Chi phí sản xuất và thu nhập của nông hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất lúa của các hộ nông dân huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 45)

4.2 Mô tả tình hình kinh tế xã hội và hiệu quả của người trồng lúa

4.2.6 Chi phí sản xuất và thu nhập của nông hộ

4.2.6.1 Chi phí sản xuất và thu nhập của nơng hộ vụ Đơng Xn

Chi phí sản xuất

Giống lúa là một loại chi phí đầu vào khơng thể thiếu trong sản xuất lúa và có ảnh hưởng đến năng suất và chi phí sản xuất lúa của nơng hộ. Giống lúa tốt, đạt chuẩn thì tỷ lệ hao hụt sẽ giảm nhiều hơn và hạn chế các loại dịch bệnh hại sau này. Theo kết quả khảo sát, bình qn nơng hộ gieo sạ từ 25 đến 30kg lúa giống/1000m2

đất, số lượng giống nhiều hay ít tùy theo mùa vụ, độ màu mỡ của đất, kinh nghiệm và kỹ thuật canh tác của nông hộ và đặc biệt quan trọng là phụ thuộc vào thời tiết lúc gieo sạ. Ở vụ ĐX, thời tiết tốt, ít mưa, thuận lợi cho việc gieo sạ nên chi phí giống chiếm 10% trên tổng chi phí của vụ. Tuy nhiên, theo thói quen thì nơng dân khơng mua giống bên ngồi mà chọn khu vực lúa đang trổ chín rộ, ít cỏ, chắc hạt và trúng nhất, thu hoạch riêng, phơi thật kỹ và xử lý thật sạch làm giống lại cho vụ sau. Phân bón là khoản chi phí rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa, tùy từng vụ mùa mà nông hộ sử dụng liều lượng khác nhau. Trong vụ ĐX thường xuống giống vào khoảng tháng 11 của năm trước, thu hoạch vào khoảng tháng 2 của năm sau. Đây là vụ lúa có năng suất và hiệu quả nhất bởi hội tụ được các điều kiện tự nhiên tốt nhất cho các quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa nên chi phí phân sẽ thấp hơn so với vụ XH, tuy nhiên đây vẫn là khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong mơ hình trồng lúa của nơng hộ. Ở vụ ĐX chi phí phân bón chiếm gần 30% tổng chi phí của vụ. Các loại phân được nông hộ sử dụng rất đa dạng bao gồm phân Ure, DAP, NPK và Kali, số lần bón phân dao động từ 3 đến 5 lần/ vụ. Cách thức mua và thanh toán tiền cũng khác nhau. Theo kết quả nghiên cứu 98 nơng hộ thì chỉ có 9% nơng hộ mua vật tư nơng nghiệp thanh tốn ngay bằng

tiền mặt, cịn lại khoảng 81% nông hộ phải nợ lại tiền mua đến sau khi thu hoạch mới trả tiền. Việc thiếu nợ này, nơng dân phải chịu thiệt thịi vì có sự chênh lệch về giá bán giữa hình thức thanh tốn ngay và hình thức thiếu nợ là phần lãi suất nợ cộng thêm giá bán.

Chi phí phun thuốc bảo vệ thực vật là khoản chi phí bảo vệ và giúp cho cây lúa có khả năng phịng tránh hoặc điều trị những tác hại do sâu rầy, dịch bệnh hoặc cơn trùng gây ra; ngồi mục đích trên nơng dân còn sử dụng việc phun thuốc nhằm mục đích dưỡng cho cây lúa khỏe, chắc hạt nhằm đạt năng suất cao. Thời tiết của vụ ĐX rơi vào khoảng thời gian từ tháng 11 đến khoảng cuối tháng 1 với tiết trời lạnh, độ ẩm cao và sương mù về đêm, việc chuyển nóng lạnh bất thường là điều kiện thích hợp cho nhiều loại sâu bệnh phát triển gây hại có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất lúa. Theo kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, để đối phó với tình trạng này thì nơng dân phun thuốc từ 4 đến 8 lần/ vụ, với liều lượng phun xịt cũng khác nhau, các loại thuốc được sử dụng rất nhiều chủng loại đa dạng, giá cả cao hay thấp cũng tùy vào thương hiệu, nước sản xuất, chủ yếu là các loại sâu rầy, bệnh đạo ôn, vàng lùn, nhện gié, ốc, chuột, dưỡng,v.v. Tổng chi phí thuốc bảo vệ thực vật của vụ ĐX chiếm tỷ trọng 16% trong tổng chi phí của tồn vụ.

Chi phí lao động là khoản chi phí cần thiết phục vụ trong công việc đồng áng của nông hộ khi họ thiếu nhân lực. Mặc dù ngày nay nơng dân đã có sử dụng cơ giới hóa trong canh tác lúa, tuy nhiên đối với một số công việc đặc biệt chỉ phải làm thủ công như dọn đất, đánh đường nước hoặc do hiệu quả kém khi sử dụng cơ giới hóa trong gieo sạ, thì lao động chân tay là lựa chọn ưu tiên đối với nông dân. Theo kết quả điều tra, lực lượng lao động cho ngành lúa ngày càng trở nên khan hiếm do người nông dân trong độ tuổi lao động ở địa bàn nghiên cứu có thu nhập thấp khơng đủ sống nên bỏ làng quê tìm kế mưu sinh ở những địa phương khác bằng những nghề nghiệp đa dạng từ buôn bán nhỏ, phụ hồ, cơng nhân ở các nhà máy, xí nghiệp hay đi xuất khẩu lao động với mong muốn đổi đời. Những người còn lại chủ yếu là phụ nữ, trẻ em trong độ tuổi đi học và những người già ngoài độ tuổi lao động. Vấn đề này làm cho thuê mướn lao động cũng gặp rất nhiều khó khăn. Chi phí th mướn lao động của vụ lúa ĐX chiếm trên 11% tổng số chi phí của vụ, khoản chi phí ều hay ít phụ thuộc vào nhu cầu của những nông hộ thiếu nguồn

nhân lực nhiều hay ít, tùy theo tính chất cơng việc mà nông hộ quyết định chọn thuê lao động nam hay nữ, giá cả thuê lao động nam thì đắt hơn lao động nữ khoảng 30.000 đồng/ người/ ngày.

Vụ lúa ĐX là vụ lúa chính cho năng suất, sản lượng và chất lượng lúa tốt nhất trong năm. Để có được ruộng lúa khỏe đầu vụ, nông hộ cần phải chuẩn bị khoản chi phí làm đất, vệ sinh đồng ruộng bằng cách phun thuốc cỏ triệt sinh cỏ bờ, bụi rậm nhằm triệt nơi trú ẩn của các loài dịch hại. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, chi phí làm đất ở vụ ĐX chiếm 5% trên tổng chi phí của vụ, chủ yếu là thuê máy bơm nước, máy cày, máy xới, nhân công dọn dẹp đồng ruộng phục vụ gieo sạ.

Hình 4.5 Chi phí sản xuất vụ ĐX

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015

Sau cùng là khoản chi phí trong khâu thu hoạch và bán lúa. Khoản chi phí này chiếm trên 14% và lớn thứ 3 trong mơ hình vụ ĐX, chỉ sau chi phí phân và chi phí thuốc BVTV. Nội dung chủ yếu phát sinh là để thuê máy gặt đập liên hợp, chi cho trung gian môi giới liên hệ thuê máy và thương lái bán lúa. Trong thu hoạch vụ ĐX, nơng dân chọn cách th trọn gói máy gặt đập liên hợp từ khâu cắt, vô bao, khuân vác đến khâu cân bán cho thương lái tại ruộng, chi phí giao động từ 240.000 đến 300.000 đồng/ cơng. Trong đó đã có tính đến chi phí cho trung gian mơi giới.

Chi phí khác: là khoản chi phí phát sinh trong q trình sản xuất lúa của nơng hộ Loại chi phí này chiếm trên 13% trong tổng chi phí của vụ ĐX.

Năng suất, giá bán lúa

Giá bán lúa của mỗi nơng hộ đều khác nhau vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống lúa, độ ẩm, cách bán (bán lúa khô hay lúa tươi)…. Kết quả khảo sát cho thấy, giá bán lúa cao nhất của nông hộ là 6.000 đồng/kg. Giá bán bình qn trên 4.936đồng/kg.

Đơng Xuân, là vụ mùa chính của nơng hộ trồng lúa nói chung và ở vùng nghiên cứu nói riêng. Vì áp dụng những giống lúa, điều kiện đầu tư, chăm sóc cũng như độ màu mỡ của đất khác nhau nên năng suất lúa của mỗi nơng hộ cũng khác. Trung bình năng suất của nơng hộ tại vùng nghiên cứu đạt khoảng 10 tấn/ha.

Bảng 4.6 Năng suất, giá bán lúa vụ Đông Xuân

Khoản mục Đơn vị tính

Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Giá bán đồng/kg 4.200 6.000 4.936 605,54

Năng suất kg 6.800 14.800 9.988 2.019,15

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015

Một số chỉ tiêu tài chính của hộ nơng dân trồng lúa vụ ĐX

Doanh thu ở vụ lúa ĐX đạt trên 49 triệu đồng/ha/vụ. Sau khi trừ các khoản chi phí, nơng hộ lời trên 28 triệu đồng/ ha/vụ, vì khơng tính phần chi phí cơ hội lao động gia đình nên đây có thể được coi là nơng dân lấy cơng làm lời. Nếu tính thêm phần chi phí cơ hội thì tiền lời của nông hộ giảm xuống khoảng 21 triệu đồng/ha/vụ. Thu nhập bình qn của hộ nơng dân hoạt động sản xuất lúa là khoảng 5,4 triệu đồng/tháng.

Tỷ suất Lợi nhuận/chi phí (khơng có tính chi phí cơ hội) của mơ hình sản xuất lúa tại vùng nghiên cứu là 1,41 có nghĩa là khi đầu tư 1 đồng chi phí thì lợi nhuận thu lại được là 1,41 đồng.

Tỷ suất Lợi nhuận/doanh thu (khơng tính chi phí cơ hội) của mô sản xuất lúa tại vùng nghiên cứu là 0,59 nghĩa là trong 1 đồng doanh thu thì có 0,59 đồng lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận/ngày công lao động gia đình: Tại vùng nghiên cứu cho thấy, nếu nơng hộ sử dụng một ngày cơng lao động gia đình cho hoạt động sản xuất lúa thì sẽ thu được trên 601.000 đồng/ngày. Khoản thu nhập này tương đối cao, tuy nhiên nơng hộ phải đầu tư vào mơ hình sản xuất lúa khoảng 3 tháng mới thu hoạch. Hơn nữa, sản xuất lúa là nguồn thu nhập chính của nơng hộ nên rủi ro mất mùa, dịch bệnh, thời tiết,....rất dễ ảnh hưởng đến năng suất cũng như thu nhập của nông hộ.

Bảng 4.7 Một số chỉ tiêu tài chính của vụ ĐX

Khoản mục Đơn vị tính Vụ ĐX

Tổng chi phí DX triệu đồng 20,48

Chi phí cơ hội LĐGĐ triệu đồng 7,21

Doanh thu triệu đồng 49,31

Lợi nhuận triệu đồng 28,85

LN/CP lần 1,41

LN/DT lần 0,59

Số ngày công lao động ngày 48,0

LN/LDGD 1000 đồng/ngày 601,0

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015

4.2.6.2 Chi phí sản xuất và thu nhập của nơng hộ vụ Xuân Hè

Chi phí sản xuất

Vụ Xuân Hè là vụ lúa kế tiếp của vụ ĐX được bắt đầu vào tháng 2 và thu hoạch vào khoảng cuối tháng 5. Đa phần, ở vụ XH này, giá lúa tương đối cao, nên chi phí giống vụ XH chiếm tỷ trọng trên 13,5% và cao hơn chi phí giống ở vụ ĐX.

Chi phí phân bón cho vụ XH thường cao hơn của vụ ĐX do thời tiết khơng thuận lợi, nắng nóng làm cho cây lúa phát triển kém cần phải tăng cường lượng phân bón cho lúa, việc nắng nóng và mưa nhiều cũng dễ gây thất thốt lượng phân bón, điều này làm cho chi phí phân chiếm tỷ trọng cao khoảng 33,5% trong tổng chi phí của tồn vụ. Chi phí phun thuốc ở vụ XH cũng cao khơng kém chi phí bón phân do việc xuống giống vội vã và quá sớm để thu hoạch sớm mong bán được với giá cao dẫn đến không đảm bảo thời gian cách ly giữa các mùa vụ, đồng ruộng không

được vệ sinh kỹ và là cầu nối lây truyền sâu bệnh, tăng chi phí sản xuất, nhất là chi phí phân thuốc. Chi phí thuốc bảo vệ thực vật ở vụ này chiếm gần 15% trong tổng chi phí của mơ hình lúa.

Hình 4.6 Chi phí sản xuất của vụ XH

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015

Chi phí lao động ở vụ XH chiếm tỷ trọng trên 5,5% thấp hơn so với vụ ĐX do vụ này không cải tạo đất, vệ sinh đồng ruộng kỹ lưỡng như vụ ĐX nên nơng hộ có nhu cầu lao động thuê ít, việc này cũng khiến chi phí làm đất thấp hơn so với vụ ĐX, chỉ chiếm khoảng 3% trong tổng chi phí của vụ.

Chi phí thu hoạch ở vụ XH trên địa bàn nghiên cứu không thay đổi so với vụ ĐX. Chi phí thu hoạch ở vụ XH chiếm 14% tổng chi phí của vụ. Các khoản chi phí phất sinh ở vụ XH cao hơn vụ ĐX do điều kiện thời tiết không thuận lợi, cần tốn nhiều khoản chi phí bổ sung như giống lúa, bơm nước, chi phí dặm lúa,v.v. Khoản chi phí này chiếm tỷ trọng 15% trong mơ hình.

Năng suất, giá bán lúa

Theo kết quả điều tra, năng suất của nơng hộ ở vụ XH đạt trung bình trên 7,7 tấn/ha. Giá bán vụ XH tương đối thấp hơn so với giá vụ ĐX, bình quân đạt trên 4.600 đồng/kg.

Bảng 4.8 Năng suất, giá bán lúa vụ XH

Khoản mục Đơn vị tính Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Giá bán đồng/kg 4.100 5.500 4.607 467,50

Năng suất Kg 4.700 13.000 7.740 1.638,84

Một số chỉ tiêu tài chính của vụ XH

Doanh thu ở vụ lúa XH đạt trên 35 triệu đồng/ ha/vụ. Sau khi trừ các khoản chi phí, nơng hộ lời khoảng 15 triệu đồng/ ha/vụ, vì khơng tính phần chi phí cơ hội lao động gia đình nên đây có thể được coi là nơng dân lấy cơng làm lời.

Tỷ suất Lợi nhuận/chi phí (khơng có tính chi phí cơ hội) của mơ hình sản xuất lúa tại vùng nghiên cứu là 0,71 có nghĩa là khi đầu tư 1 đồng chi phí thì lợi nhuận thu lại được là 0,71 đồng.

Bảng 4.9 Một số chỉ tiêu tài chính của sản xuất lúa vụ XH

Khoản mục Đơn vị tính Vụ XH

Tổng chi phíDX triệu đồng 20,697

Chi phí cơ hội LĐGĐ triệu đồng 9,375

Doanh thu triệu đồng 35,492

Lợi nhuận triệu đồng 14,79

LN/CP lần 0,71

LN/DT lần 0,42

Số ngày công lao động ngày 63,0

LN/LDGD 1000 đồng/ngày 234,8

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015

Tỷ suất Lợi nhuận/doanh thu (khơng tính chi phí cơ hội) của mơ sản xuất lúa tại vùng nghiên cứu là 0,42 nghĩa là trong 1 đồng doanh thu thì có 0,42 đồng lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận/ngày cơng lao động gia đình: Tại vùng nghiên cứu cho thấy, nếu nông hộ sử dụng một ngày cơng lao động gia đình cho hoạt động sản xuất lúa thì sẽ thu được trên 234.000 đồng/ngày.

4.2.6.3 Chi phí sản xuất và thu nhập của nông hộ vụ TĐ

Chi phí sản xuất

Theo đánh giá của nơng dân, vụ trồng lúa vụ TĐ thường hiệu quả không cao, các chi phí đầu tư tương đương với vụ ĐX và XH nhưng năng suất thấp, chất lượng lúa thấp nên kéo theo giá bán cũng thấp hơn. Điều đó dẫn đến một số hộ không tiếp

tục trồng lúa mà chuyển sang cây trồng khác hoặc bỏ đất trống, không canh tác trong vụ TĐ .

Theo kết quả khảo sát cho thấy, đa phần nông hộ ở vùng nghiên cứu đều gieo sạ lại 98% ở vụ TĐ. Tuy nhiên, vì điều kiện tự nhiên, khí hậu,...khơng tốt nên nơng hộ cũng hạn chế đầu tư nhiều vào sản xuất. Tổng chi phí đầu tư ở vụ này nhìn chung, khơng chênh lệch nhiều so với vụ ĐX và XH. Tổng chi phí sản xuất trên 21 triệu đồng/ha. Trong đó chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất là chi phí phân bón và thuốc BVTV (chiếm khoảng 45%).

Hình 4.7 Chi phí sản xuất lúa vụ Thu Đông

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015

Năng suất, giá bán lúa

Từ kết quả xử lý cho thấy rằng, năng suất trung bình vụ Thu Đơng tương đối cao tính đến thời điểm nghiên cứu trên 7 tấn/ha. Ở vụ TĐ, giá lúa tương đối cao hơn so với vụ XH, nên nơng hộ có thể trang trãi cho chi phí sản xuất cũng như chi phí sinh hoạt trong 3 tháng của mùa vụ. Giá trung bình của vụ TĐ đạt trên 4.800 đồng/kg.

Bảng 4.10 Năng suất, giá bán lúa của nông hộ vụ TĐ

Khoản mục Đơn vị tính Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Giá bán đồng/kg 4.300 5.700 4.844 432,19

Năng suất kg 4.400 11.500 7.023,33 1.491,78

Một số chỉ tiêu tài chính của vụ TĐ

Doanh thu ở vụ lúa TĐ đạt trên 33 triệu đồng/ ha/vụ. Sau khi trừ các khoản chi phí, nơng hộ lời trên 12 triệu đồng/ ha/vụ, vì khơng tính phần chi phí cơ hội lao động gia đình nên đây có thể được coi là nơng dân lấy cơng làm lời.

Tỷ suất Lợi nhuận/chi phí (khơng có tính chi phí cơ hội) của mơ hình sản xuất lúa tại vùng nghiên cứu là 0,58 có nghĩa là khi đầu tư 1 đồng chi phí thì lợi nhuận thu lại được là 0,58 đồng.

Tỷ suất Lợi nhuận/doanh thu (khơng tính chi phí cơ hội) của mơ sản xuất lúa tại vùng nghiên cứu là 0,37 nghĩa là trong 1 đồng doanh thu thì có 0,37 đồng lợi nhuận.

Bảng 4.11 Một số chỉ tiêu tài chính sản xuất lúa của nông hộ vụ TĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất lúa của các hộ nông dân huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)