Thống kê mô tả hai độ đo hiệu quả TE và Malmquist

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 65 - 66)

Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max

TE 208 0.799154 0.146455 0.483 1

Malmquist 182 1.025681 0.198492 0.513 2.103

Nguồn: Kết quả phân tích DEA từ dữ liệu đề tài

Kết quả cho thấy, trung bình độ đo hiệu quả kỹ thuật (TE) giai đoạn 2007 – 2015 của 26 NHTM thu được từ phương pháp DEA là 0.799, với ý nghĩa là các NHTM này chỉ sử dụng 79.9% nguồn lực đầu vào, tương ứng đã lãng phí 20.1% nguồn lực. Ngồi ra, giá trị cao nhất của độ đo TE là ở các ngân hàng ABBank, ACB, BIDV, MB và VietABank với mức hiệu quả bình quân lên tới 100% và thấp nhất là ở ngân hàng NCB với mức hiệu quả bình quân 48.3%, kế đến là VPBank với mức hiệu quả bình qn 55.6%.

Tính khơng hiệu quả về kỹ thuật phản ánh sự chệch hướng khi việc quản lý so với ngân hàng hiệu quả tốt nhất và khi việc phân bổ các nguồn lực khơng hiệu quả thì các ngân hàng có thể thay đổi việc phân bổ trong tỷ trọng cũng như quy mô các nguồn lực hiện tại của ngân hàng mình để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực. Khi các NHTM đạt hiệu quả kỹ thuật tối đa và quy mơ hợp lý thì sẽ làm cho hiệu quả sử dụng các nguồn lực của ngân hàng được hiệu quả tốt nhất.

Với ý nghĩa là, tăng năng suất sẽ biểu thị bằng chỉ số Malmquist lớn hơn 1 và năng suất giảm sẽ gắn với việc chỉ số Malmquist nhỏ hơn 1. Vì vậy, để đánh giá tình trạng hiệu quả trong quản lý các nguồn lực tại các NHTM tăng giảm thế nào trong giai đoạn 2007-2015, bài nghiên cứu sử dụng chỉ số thay đổi hiệu quả kỹ thuật (Malmquist). Cụ thể, trong giai đoạn này cũng có nhiều biến động trong hiệu quả kĩ thuật, theo đó thì mức gia tăng trong hiệu quả kĩ thuật cao nhất thuộc về MHB năm 2009 với giá trị đạt 2.103, ngoài ra năm 2009 cũng là năm duy nhất mà tất cả 26 NHTM trong mẫu đều gia tăng trong hiệu quả kĩ thuật có giá trị Malmquist đều lớn hơn 1. Kế đến là năm 2010, với 26 NHTM trong mẫu gia tăng trong hiệu quả kĩ thuật có giá trị Malmquist lớn 1, chỉ duy nhất VPBank có suy giảm trong hiệu quả

kĩ thuật với hiệu quả kĩ thuật đạt 0.991. Tương tự, với các năm 2011, 2012, 2013 và 2014 với số lượng lần lượt các NHTM suy giảm trong hiệu quả kĩ thuật là 5, 11, 8 và 14. Và cuối cùng giá trị Malmquist thấp nhất thuộc PGBank năm 2008 với giá trị là 0.513, và năm 2018 cũng là năm có nhiều ngân hàng suy giảm hiệu quả kĩ thuật nhất, với 21 NHTM trong mẫu có giá trị Malmquist nhỏ hơn 1. Nếu xét về giả trị bình quân của chỉ số Malmquist, khi đạt giá trị là 1.025, thì đây cũng có thể xem là giai đoạn mà 26 ngân hàng này có hiệu quả kĩ tuật gia tăng.

Nhìn chung, tổng quan tình hình hoạt động của 26 NHTM chưa thật sự hiệu quả, chỉ có khoảng 5 trong tổng số 26 ngân hàng được xem là hoạt động hiệu quả cụ thể ở đây là các ngân hàng các ngân hàng ABBank, ACB, BIDV, MB và VietABank. Tình hình cải thiện về năng suất, hiệu quả kĩ thuật chủ yếu là vào giai đoạn 2008- 2009, những năm gần đây thì nhìn chung đều có sự suy giảm.

4.3.2.2 Rủi ro trong hoạt động của NHTM

Để đánh giá rõ hơn về rủi ro tín dụng của 26 NHTM trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng chỉ số tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ cho vay (LLPTL) để đánh giá, cũng như sử dụng trong việc kiểm định mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả ở chương sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)