Thực trạng rủi ro của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 51 - 56)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.3 Thực trạng rủi ro của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam

Như đã giới thiệu ở mục 3.2, tình hình hiệu quả hoa ̣t đô ̣ng của các NHTM đã phải chịu ảnh hưởng bởi việc trích lập dự phịng. Trước bối cảnh thị trường khó khăn, nợ xấu tăng buộc các NHTM phải ưu tiên trích lập dự phịng đầy đủ, kể cả khi đã bán nợ xấu cho VAMC. Vì thế, chỉ tiêu lợi nhuận khó có thể đảm bảo, nhưng được xem là giải pháp xử lý nợ xấu tốt nhất lúc này.

Nhiều ngân hàng đã rơi vào tình trạng bị chuyển từ lãi thành lỗ vì trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, ngun do chủ yếu vẫn là khó kiểm sốt nợ xấu phát sinh từ những khoản vay cũ.

Và trong bài nghiên cứu này tác giả sử dụng tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ cho vay để đánh giá rủi ro trong cho vay, hoạt động kinh doanh chủ đạo của các ngân hàng thương mại tại Việt nam, bên cạnh chỉ số Z-score nhằm đánh giá rủi ro tổng thể mà ngân hàng phải gánh chịu trong quá trình hoạt động, với ý nghĩa rằng, tỷ lệ Z-score càng cao thì rủi ro càng thấp.

Khi xét về tỷ lệ tăng trưởng tổng dư nợ cho vay của 26 NHTM trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2007 – 2015, nhìn chung thì tỷ lệ tăng trưởng tổng dư nợ các ngân hàng này hàng năm đều ở mức 2 con số, bên cạnh đó tổng dư nợ các ngân hàng này tăng mạnh vào các năm 2008, 2009, 2010 lần lượt với tỷ lệ là 18.98, 43.23%, 33.38%. Như đã giới thiệu trong phần thực trạng về tổng tài sản cũng như nguồn vốn của các ngân hàng này, thì đây là giai đoạn mà các NHTM gia tăng đầu tư vốn cũng như huy động từ thị trường. Giai đoạn 2013 - 2015, thì đây là gai đoạn mà hoạt động tín dụng có sự tăng trưởng cải thiện hơn so với giai đoạn 2010-2012, cho thấy hoạt động tín dụng của các NHTM đang được hồi phục.

Hình 3.6: Biểu đồ tổng cho vay khách hàng của 26 NHTM trong mẫu giai đoạn 2007-2015

Nguồn: Dữ liệu BCTC 26 NHTM

Tính riêng năm 2015, thì đây là một năm có tỷ lệ tăng trưởng tín dụng đáng kể với tỷ lệ 21.94%. Về giá trị tổng dư nợ của từng ngân hàng thì nhóm 5 các ngân hàng có tổng dư nợ cho vay cao nhất lần lượt là BIDV (590.91 nghìn tỷ), Vietinbank (533.53 nghìn tỷ), Vietcombank (378.54 nghìn tỷ), STB (183.62 nghìn tỷ) và SCB (169.22 nghìn tỷ).

Khi xét về tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của nhóm 26 ngân hàng này thì nhóm 5 các ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất lần lượt là VPBank (48.9%), STB (45%), TechcomBank (39.2%), BID (34.6%) và HDBank (34.6%).

Có thể thấy rằng, các khoản vay phát sinh ln đi kèm với nó là những rủi ro phát sinh từ đó, vì vậy bên cạnh việc đánh giá về mặt số lượng của các khoản vay, thì để

đánh giá về chất lượng trong cho vay của các NHTM này, bài nghiên cứu cũng giới thiệu sơ nét về chỉ tiêu dự phịng rủi ro tín dụng tại các NHTM này.

Hình 3.7: Biểu đồ Tổng dự phịng rủi ro cho vay của 26 NHTM trong mẫu giai đoạn 2007-2015

Nguồn: Dữ liệu BCTC 26 NHTM

Qua số liệu trên có thể thấy rằng, tỷ lệ tăng trưởng dự phòng cao nhất vào thời điểm năm 2008, đây là mà khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng như thị trường bất động sản Việt Nam phát sinh vấn đề, kéo theo những năm sau đó tỷ lệ tăng trưởng của chỉ tiêu này cũng tăng ở mức 2 con số, ngoại trừ năm 2013 chỉ tăng ở mức 7.58%. Ngoài ra, khi so sánh tỷ lệ trưởng bình quân của 2 chỉ tiêu tổng dư nợ cho vay và tổng dự phòng rủi ro của 26 NHTM này giai đoạn 2007 – 2015 cũng có sự khác

biệt. Cụ thể, tỷ lệ tăng trưởng bình quân của tổng dự phòng rủi ro là 22.15% cao hơn so với tỷ lệ tăng trưởng cho vay ở đây là 22.595%. Từ đó có thể thấy rằng, công tác quản trị rủi ro của các NHTM đang dần được chú trọng, chất lượng các khoản vay đang ngày càng được cải thiện.

Kết luận chương 3:

Trong Chương 3, thông qua số liệu thu thập được từ BCTC của các NHTM, nghiên cứu đã phân tích cơ bản về tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007– 2015 về quy mô tổng tài sản, quy mơ dư nợ tín dụng, quy mơ tiền gửi… cũng như tình hình về lợi nhuận, khả năng sinh lời và rủi ro của các NHTM. Ngoài ra, tác giả cũng đã đánh giá sơ nét việc rủi ro ảnh hưởng như thế nào lên lợi nhuận cũng như khả năng sinh lời của các NHTM.

CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM.

Mục tiêu phân tích mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng nguồn lực và rủi ro của các NHTM tại Việt Nam được thực hiện thông qua các bước: (i) Đo lường hiệu quả sử dụng nguồn lực của các NHTM Việt Nam; (ii) Phân tích mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng nguồn lực và rủi ro của các NHTM tại Việt Nam bằng phương pháp GMM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)