Việc xây dựng tiến trình nghiên cứu giúp cho chúng ta có cái nhìn khái qt về vấn đề đang nghiên cứu, cơ sở lý luận, số liệu sử dụng trong nghiên cứu, các mơ hình nghiên cứu, v.v.
Hình 2.3 Khung lý thuyết nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng sản xuất lúa tại huyện Thới Lai thành phố Cần Thơ
Cơ sở lý luận
Lý luận về hệ thống
Số liệu nghiên cứu
• Số liệu sơ cấp
• Số liệu thứ cấp
Mơ hình nghiên cứu
• Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất lúa • Nghiên cứu định lượng
TĨM TẮT CHƯƠNG 3
Trong chương này tác giả trình bày về phần thu thập dữ liệu nghiên cứu gồm có số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu. Cuối cùng là nói về các phương pháp phân tích xử lý dữ liệu như phương pháp thống kê mô tả, phương pháp hồi quy đa biến và phân tích hiệu quả kinh tế để giải quyết cho 04 mục tiêu đã đề ra ở chương 1 .
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Giới thiệu khái quát về tình hình sản xuất lúa của huyện Thới Lai
Thới Lai là huyện vùng ven thành phố Cần Thơ được chia tách từ huyện Cờ Đỏ theo nghị định số 12/2008/NĐ-CP ngày 23.12.2008 của Chính phủ, chính thức hoạt động từ ngày 01/03/2009, tồn huyện hiện có 25.580,56 ha diện tích tự nhiên; dân số 29.375 hộ với 122.815 khẩu, trong đó có 4.158 hộ khmer; tồn huyện có 12 xã, 01 thị trấn, 109 ấp.
Thới Lai nằm trong vùng có điều kiện đặc thù canh tác tập trung ruộng lúa là chủ yếu nên khơng có sự khác biệt về mơ hình sản xuất, cũng như lịch thời vụ giữa các hộ, vụ ĐX thường bắt đầu vào đầu tháng 11 dương lịch tập trung nhiều ở khoảng 10 ngày cuối tháng, một số hộ kéo dài đến tháng 12 dương lịch do điều kiện canh tác khác nhau nên thời gian gieo sạ chưa đồng nhất.
Bảng 4.1 Lịch thời vụ
Mùa vụ Thời gian gieo sạ Thời gian thu hoạch
Đông xuân Từ đầu tháng 11 – tháng 12 DL Từ tháng 1 – 2 DL
Xuân Hè Từ tháng 2-3 DL Từ tháng 5-6 DL
Thu Đông Từ cuối tháng 6- tháng7 DL Từ tháng 10 -11 DL
Nguồn: Báo cáo huyện Thới Lai, 2014
Vụ XH bắt đầu gieo sạ vào tháng 2 – 3 dương lịch và thu hoạch vào tháng 5 – 6 dương lịch và vụ TĐ bắt đầu gieo sạ vào cuối tháng 6 – 7 dương lịch và thu hoạch vào tháng 10 – 11 dương lịch hàng năm. Hầu hết nông dân trong vùng đều sản xuất lúa 3 vụ chỉ 1 số ít hộ sản xuất lúa 2 vụ.
Vụ ĐX là vụ lúa có năng suất cao, thu nhập cao nhưng chi phí lại thấp hơn và hiệu quả cao hơn vụ TĐ Cho nên cần phải phát huy, đầu tư nhiều hơn nữa cho vụ lúa này. Riêng đối với vụ TĐ và XH vì hiệu quả thấp hơn vụ ĐX. Tuy nhiên vụ XH có năng suất cao hơn vụ TĐ. Một vài lý do chính dẫn đến lợi nhuận vụ TĐ thấp:
- Thời tiết ảnh hưởng
- Chất lượng lúa thấp
- Giá lúa thấp
Bảng 4.2 Báo cáo tình hình sản xuất lúa năm 2013- 2014 của huyện Thới Lai Khoản mục Đơn Khoản mục Đơn vị tính Sản xuất lúa vụ ĐX Sản xuất lúa vụ XH Sản xuất lúa vụ TĐ Sản xuất lúa Đạt kế hoạch Diện tích ha 19.250,81 19.203,5 17.736,6 56.010,91 (535,88) Năng suất lúa TB tấn/ha 7,76 5,9 5,38 6,37 + 0,14 Tổng sản lượng tấn 149.386,29 112.238,65 95.422,9 357.047,84 + 4.532,65
(Nguồn, báo cáo của huyện Thới Lai, 2014)
Vụ lúa năm 2013 – 2014 toàn huyện Thới Lai đạt kế hoạch đã đặt ra. Trong đó diện tích đạt trên 98,81% mà huyện đã đưa ra. Tuy nhiên giảm so với năm 2013 trên 535 ha. Năng suất bình quân năm 2014 tăng 0,14 tấn/ha so với cùng kỳ năm 2013 (6,23 tấn/ha). Tổng sản lượng năm 2014 đạt 107,26% kế hoạch và tăng 4.532,65 tấn so với năm 2013. Trong đó: Vụ ĐX 2013 -2014 tồn huyện đạt kế hoạch đã đặt ra kể cả sản lượng, diện tích và năng suất đều tăng. Vụ XH chỉ có năng suất giảm 0,3 tấn/ha so với cùng kỳ năm 2013 và sản lượng tuy đạt kế hoạch đặt ra nhưng so với cùng kỳ năm 2013 giảm 5.019,14. Vụ TĐ 2014 tuy thời tiết có hơi khó khăn nhưng năng suất lúa đạt kế hoạch được tăng lên 0,15 tấn/ha. Ở vụ TĐ, sản xuất gặp nhiều khó khăn hơn ở nên diện tích gieo trồng cũng đã giảm xuống dẫn đến sản lượng lúa của toàn huyện cũng giảm mặc dù năng suất của vụ TĐ tăng.
Về công tác chuyên môn phục vụ sản xuất nông nghiệp:
Công tác khuyến nông
- Chuyển giao khoa học kỹ thuật
Nhìn chung, trong năm 2014 chuyển giao khoa học kỹ thuật đều đạt kế hoạch đặt ra, tuy nhiên riêng tập huấn giảm đến 63 cuộc so với năm 2013 và hội thảo cũng giảm 9 cuộc so với năm 2013. Hội thảo đầu bờ tổ chức với nhiều chuyên đề rất
phong phú: triển khai xuống giống, phòng trừ dịch hại trên lúa, phòng chống dịch bệnh trên gia súc – gia cầm đã tăng 16 cuộc so với năm 2013
Bảng 4.3 Chuyển giao khoa học kỹ thuật
Stt Chuyển giao khoa học kỹ thuật Cuộc Người
tham dự
Đạt kế hoạch
1 Tập huấn (Trồng trọt; chăn nuôi; thủy sản;...) 107 5.260 (63)
2 Hội thảo 28 1.326 (9)
3 Hội thảo đầu bờ 297 4.160 +16
4 Tham quan 1 3
- Các mơ hình khuyến nơng – khuyến ngư 2014
+ Xây dựng các mơ hình trình diễn: Trình diễn áp dụng phân sinh học Bồ Đề
668 (Công ty CP NN công nghệ cao – Công ty Bạch Đằng) trong vụ ĐX 2013-2014 ( Đông Thuận: 01 ha; Xn Thắng: 01 ha); Trình diễn mơ hình trồng lúa chất lượng cao vụ ĐX 2013-2014 ở xã Định Mơn; Trình diễn mơ hình “xây dựng mơ hình ứng dụng chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ phục vụ sản xuất một số cây trồng ở vùng Đồng bằng Sông Hồng và ĐBSCL” ở xã Xuân Thắng; Trình diễn mơ hình “xây dựng cánh đồng lớn trên vùng đất trồng lúa chủ yếu trong vụ TĐ 2014 ở xã Đông Thuận.
Công tác phối hợp
Phối hợp trạm bảo vệ thực vật thăm đồng theo dõi tình hình dịch bệnh trên lúa. Phối hợp các công ty thuốc Bảo vệ thực vật, cơng ty phân bón tổ chức hội thảo hướng dẫn bà con nông dân sử dụng phân, thuốc bảo vệ thực vật (28 cuộc hội thảo với 1.326 người tham dự). Phối hợp với Công ty Bồ Đề thực hiện 02 mơ hình trình diễn sử dụng phân sinh học Bồ Đề 688 vụ ĐX 2013-2014: xã Đông Thuận (01 ha), xã Xuân Thắng (01 ha). Phối hợp với Trung tâm Khuyến nơng – khuyến ngư thực hiện trình diễn mơ hình “xây dựng cánh đồng lớn trên vùng đất trồng lúa chủ yếu” ở ấp Đông Thắng xã Đông Thuận, quy mô 98 ha.
Công tác bảo vệ thực vật
- Công tác điều tra, dự báo và tổ chức hướng dẫn nơng dân phịng trừ sâu bệnh: Hàng tuần điều tra phát hiện dịch hại dự tính dự báo kết hợp hướng dẫn nơng dân các biện pháp phịng trị, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch hại gây ra. Thăm đồng thường xuyên để có biện pháp quản lý kịp thời và hiệu quả.
- Công tác hoạt động phòng chống dịch hại:
+ Phịng phân cơng cụ thể từng cán bộ kỹ thuật phụ trách địa bàn kết hợp với nhân viên bảo vệ thực vật xã, cán bộ khuyến nông xã thăm đồng cùng nông dân, đồng thời hướng dẫn nơng dân phịng trị một số đối tượng dịch hại chính như: rầy nâu, nhện gié, bệnh đạo ơn, bệnh cháy bìa lá, lem lép hạt, sâu cuốn lá,…Thu thập các mẫu rầy di trú để kiểm soát bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá.
+ Kiểm sốt việc nhân ni sâu Superworm
Công tác tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật
- Phối hợp Chi cục BVTV tổ chức tập huấn kỹ thuật cho nông dân về thực hiện “1 phải 5 giảm” trong sản xuất lúa, thuộc Dự án cạnh tranh nông nghiệp (ACP) do ngân hàng thế giới tài trợ với tổng số 22 cuộc tập huấn ở tất cả xác xã ( vụ ĐX 2013-2014)
- Phối hợp Chi cục BVTV tổ chức 04 mơ hình sản xuất lúa ứng dụng cơng nghệ sinh thái tại các xã: Tân Thạnh, Trường Thắng, (ĐX 2013-2014); Định Môn, Trường Thành (XH 2014); hướng dẫn nông dân ghi chép sổ tay sản xuất lúa theo hướng VietGAP.
- Điều tra chi phí giá thành sản xuất lúa mỗi vụ trên địa bàn huyện
- Tham gia các khảo nghiệm thuốc, đánh giá hiệu lực phòng trừ các đối tượng dịch hại
Công tác thủy lợi nội đồng: Từ đầu năm đến tháng 10/2014 đã thực hiện nạo vét hồn thành 19 cơng trình với tổng chiều đài 18.805m, tổng khối lượng 62.400m3, diện tích phục vụ 725 ha, tổng kinh phí thực hiện 597.800.000 đồng đạt 118,75% so với kế hoạch (16 cơng trình)
Về kinh tế hợp tác: 17 HTX nông nghiệp, 29 câu lạc bộ.
Tình hình thực hiện Quyết định số 80/TTg: Tổng diện tích lúa hợp đồng bao tiêu năm 2014 là 4.469,29 ha, tăng 1.980,94 ha so với năm 2013 (2.568,35 ha). Trong đó ĐX 2013-2014 (3.328,09 ha), XH (981,2 ha) và TĐ (240 ha)
Tình hình cơ giới hóa nơng nghiệp: Số lượng máy móc phục vụ sản xuất nơng nghiệp: 230 máy cày, 304 máy xới, 918 máy sạ hàng, 246 máy suốt lúa, 86 máy gặt đập liên hợp, 14.173 máy bơm nước và 206 là sấy lúa.
4.2 Mơ tả tình hình kinh tế xã hội và hiệu quả của người trồng lúa 4.2.1 Thông tin nông hộ 4.2.1 Thông tin nông hộ
Qua kết quả điều tra nông hộ tại địa bàn nghiên cứu cho thấy, chủ hộ có tuổi lớn nhất là 65 tuổi, nhỏ nhất là 26 tuổi và trung bình trên 50 tuổi; Tỷ lệ nam giới làm chủ hộ chiếm đến 78,9%, tỷ lệ chủ hộ là nữ giới chỉ chiếm 21,1% tổng hộ điều tra. Kết quả khảo sát trên cũng phù hợp với tập quán sản xuất của người dân địa phương, người tham gia sản xuất nông nghiệp chủ yếu là nam giới và họ quyết định các vấn đề về chuyển đổi cơ cấu sản xuất và quy trình canh tác, vấn đề th máy móc thu hoạch hay tiêu thụ ra sao. Phụ nữ trong gia đình nơng dân chủ yếu phụ trách công việc nhà, nội trợ, chăm sóc con cái. Do tính chất phân cơng cơng việc trong gia đình nên nữ giới có hạn chế nhất định khi tham gia sản xuất.
Theo số liệu điều tra, với kinh nghiệm canh tác lúa trung bình khá cao như vậy cũng ít nhiều đáp ứng được nhu cầu sản xuất của nông hộ. Tóm lại, hầu hết các hộ trên địa bàn nghiên cứu có nhiều kinh nghiệm là thuận lợi, điểm mạnh cần được phát huy trong công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật và phòng chống dịch bệnh của địa phương. Những người có kinh nghiệm trồng lúa lâu năm muốn làm chủ cơng việc đồng án theo kinh nghiệm của mình, họ có khả năng đốn trước được tình hình sâu hại, dịch bệnh có thể xảy ra theo thời tiết của từng vụ mùa nên họ lựa chọn giống lúa gì để sản xuất, bón loại phân nào, số lượng là bao nhiêu, phun xịt loại thuốc bảo vệ thực vật gì, liều lượng nhiều hay ít, v.v, miễn là việc đó cho cây lúa khỏe mạnh, ít sâu hại và dịch bệnh đem lại năng suất lúa cao, thu hoạch thuận lợi, giá bán cao, và dễ tiêu thụ. Việc thay đổi phương pháp hay quy trình canh tác theo
hướng hiện đại như sử dụng máy sạ hàng, tham gia chương trình cánh đồng mẫu lớn, các biện pháp né rầy, v.v, là rất khó thay đổi.
Phần đơng nơng hộ đều có học vấn thấp, trong 98 mẫu có tới 83 người có trình độ cấp 1 và 2 chiếm 92,2% ( trong đó học cấp 1 chiếm 51,1% , và học cấp 2 chiếm 41,1% ), chỉ 6,7% học cấp 3 và 1% có trình độ đại học. Điều này có ảnh hưởng lớn đến việc tiếp thu những kiến thức mới hay khả năng ứng dụng khoa học công nghệ tiến bộ vào phát triển sản xuất cũng gặp nhiều hạn chế, mặc dù muốn cải thiện tình trạng lao động cực nhọc cũng đã có nhiều sáng kiến để cải thiện, nhưng vì học vấn thấp nên dù tìm ra giải pháp kỹ thuật để giải quyết vấn đề thì khơng phải ai cũng làm được.
Bảng 4.4 Thông tin nông hộ
Khoản mục Đơn vị tính Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Tuổi Năm 26,00 65,00 50,46 8,93
Kinh nghiệm Năm 6,00 45,00 25,34 10,30
Trình độ học vấn Lớp 1,00 4,00 1,58 0,67
Nhân khẩu Người 1,00 8,00 4,80 1,45
Lao động chính Người 1,00 5,00 2,67 0,87
Người phụ thuộc Người 1,00 4,00 2,34 0,95
Thuê lao động Người 1,00 2,00 1,43 0,50
Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015
Trong vụ sản xuất, nơng dân khơng đủ trình độ để lên kế hoạch tính tốn chi phí và phân tích hiệu quả sản xuất của mình, vì trình độ thấp dẫn đến nhận thức cũng thấp nên chưa có nơng dân nào có ý định tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm do mình làm ra, điều này ảnh hưởng đến quyền lợi và thu nhập của nông dân rất lớn. Học vấn thấp còn là rào cản lớn nhất trong việc học tập tiếp thu kiến thức chuyên môn, ứng dụng khoa học và tham gia phát triển sản xuất của nơng hộ, hơn nữa họ cũng khơng biết tính tốn để làm gia tăng hiệu quả của đồng vốn, khả năng tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến, tiếp cận thị trường tiêu thụ hay tiếp thu các chính sách lúa gạo và những thơng tin có liên quan. Đối với nơng dân, chăm chỉ không thôi cũng chưa đủ, có ý chí vươn lên cũng cịn thiếu mà cần phải có sự hợp
tác của tập thể để cùng nhau phát triển, muốn làm được tốt cần phải có đủ trình độ để hiểu biết.
Nhân khẩu giao động từ 01 người đến 08 người/hộ, số hộ có nhân khẩu 01 người/hộ chỉ có 01 hộ, chiếm 1,1%, nhân khẩu 02 người/hộ chiếm 2,2%, nhân khẩu có 03 người/ hộ chiếm 16,7%, nhân khẩu từ 04 đến 05 người/hộ chiếm từ 23,3% đến 25,6%, tương đương 21 hộ có 04 nhân khẩu/hộ và 23 hộ có 05 nhân khẩu/hộ, nhân khẩu có từ 6 đến 7 người/hộ chiếm từ 14,4% đến 15,6% (trong đó nhân khẩu 06 người/ hộ chiếm 15,6% và nhân khẩu có 07 người/ hộ chiếm 14,4%, số hộ có nhân khẩu 08 người/hộ chiếm gần bằng 57%, tỷ lệ không thuê mướn lao động là khoảng 43%. Những hộ có th mướn lao động là những hộ có hồn cảnh đơn chiếc và ít người, hoặc diện tích đất canh tác nhiều nhưng lao động chính trong gia đình ít. Tới mùa gieo sạ nông dân thường thuê mướn lao động là bà con láng giềng đang nhàn rỗi khi họ chưa tới vụ gieo sạ, hoặc nhờ dịng họ phụ giúp sau đó trả tiền cơng và nấu cơm cho họ ăn như những người được thuê. Vì lao động khan hiếm nên nhu cầu cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp là rất cao, tuy nhiên máy móc thiết bị phục vụ cho khâu sản xuất được nông dân sử dụng còn hạn chế, đa số chỉ sử dụng những loại máy thiết yếu như máy bơm nước, máy cày, máy xới, máy trục. Trong khâu gieo sạ nông dân chỉ gieo sạ theo cách truyền thống bằng tay, khơng dùng máy sạ hàng vì lúa bị thưa tạo điều kiện cho óc và chuột cắn đứt lúa, nơng dân cũng chưa sử dụng máy phun thuốc, bón phân và các loại máy khác.
Số lao động chính của hộ ít nhất là 01 người/ hộ và nhiều nhất là 05 người/hộ. Trong đó hộ có số lao động chính là 01 người/hộ chiếm 2,2%; tỷ lệ hộ có số lao động chính là 02 người chiếm 51,1%; Hộ có số lao động chính là 03 người chiếm 26,7%, và hộ có số lao động chính là 04 người chiếm 17,8%, hộ có số lao động chính là 05 người chiếm 2,2%.
Kết quả khảo sát nông hộ ở địa bàn nghiên cứu cho thấy, bình quân mỗi hộ