Để phân tích tình hình sản xuất lúa gạo tại huyện Thới Lai, tác giả sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp hồi quy đa biến, phân tích hiệu quả kinh tế.
Mục tiêu 1: Thống kê mô tả
Dùng phương pháp phân tích thống kê mơ tả nhằm phản ánh thực trạng sản xuất và canh tác lúa. Dùng phương pháp cho điểm và xếp hạng ưu tiên: phương pháp này được áp dụng để xếp hạng các ưu tiên thuận lợi và khó khăn nhằm để lựa chọn cho việc đánh giá sâu hơn.
Trước tiên để mô tả là lập bảng phân phối tần số, tần số là số lần xuất hiện của một quan sát, tần số của một tổ là số quan sát rơi vào giới hạn của tổ đó.
Bảng thống kê là hình thức trình bày số liệu thống kê và thơng tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả nghiên cứu, nhờ đó mà các nhà nghiên cứu có thể nhận xét tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Cụ thể trong đề tài, sử dụng phương pháp này để mô tả đặc điểm nông hộ trồng lúa tại huyện Thới Lai như: về đặc điểm nơng hộ: trình độ học vấn của lao động chính, số năm kinh nghiệm sản xuất, giới tính,v.v; về thực trạng và kỹ thuật sản xuất lúa: diện tích, thời gian chăm sóc, số lần thu hoạch,v.v.
Mục tiêu 2: Phân tích chi phí và lợi nhuận
Dùng phương pháp phân tích về các yếu tố chi phí đầu vào, giá bán và lợi nhuận thu được của người trồng lúa. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính, trên cơ sở các tỷ số tài chính của từng mơ hình
− Lợi nhuận/Chi phí = Tổng lợi nhuận/ Tổng chi phí
− Lợi nhuận/Doanh thu = Tổng lợi nhuận/Tổng thu nhập
− Lợi nhuận/Lao động GĐ = Tổng lợi nhuận/Tổng lao động GĐ Mục tiêu 3: Phương pháp hồi quy đa biến
Từ những nghiên cứu thực nghiệm được lược khảo ở mục 2.3 và kết quả khảo sát thực tế tại vùng nghiên cứu, tác giả đã tổng hợp và rút ra cho nghiên cứu 2 biến Dummy và 8 biến ảnh hưởng đến năng suất lúa của nông hộ tại địa bàn huyện Thới Lai. Sử dụng hàm sản xuất dạng Cobb-Douglas để phân tích và xác định các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến hiệu quản sản xuất của lúa ở vùng nghiên cứu. Kết quả rút ra được từ hàm Cobb-Douglas cho phép xác định được mức độ tác động của từng yếu tố đầu vào đến các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên trong kinh tế của nông hộ, cho thấy mức tác động của từng yếu tố tác động đến kết quả (thu nhập), đặc biệt là tác động của yếu tố đầu vào đến năng suất lúa của nơng hộ.
Mơ hình tổng qt:
Y = AΣXiαi
eDj
Phương trình Cobb Douglas có thể chuyển sang dạng tuyến tính bằng cách lấy logarit hai vế phương trình như sau:
Ln(Y) = LnA + α1Ln(X1) + α2Ln(X2) + …+ αnLn(Xn) + b1D1 + b2D2 + …+ bnDn
Trong đó:
Y = năng suất lúa (tấn/ha) A = hằng số
Dj: là các biến Dummy
αi: hệ số co giãn của hàm sản xuất, các hệ số này được ước lượng bởi phương pháp hồi quy. Hệ số (thể hiện mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập (Xi) đối với biến phụ thuộc (Y).
αn thể hiện tỷ lệ % thay đổi Y đối với 1% thay đổi của X Xi: Là các yếu tố ảnh hưởng đến năng suát luá của nông hộ, cụ thể:
Ký hiệu Tên biến Đơn vị tính
X1 Chi phí giống ( đồng/kg )
X2 Chi phí phân bón ( đồng/kg )
X3 Chi phí thuốc BVTV ( đồng/kg )
Ký hiệu Tên biến Đơn vị tính
X5 Tuổi chủ hộ tuổi
X6 Kinh nghiệm Năm
X7 Học vấn lớp
X8 Số lao động tham gia sản xuất người
D1 Tín dụng 1 có; 0: khơng
D2 Tập huấn 1 có; 0: khơng
Sử dụng phương pháp này cho phép đánh giá được hiệu quả sử dụng từng nguồn lực vào quá trình sản xuất kinh doanh và đánh giá được mức độ ảnh hưởng của từng nguồn lực đối với thu nhập (sản lượng, thu nhập ròng) do các hoạt động sản xuất mang lại.
Mục tiêu 4: Phương pháp tổng hợp
Phân tích xác định các thuận lợi, khó khăn mà vấn đề nghiên cứu quan tâm, để từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa.