Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 32 - 41)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.3 Mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động trong các nghiên cứu trước đây

2.3.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động ngân

động ngân hàng

Rủi ro là vấn đề quan tâm hàng đầu trong hoạt động của các NHTM, có thể thấy rằng rủi ro ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động của các NHTM, từ các hoạt huy động vốn đến sử dụng vốn cùng các nghiệp vụ khác, cho nên tác động của rủi ro ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Nhiều nghiên cứu của các chuyên gia đã có những nhận định khác nhau về mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động và rủi ro trong kinh doanh ngân hàng.

Theo Berger và DeYoung (1997) khi sử dụng phương pháp kiểm định nhận quả Granger đối với các ngân hàng tại Mỹ giai đoạn 1985-1994 và Williams (2004) sử dụng cùng phương pháp khi kiểm định trên các ngân hàng tại châu Âu giai đoạn 1990-1998, đã tìm thấy bằng chứng về giả thuyết “bad management”, cho rằng đối với những ngân hàng hoạt động với hiệu quả càng thấp thì thì chi phí phát sinh sẽ cao hơn, vì thực tế cho rằng những khoản tín dụng được thống kê và chi phí hoạt động khơng được kiểm sốt một cách hiệu quả. Và những vấn đề liên quan đến tín

dụng, vận hành, thị trường cũng như các vấn đề về uy tín, giảm hiệu quả hoạt động sẽ dẫn đến việc gia tăng trong rủi ro hoạt động ngân hàng. Từ đó sẽ dẫn đến hệ quả là càng gia tăng có khoản vay có rủi ro càng làm giảm hiểu quả hoạt động của ngân hàng.

Cũng tìm ra bằng chứng cũng cố thêm cho giả thuyết “bad management”, Fiordelisi, Marques-Ibanez và Molyneux (2011), khi sử dụng phương pháp hồi quy moment tổng quát (GMM) để đánh giá mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động và rủi ro tại các ngân hàng thương mại châu Âu giai đoạn 1995-2007 cũng nhận định rằng các ngân hàng hoạt động khơng hiệu quả thường khi có rủi ro cao hơn và qui mơ vốn lớn hơn thì hoạt động hiệu quả hơn.

Khi xét về giả thuyết “moral hazard” trong hoạt động ngân hàng, trong một nghiên cứu khác, khi nghiên cứu trên 352 tố chức ngân hàng tại Mỹ giai đoạn 1986-1995, Kwan và Eisenbeis (1997) tìm thấy một đóng góp nhằm làm rõ thêm về sự kém hiệu quả trong hoạt động do rủi ro cho giả thuyết “moral hazard”, rằng những ngân hoạt động với hiệu quả thấp thì có nhiều rủi ro hơn là các ngân hàng hoạt động với hiệu quả cao.

Tại khu vực châu Á gần đây khi xét về giả thuyết “moral hazard” thì có nghiên cứu của Deelchand và Padgett (2009) khi nghiên cứu trên 263 ngân hàng hợp tác xã tại Nhật Bản, giai đoạn 2003 – 2006, hai nhà nghiên cứu này cho rằng do tác động của rủi ro đạo đức tồn tại trong hệ thống ngân hàng tại Nhật, vì vậy các ngân hàng này hoạt động càng khơng hiệu quả khi càng có nhiều vốn và đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Một nghiên cứu tại một quốc gia khác là Ấn Độ cùng cho kết quả tương tự của Das và Ghosh (2004) khi sử dụng phương pháp hồi quy moment tổng quát (GMM) để kiểm định trên 243 ngân hàng tại Ấn Độ.

Một nghiên cứu khác, sử dụng hai chỉ số khác nhau về hiệu quả hoạt động ngân hàng bằng phương pháp phân tích hiệu quả SFA và ba chỉ số về rủi ro ngân hàng nghiên cứu trên 40 ngân hàng tại Ấn Độ giai đoạn 1994-2011 dựa trên phương pháp hồi quy bình phương bé nhất 3 giai đoạn (3SLS), thực hiện bởi Nguyễn Phạm

Thiên Thanh và Nghiêm Hồng Sơn (2013). Hai tác giả này đã tìm ra các bằng chứng củng cố thêm cho giả thuyết “bad management” ở các ngân hàng tư nhân cũng như các ngân hàng nhà nước. Cụ thể, khi hiệu quả chi phí giảm sẽ dẫn đến sự gia tăng về rủi ro. Trong khi đó, chỉ xuất hiện ở các ngân hàng nhà nước, các bằng chứng củng cố thêm cho 2 giả thuyết “bad luck” và “skimping”. Cụ thể, một sự gia tăng trong rủi ro sẽ dẫn đến sự suy giảm trong hiệu quả chi phí (“bad luck”), trong khí đó một sự gia tăng hiệu quả lợi nhuận sẽ dẫn đến việc gia tăng của rủi ro (“skimping”).

Trái ngược với nhận định được đưa ra bởi các nghiên cứu trên thì Altunbas, Carbo, Gardener và Molyneux (2007), khi sử dụng phương pháp hồi quy Seeming Unrelated Regression (SUR) để tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa vốn, dự phòng rủi ro và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng châu Âu giai đoạn 1992-2000 lại cho rằng các ngân hàng hoạt động với hiệu quả càng cao lại càng có rủi ro hơn, trong khi đó các ngân hàng hoạt động kém hiệu quả với nguồn vốn lớn lại ít phải đối mặt với rủi ro hơn.

Trong nghiên cứu của Mongid, Tahir và Haron (2012), bằng phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu ba giai đoạn (3SLS), dựa trên các ngân hàng tại 8 quốc gia khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 2003-2008, đã chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa hiệu quả và rủi ro, đặc biệt trong nghiên cứu này các tác giả đã sử dụng biến tổng chi phí trên tổng thu nhập để đo lượng sự không hiệu quả trong hoạt động ngân hàng, khác với các nghiên cứu khác đều sử dụng phương pháp định lượng như SFA hoặc DEA để xác định các chỉ số hiệu quả. Các nhà nghiên cứu này kết luận rằng, các ngân hàng càng hoạt động khơng hiệu quả thì càng thận trọng hơn trong việc cho vay đặc biệt là các ngân hàng quy mô nhỏ bị hạn chế trong khả năng đa dạng hóa danh mục đầu tư, vì vậy mà rủi ro phải gánh chịu cũng giảm.

Một nghiên cứu khác tại Đông Nam Á, cũng từ hai nhà nghiên cứu Tahir và Mongid (2015), đã sử dụng phương pháp phân tích tham số (SFA) để xác định hiệu quả hoạt động ngân hàng và đánh giá mối quan hệ giữa 3 yếu tố vốn hiệu quả và rủi

ro bằng phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu ba giai đoạn (3SLS), dựa trên số liệu các ngân hàng tại 6 quốc gia giai đoạn 2003-2008. Kết quả nghiên cứu này cũng đã góp phần cũng cố thêm kết quả nghiên cứu trước đó của hai nhà nghiên cứu này và hai nhà nghiên cứu này cũng kết luận rằng, có một mối quan hệ tương quan dương giữa 2 yếu tố rủi ro và hiệu quả. Cụ thể, các ngân hàng hoạt động càng hiệu quả thì càng chấp nhận nhiều rủi ro và ngược lại các ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro thì hoạt động càng hiệu quả.

Dựa trên số liệu thường niên của 101 ngân hàng giai đoạn 2003-2009 tại Trung Quốc, Tan và Floros (2013) đã sử dụng ba chỉ số khác nhau về hiệu quả, năng suất hoạt động ngân hàng được xác định bằng phân tích phi tham số DEA và bốn chỉ số về rủi ro ngân hàng. Ứng dụng phương pháp hồi quy bình phương bé nhất 3 giai đoạn (3SLS) hai nhà nghiên cứu này kết luận rằng, các ngân hàng hoạt động càng hiệu quả thì càng ưa chuộng với rủi ro (cùng chiều) và ngược lại các ngân hàng có hiệu quả kém sẽ càng e ngại né tránh rủi ro hơn (ngược chiều).

Tại Việt Nam, được đăng trên tạp chí Cơng Nghệ Ngân Hàng, khi sử du ̣ng mô hình hồi quy Tobit dựa trên số liê ̣u của 39 NHTM Viê ̣t Nam giai đoa ̣n 2005-2012, để xác đi ̣nh các yếu tố ảnh hưởng đến hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng của các NHTM Viê ̣t Nam, thông qua 2 chỉ tiêu ROA VÀ ROE, Tri ̣nh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) đã cho ra kết quả rằng, các chỉ tiêu như tổng chi phí hoa ̣t đô ̣ng trên doanh thu, rủ i ro (tỷ lê ̣ nợ xấu) có tương quan nghi ̣ch với hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng; tỷ lê ̣ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng cao thì lợi nhuâ ̣n trên tổng tài sản càng cao, nhưng la ̣i làm lợi nhuâ ̣n trên vốn chủ sở hữu giảm; tỷ lê ̣ cho vay trên tổng tài sản thì có tương quan thuâ ̣n với hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng. Ngoài ra, các NHTM nhà nước hoa ̣t đô ̣ng kém hiê ̣u quả hơn các NHTM khác.

Ngược la ̣i, Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Thị Hồng Chuyên (2014), cũng đã tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của 19 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007-2013. Kết quả cho thấy rằng, rủi ro, ở đây cũng được đo lường

bằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (NPL) có tác động cùng chiều lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Bảng 2.3: Trích dẫn một số kết quả nghiên cứu trước đây

Nghiên cứu Dữ liệu Phương Pháp Kết quả

Berger và DeYoung (1997)

Dựa trên các số liệu của các NHTM tại Mỹ giai đoạn 1985-1994

Bình phương nhỏ nhất (OLS)

Tìm thấy bằng chứng về giả thuyết “bad management”, cụ thể là khi giảm hiệu quả hoạt động sẽ dẫn đến gia tăng rủi ro. Và ngược lại khi càng chấp nhận các khoản vay có rủi ro thì sẽ dẫn đến hiệu quả giảm.

Williams (2004) Dựa trên các số liệu của các ngân hàng tại châu Âu giai đoạn 1990-1998

Bình phương nhỏ nhất (OLS) Kwan và Eisenbeis

(1997)

Dựa trên các số liệu của 352 NHTM tại Mỹ giai đoạn 1987-1995

Bình phương tối thiểu hai

giai đoạn (2SLS)

Tìm thấy bằng chứng về giả thuyết “moral harzard”, rằng những ngân hoạt động với hiệu quả thấp thì có nhiều rủi ro hơn là các ngân hàng hoạt động với hiệu quả cao.

Das và Ghosh (2007)

Dựa trên các số liệu của 27 ngân hàng thương mại nhà nước nắm quyền chi phối tại Ấn Độ, giai đoạn 1994 – 2005

Moment tổng quát (GMM)

Tìm thấy bằng chứng về giả thuyết “moral harzard”, khi tăng trưởng quá mức trong tín dụng dẫn đến sự gia tăng về rủi ro hoạt động.

Deelchand và Padgett (2009)

Dựa trên các số liệu của 263 ngân hàng hợp tác xã tại Nhật Bản, giai đoạn 2003 – 2006

Bình phương tối thiểu hai

giai đoạn (2SLS)

Tìm thấy bằng chứng về giả thuyết “moral harzard”, tồn tại trong hệ thống ngân hàng tại Nhật, vì vậy các ngân hàng này hoạt động càng khơng hiệu quả khi càng có nhiều vốn và đối mặt với nhiều rủi ro hơn.

Fiordelisi, Marques- Ibanez và Molyneux

(2011)

Dựa trên các số liệu của 26 ngân hàng thương mại châu Âu giai đoạn 1995-2007

Moment tổng quát (GMM)

Tìm thấy bằng chứng về giả thuyết “bad management”, cho rằng các ngân hàng hoạt động không hiệu quả thường khi có rủi ro cao hơn và qui mơ vốn lớn hơn thì hoạt động hiệu quả hơn.

Nguyễn Phạm Thiên Thanh và Nghiêm Hồng

Sơn (2013)

Dựa trên các số liệu của 40 ngân hàng tại Ấn Độ giai đoạn 1994-2011

Bình phương tối thiểu ba giai

đoạn (3SLS)

Tìm ra các bằng chứng củng cố thêm cho giả thuyết “bad management” ở các ngân hàng tư nhân cũng như các ngân hàng nhà nước. Cụ thể, khi hiệu quả chi phí giảm sẽ dẫn đến sự gia tăng về rủi ro. Trong khi đó, chỉ xuất hiện ở các ngân hàng nhà nước, các bằng chứng củng cố thếm cho 2 giả thuyết “bad luck” và “skimping”. Cụ thể, một sự gia tăng trong rủi ro sẽ dẫn đến sự suy giảm trong hiệu quả chi phí (“bad luck”), trong khí đó một sự gia tăng hiệu quả lợi nhuận sẽ dẫn đến việc gia tăng của rủi ro (“skimping”). Tri ̣nh Quốc Trung và

Nguyễn Văn Sang (2013)

Dựa trên số liê ̣u của 39 NHTM Viê ̣t Nam giai đoa ̣n 2005-2012

Mô hình hồi quy Tobit

Kết quả nghiên cứu cho rằng, rủi ro (tỷ lê ̣ nợ xấu) có tương quan nghịch với hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng.

Altunbas, Carbo, Gardener và Molyneux

(2007)

Dựa trên các số liệu của các ngân hàng tại 15 quốc gia châu Âu giai đoạn 1992-2000

Seeming Unrelated Regression

(SUR)

Kết quả nghiên cứu cho rằng các ngân hàng hoạt động với hiệu quả càng cao lại càng có rủi ro hơn, trong khi đó các ngân hàng hoạt động kém hiệu quả với nguồn vốn lớn lại ít phải đối mặt với rủi ro hơn.

Mongid, Tahir và Haron (2012)

Dựa trên các số liệu của các ngân hàng tại 8 quốc gia khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 2003-2008

Bình phương tối thiểu ba giai

đoạn (3SLS)

Kết quả nghiên cứu cho rằng các ngân hàng càng hoạt động khơng hiệu quả thì càng thận trọng hơn trong việc cho vay đặc biệt là các ngân hàng quy mô nhỏ bị hạn chế trong khả năng đa dạng hóa danh mục đầu tư, vì vậy mà rủi ro phải gánh chịu cũng giảm.

Tan và Floros (2013)

Dựa trên số liệu thường niên của 101 ngân hàng giai đoạn 2003-2009 tại Trung Quốc

Bình phương tối thiểu ba giai

đoạn (3SLS)

Kết quả nghiên cứu kết luận rằng, các ngân hàng hoạt động càng hiệu quả thì càng ưa chuộng với rủi ro (cùng chiều) và ngược lại các ngân hàng có hiệu quả kém sẽ càng e ngại né tránh rủi ro hơn (ngược chiều).

Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Thị Hồng

Chuyên (2014)

Dựa trên số liệu thường niên của 19 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007-2013.

Mơ hình Tobit Kết quả nghiên cứu kết luận rằng, có tác động cùng chiều lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Tahir và Mongid (2015)

Dựa trên 633 quan sát số liệu các ngân hàng tại 6 quốc tại Đông Nam Á, gia giai đoạn 2003-2008

Bình phương tối thiểu ba giai

đoạn (3SLS)

Kết quả nghiên cứu cho rằng các ngân hàng hoạt động càng hiệu quả thì càng chấp nhận nhiều rủi ro và ngược lại các ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro thì hoạt động càng hiệu quả.

Và nhìn chung, đã có 2 luồng ý kiến trái chiều dựa trên những kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động ngân hàng được giới thiệu ở trên. Vậy câu hỏi vẫn đặt ra ở đây, liệu một nền kinh tế với hệ thống ngân hàng còn nhiều yếu kém, đang phát triển như Việt Nam, mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động sẽ như thế nào, là ngược chiều như trong nghiên cứu Berger và DeYoung (1997) hay cùng chiều như trong nghiên cứu Tan và Floros (2013). Và đây cũng là nội dung chính của luận văn thạc sĩ này.

Kết luận chương 2

Nô ̣i dung chương 2 đã nêu ra các lý thuyết cơ bản về hiệu quả và rủi ro trong hoạt động của các NHTM. Nghiên cứu cũng tham khảo các cơng trình nghiên cứu có liên quan để chỉ ra các nhân tố tác động lên hiệu quả trong việc phân bổ nguồn lực cũng như rủi ro trong hoạt động của NHTM. Cuối cùng nghiên cứu cũng đã chỉ ra được mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực của các NHTM của một quốc gia thông qua các nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

Trước khi đo lường hiệu quả sử dụng nguồn lực của các NHTM Việt Nam cũng như phân tích mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng nguồn lực và rủi ro của các NHTM tại Việt Nam. Nghiên cứu tiến hành phân tích tổng quan về tình trạng nguồn vốn, tài sản, tình hình cho vay, thu nhập cũng như khả năng sinh lời và rủi ro của các NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 32 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)