4.2 Mô tả tình hình kinh tế xã hội và hiệu quả của người trồng lúa
4.2.7 Cách thức liên hệ bán lúa của nông hộ
Theo kết quả khảo sát tại địa phương thì nơng dân thường liên hệ bán lúa theo 5 hình thức như sau :
Qua kết quả khảo sát cho thấy, nơng dân bán lúa qua hình thức mơi giới trung gian (địa phương gọi là cò mồi lúa) là nhiều nhất chiếm 34%; Bán cho thương lái và mối quen chiếm 40%; Bán lúa thơng qua hình thức hợp đồng chỉ chiếm 16%; Và người mua tự tìm đến nơng dân bán khoảng 10%.
Hình 4.8 Cách thức liên hệ bán lúa của nông hộ
Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015
Quy trình bán lúa qua mơi giới trung gian: Trước ngày thu hoạch khoảng 1 ần, nông dân gọi điện cho môi giới trung gian để bán lúa, môi giới trung gian trở
thành đầu mối trung gian cho thương lái và nông dân gặp nhau, môi giới trung gian thông báo cho thương lái về loại giống lúa, sau đó thương lái tính tốn giá cả rồi áp mức giá để môi giới trung gian thỏa thuận với nông dân. Dĩ nhiên là mức giá lúc nào cũng thấp hơn giá của nhà nước quy định. Nếu thỏa thuận thành cơng thì mơi giới trung gian tiến hành đặt cọc từ 250.000 đồng/ công đến 300.000 đồng/ công, hẹn ngày cắt lúa để thương lái đến cân. Nếu môi giới trung gian chỉ gọi điện liên lạc bắt mối cho thương lái đến thỏa thuận giá cả và đặt cọc với nơng dân thì phí cho mơi giới là 10.000 đồng một tấn, cịn nếu môi giới trung gian trực tiếp dắt lái đến ruộng xem lúa, gặp nông dân thỏa thuận và làm chứng việc đặt cọc thì phí là 20-30 đồng một kg, tùy số lượng, loại lúa hay đoạn đường xa, gần.
Nông dân gọi điện trực tiếp cho thương lái để bán lúa: Trước ngày gặt lúa khoảng 1 tuần, nông dân sẽ gọi thương lái để bán lúa. Sau khi thương lái đến coi lúa, cho giá bán, nơng dân đồng ý thì thương lái sẽ đặt cọc trước tiền khoảng từ 200 đến 300 ngàn đồng/công. Cách bán lúa theo dạng này chiếm 20%. Cũng giống như cò mồi, quan hệ giữa thương lái và nơng dân có phần lỏng lẻo hơn, sau khi đặt cọc nếu giá lúa biến động tăng thì thương lái cũng sẳn sàng bỏ ln tiền cọc khơng mua, cịn nếu giá lúa giảm thì đối tượng này tìm cách ép giá nơng dân.
Người mua tự tìm đến cánh đồng: Vào mùa thu hoạch, người mua tự đi tìm đến cánh đồng coi và mua lúa, nông dân và người mua tự thương lượng giá cả, nếu thỏa thuận thành cơng thì bên mua sẽ đặt cọc trước tiền khoảng từ 200 đến 300 ngàn đồng/ công. Tỷ lệ nông hộ thực hiện cách bán lúa theo kiểu này là 10%.
Có ký hợp đồng: Trường hợp được bao tiêu sản phẩm, tỷ lệ theo cách này chiếm 18%.
Mối quen dặn: Thường là những nơng dân trong xóm dặn lúa giống cho vụ sau. Tỷ lệ bán lúa cho mối quen là 20%.
4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa của nông hộ tại địa bàn 4.3.1Giả thuyết các biến và kỳ vọng về dấu của các αi trong mơ hình