malmquist - - -0.0033* -5.453*** - - 0.067 0.001 LLPTL -7.034* - - - 0.005 - - - Z-score - -0.0215** - - - 0.028 - - CAP -2.988** -1.384 0.0032 104.56*** 0.02 0.381 0.756 0.000 ROA 1.214 -1.197 -0.0322* -8.298 0.684 0.414 0.092 0.726 Size -0.936*** -1.083** -0.0015 -13.21*** 0.004 0.022 0.742 0.001 Liquidity -0.226 0.505 -0.0049 -3.630 0.337 0.324 0.444 0.453 TAXATION 0.1248 -1.071 -0.024 -16.57 0.589 0.357 0.127 0.134 OBSOTA 0.078 0.3606 0.022*** 11.643 0.814 0.847 0.007 0.187 SMD -1.868*** -1.33 0.0021 -9.190 0.003 0.151 0.832 0.342 GDPG 0.030* -0.014 -0.0017*** -0.749 0.057 0.746 0.00 0.128 IR -0.031*** -0.021 -0.000003 -0.192 0.003 0.133 0.984 0.215 C(3) -5.353*** -4.962** -0.0264 -36.37 0.000 0.03 0.279 0.088* BSD 0.115*** 0.1004** 0.0017 1.20* 0.005 0.132 0.011 0.067 _cons 17.19*** - 0.0636 - 0.001 - 0.438 - AR(1) 0.005 0.000 0.080 0.315 AR(2) 0.222 0.878 0.192 0.867 Sargan/Hansen 1 0.820 0.669 0.525 N 205 205 205 205

Và để đảm bảo tính bền vững cho kết quả nghiên cứu, luận văn sử dụng thêm một chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của ngân hàng khác là chỉ số thay đổi trong hiệu quả kỹ thuật (Malmquist), để đánh giá mối quan hệ giữa hiệu quả và rủi ro trong hoạt động ngân hàng thay thế cho chỉ số hiệu quả kĩ thuật (TE).

Tập trung vào nhận xét sự tương quan giữa hai yếu tố rủi ro và hiệu quả hoạt động ở bốn mơ hình với chỉ tiêu hiệu quả được thay thế bằng chỉ số Malmquist, thì có thể thấy rằng chiều tác động của cặp yếu tố trong từng mơ hình đều giống với chiều tác động tương ứng ở các mơ hình (1), (2), (3), (4) và chỉ khác nhau về mức ý nghĩa ở mơ hình tác động của hiệu quả lên rủi ro tín dụng và rủi ro tổng thể, cụ thể ở đây hiệu quả có tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng với mức ý nghĩa 10% và cùng chiều với rủi ro tổng thể với mức ý nghĩa 1%. Một lần nửa, kết quả hồi quy này đã cũng cố thêm tính bền vững cho kết quả ở bốn phương trình đầu, về mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động ở 26 NHTM trong mẫu tại Việt Nam giai đoạn 2007-2015.

Nhìn chung, cũng tùy thuộc vào cách đo lường, mơ hình hồi qui, hầu hết các biến được sử dụng đều có ý nghĩa thống kê. Mặc dù kì vọng ban đầu chỉ tập trung vào cặp biến rủi ro và hiệu quả, kết quả cũng khẳng định ở tất cả các cách đo lường, mối quan hệ nghịch chiều của hai yếu tố này.

Kết luâ ̣n chương 4:

Trong chương 4, nghiên cứu đã tiến hành phân tích các chỉ số về hiệu quả hoa ̣t đô ̣ng của các NHTM Việt Nam cũng như mô tả các biến đầu vào và đầu ra trong mơ hình phân tích phi tham số. Với sự trợ giúp của các phần mềm phân tích hiệu quả biên, nghiên cứu tiến hành phân tích thực trạng hiệu quả hoạt đơ ̣ng của hệ thống NHTM Việt Nam thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cơ bản đó là: hiệu quả kỹ thuật (TE), chỉ số thay đổi năng śt (Malmquist). Sau q trình phân tích, nghiên cứu đã tiến hành phân tích hồi quy bằng phương pháp GMM để đánh giá mối quan hê ̣ giữa rủi ro và hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng của hệ thống NHTM Việt Nam.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CHO CÁC NHTM CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM VIỆT NAM

Trên cơ sở phân tích hiệu quả và rủi ro hoa ̣t đơ ̣ng cũng như phân tích mối quan hệ giữa hai yếu tố này tại các NHTM cổ phần Việt Nam. Chương 5 tiến hành kết luâ ̣n, đánh giá kết quả đã thu được từ chương 4, đề xuất hệ thống các giải pháp và kiến nghị giúp nâng cao hiệu quả hoạt đô ̣ng cũng như giảm thiểu rủi ro ta ̣i các NHTM cổ phần Việt Nam.

5.1 Cá c kết quả chính của luâ ̣n văn

Luận văn tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động dự trên phương pháp phân tích DEA, đánh giá mối quan hệ giữa hai yếu tố rủi ro và hiệu quả hoạt động dựa trên phương pháp ước lượng GMM (1998) và dựa trên dữ liệu của 26 NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2015. Kết quả phân tích đã cho thấy rằng phần lớn các NHTM trong mẫu đều hoạt động chưa đạt được hiệu suất tối đa, chỉ có 5 trong số 26 NHTM trong mẫu là đạt được mức hiệu suất 100% trong việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực, bên cạnh đó hiệu quả kỹ thuật trung bình giai đoạn 2007 – 2015 của 26 NHTM trong mẫu nghiên cứu đạt 80%, cho thấy 26 NHTM này chỉ tận dụng được 80% đầu vào, phần còn lại là 20% đã bị lãng phí.

Kết quả cũng đã cung cấp một bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt Nam. Cụ thể, khi sử dụng hai chỉ số về rủi ro (LLPTL và Z-score) và hai chỉ số về hiệu quả hoạt động (TE và Malmquist), kết quả thực nghiệm đã chỉ ra một mối quan hệ nghịch chiều giữa hiệu quả hoạt động và rủi ro tín dụng, mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro tổng thể và hiệu quả hoạt động. Kết quả nghiên cứu này đã cũng cố thêm bằng chứng cho các giả thuyết được đề xuất bới Berger và De Young (1997). Cụ thể, ở giả thuyết “bad management”, nội dung của giả thuyết một lần nửa đã được khẳng định bởi kết quả thực nghiệm, với nội dung, khi hiệu quả trong việc phân bổ và sử dụng nguồn lực giảm sẽ dẫn đến việc gia tăng trong rủi ro tín dụng. Ở giả thuyết “bad luck”, nội dung giả thuyết cũng đã được chứng minh ở các mơ hình nghiên cứu. Ngồi ra, kết

quả hồi quy còn cho thấy một mối quan hệ hai chiều dương của hiệu quả và rủi ro tổng thể. Vì khơng xác định được một tác động trong việc gia tăng hiệu quả hoạt động làm gia tăng trong rủi ro tín dụng, chỉ phát hiện bằng chứng trong việc gia tăng hiệu quả hoạt động làm gia tăng rủi ro tổng thể, vì vậy có thể kết luận bằng chứng về giả thuyết “skimping” khơng được tìm thấy. Bên cạnh đó, có thể thấy rằng có một sự khác nhau về chiều tác động trong mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và hiệu quả, rủi ro tổng thể và hiệu quả, từ đó có thể kết luận rằng rủi ro tín dụng nay đã khơng cịn là rủi ro ảnh hưởng chủ yếu lên hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam. Ngoài ra, khi xét các yếu tố khác được đưa vào hồi quy thì hầu hết các yếu tố này đều có ý nghĩa thống kê.

Dựa vào kết quả hồi quy, có thể thấy hầu hết các yếu tố tiến hành hồi quy đều có tác động lên rủi ro tín dụng, rủi ro tổng thể và hiệu quả hoạt động của ngân hàng, ngoại trừ các biến quy mô tổng tài sản, tỷ lệ phát triển thị trường chứng khoán và tỷ lệ lạm phát khơng có tác động lên rủi ro tín dụng.

5.2 Đề xuất cho cá c NHTM Viê ̣t Nam

5.2.1 Giải pháp gia tăng hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng

Bằng việc sử dụng chỉ số hiệu quả kĩ thuật (Technical Efficiency) thông qua phương pháp phân tích DEA, dựa trên cơ sở này luận văn đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động. Theo đó, thì các NHTM cổ phần Việt Nam cần giảm chi phí đầu vào, như giảm chi phí sử dụng nguồn lực tài chính, tranh thủ các nguồn vốn giá rẻ và giảm chi phí tiền lương hay tinh giảm bộ máy nhân sự, giảm các chi phí khác như chi phí quản lý, chi cho tài sản, cũng như chi phí quảng cáo để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của ngân hàng. Đối với quy mô đầu ra – điều chỉnh thu nhập từ hoạt động kinh doanh sao cho tương xứng với các nguồn lực đầu vào đã sử dụng. Trước hết, các NHTM Việt Nam cần gia tăng quy mô các hoạt động cung ứng dịch vụ và thanh toán cho khách hàng để tăng quy mô của các khoản thu nhập từ hoạt động dịch vụ đồng thời đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của khách hàng. Tiếp đó, là gia tăng các nguồn vốn huy động cũng như doanh số cho vay với

một tỷ lệ phù hợp. Khi gia tăng quy mô doanh thu đầu ra giúp các NHTM Việt Nam cải thiện được hiệu quả kỹ thuật.

Để thực hiện tốt mục tiêu gia tăng quy mô đầu vào, các giải pháp được đề xuất như sau:

 Các NHTM Việt Nam cần chú ý xây dựng chính sách quản lý chi phí hợp lý, đặc biệt cần chú ý đến chi phí quản lý và chi phí sử dụng vốn đối với các NHTM Việt Nam có tỷ lệ chi phí quản lý và chi phí sử dụng vốn cao.

 Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cũng như xây dựng một chính sách tiền lương hợp lý, cơ cấu và tinh chỉnh lại bộ máy nhân sự, đào tạo; bồi dưỡng để có đội ngũ cán bộ kinh doanh ngân hàng chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển; đồng thời đầu tư công nghệ hiện đại nhằm tăng năng suất lao động và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của ngân hàng. Nguồn nhân lực có chất lượng cao là yếu tố quan trọng giúp các NHTM Việt Nam có thể xây dựng lộ trình phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM.

 Xây dựng một chính sách lãi suất hợp lý, bao gồm cả lãi suất huy động và cho vay. Đây là một trong những chính sách quan trọng nhất của các NHTM, đòi hỏi phải có sự linh hoạt, vừa hấp dẫn người gửi, đồng thời phải đảm bảo tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn huy động, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.

Để thực hiện tốt mục tiêu gia tăng quy mơ đầu ra, thì luận văn cũng đề xuất một số biện pháp:

 Nâng cao quy mơ đầu ra thơng qua việc đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới có chất lượng cao và mang lại giá trị gia tăng lớn cho ngân hàng – những sản phẩm, dịch vụ mang lại giá trị gia tăng cao nhằm nâng cao tính cạnh tranh với các NHTM trong nước và các NHTM nước ngoài. Thay đổi mạnh cơ cấu kinh doanh hay tăng cường nguồn thu từ dịch vụ hơn là từ hoạt động tín dụng truyền thống, tăng thêm ưu đãi như: hỗ trợ tư vấn, tham gia hỗ trợ đầu tư… Việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới của các NHTM Việt

Nam yêu cầu phải có chiến lược phát triển thật phù hợp và tạo nên sự khác biệt với các NHTM khác nhất là các NHTM nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam. Bên cạnh đó việc làm này cịn có thể giúp các NHTM Việt Nam phân tán rủi ro tránh phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động tín dụng truyền thống.

 Đẩy mạnh cho vay tỷ lệ nhiều hơn đối với các dự án có tính an tồn cao, khả thi, cũng như thực hiện các chính sách cho vay ưu đãi, bên cạnh việc tăng cường quảng bá cho các sản phẩm cho vay ngân hàng, xây dựng một hình ảnh là một NHTM cho vay lành mạnh, hạn chế rủi ro trong cho vay nhằm thu hút nhiều khác hàng vay có chất lượng.

 Về huy động vốn, các NHTM cũng nên đẩy mạnh đa dạng hóa các hình thức huy động vốn các sản phẩm tiền gửi tạo những cơ hội để người gửi lựa chọn, đáp ứng được các nhu cầu của người gửi. Xây dựng những hình thức huy động vốn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, tâm lý dân cư vùng mà ngân hàng đặt địa điểm, đồng thời phù hợp với yêu cầu sử dụng cũng như dễ dàng quản lý có hiệu quả nguồn vốn của mình. Khi hình thức huy động vốn đa dạng nghĩa là số lượng vốn huy động được tăng lên và chi phí huy động có xu hướng giảm xuống. Bên cạnh đó, các NHTM cũng nên đẩy mạnh công tác cân đối vốn của ngân hàng để có một chiến lược huy động vốn đúng đắn phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn trong cùng thời kỳ, sẽ tạo điều kiện cho các NHTM đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và tăng trưởng nguồn vốn. Thông qua cân đối vốn, NHTM sẽ biết được thực trạng và có những dự đốn nhu cầu biến động vốn trong tương lai. Từ đó có thể đưa ra chính sách huy động thích hợp về số lượng cũng như là về loại tiền và kỳ hạn huy động. Qua đó sẽ nâng cao tính chủ động của NHTM trong cơng tác huy động vốn.

5.2.2 Giả i pháp ha ̣n chế rủi ro tổng thể

Dựa trên cơng thức tính chỉ số Z-score, chỉ số được sử dụng để đánh giá rủi ro tổng thể của các NHTM cổ phần tại Việt Nam trong luận văn này, có thể thấy rằng, để giảm thiểu rủi ro tổng thể cần dựa trên 3 yếu tố khả năng sinh lời (ROA), tỷ lệ vốn chủ sỡ hữu/tổng tài sản và độ lệch chuẩn của ROA. Theo đó, luận văn cũng đề xuất

một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tổng thể của các NHTM cổ phần Việt Nam như sau:

 Nhằm làm giảm rủi ro tổng thể các NHTM nên gia tăng khả năng sinh lời của mình, thơng qua một số biện pháp như giảm thiểu nợ xấu làm giảm dự phịng rủi ro, từ đó gia tăng lợi nhuận; tăng cường và phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ ngân hàng nhằm tăng thêm thu nhập cho ngân hàng, làm giảm bớt áp lực quy mô hoạt động cho dịch vụ tín dụng, giúp hạn chế rủi ro tín dụng.

 Về vấn đề tăng vốn tự có để làm giảm rủi ro tổng thể, thì các ngân hàng nên duy trì mức vốn tự có một cách hợp lý, cân đối so với quy mô và phạm vi hoạt động của ngân hàng mình, tính tốn cụ thể nguồn vốn cần thiết nhằm phân bổ phù hợp cho mỗi nghiệp vụ kinh doanh, đảm bảo khơng bị ứ đọng vốn nhằm tối đa hố lợi nhuận và hạn chế được các rủi ro xảy ra cho ngân hàng, đặc biệt là rủi ro tín dụng.

 Việc tăng trưởng lợi nhuận luôn là vẫn luôn là vấn đề được chú trọng tại các NHTM Việt Nam, nhưng liệu việc tăng trưởng quá nhanh liệu có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của các NHTM? Việc các NHTM quá ưu tiên tăng trưởng lợi nhuận, chạy đua doanh số là yếu tố làm gia tăng cạnh tranh của các NHTM, làm cho phí hoạt động tăng, rủi ro cũng tăng lên khi các ngân hàng phải tranh giành khách, huy động vốn ngắn mà cho vay dài hạn, tập trung vốn cho những lĩnh vực và đối tượng khách hàng gặp nhiều rủi ro. Sự cố sức này cũng tạo nên sức ép cho toàn hệ thống, đã khơng dễ gì cạnh tranh được với các ngân hàng lớn mà hệ lụy của việc vỡ bong bóng hơi từ các ngân hàng nhỏ có thể diễn ra bất cứ lúc nào. Vì vậy, các NHTM cũng khơng nên q chú trọng tăng trưởng lợi nhuận quá mức, cần có một lộ trình, kế hoạch phát triển bền vững cho từng giai đoạn, tránh việc phát triển quá ào ạt gây đổ vỡ, ảnh hưởng đến hệ thông ngân hàng.

5.2.3 Giả i pháp ha ̣n chế rủi ro tín du ̣ng

Luận văn sử dụng tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng để đánh giá rủi ro tín dụng của các NHTM. Theo đó, việc gia tăng tỷ lê dự phịng rủi ro tín dụng, xuất phát từ nguyên nhân là việc gia tăng nợ xấu từ các NHTM cổ phần Việt Nam. Vì vậy để hạn chế rủi

ro tín dụng, cụ thể ở đây là giảm nợ xấu tại các NHTM cổ phần Việt Nam, luận văn cũng khuyến nghị một số giải pháp như sau:

 Nâng cao chất lượng của thông tin thị thường nhằm giúp cho các NHTM có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 80 - 106)