4.2 Mô tả tình hình kinh tế xã hội và hiệu quả của người trồng lúa
4.2.4.2 Lý do chọn giống của Nông hộ
Mặc dù Nhà nước khuyến cáo nông dân tập trung sản xuất các loại giống lúa hạt dài, ngon cơm nhằm nâng cao chất lượng lúa gạo để đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu nhằm làm tăng lợi nhuận cho nông dân. Tuy nhiên, khi nông dân sản xuất các giống lúa chất lượng cao hơn thì thị trường (thương lái, nhà máy) vẫn chỉ tìm
mua các giống lúa chất lượng thường phục vụ cho xuất khẩu khiến người nông dân không bán được lúa nên lý do có nhiều nơng hộ chọn sản xuất giống lúa IR50404 là vì loại giống này mặc dù cho gạo phẩm cấp thấp khó cạnh tranh với gạo xuất khẩu cùng cấp với các nước khác nhưng lại cho năng suất cao, dễ tiêu thụ, ít sâu bệnh, ít tốn kém chi phí phân thuốc và nhất là thuận tiện trong thu hoạch đồng bộ cho cả khu cánh đồng có diện tích trên 10 ha đến 20 ha đất, thường là trong 1 ấp hoặc trong 1 xóm.
Nơng dân thường chọn giống theo kiểu ăn chắc, coi trọng năng suất hơn là chất lượng. Dù không dẻo thơm, nhưng năng suất tương đối và khơng cần nhiều phân bón là chọn. Những giống lúa bản địa tuy hạn chế về phẩm chất gạo, nhưng lại có sức sống mãnh liệt. Vì vậy mà những giống lúa địa phương năng suất chỉ thường bậc trung nhưng vẫn được nơng dân ưu ái.
Hình 4.3 Lý do chọn giống để gieo sạ
Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015
Các loại giống cho gạo ngon như Jasmine, nhiều sâu bệnh, chi phí đầu tư cao nhưng giá bán chỉ cao hơn IR50404 khoảng 300 đồng/kg, năng suất lúa cũng không được cao bằng IR50404, lợi nhuận từ canh tác loại lúa này không cao bằng canh tác loại IR50404, nơng dân có mở rộng diện tích trồng nhưng đã gặp khó khăn vì thị trường tiêu thụ hạn chế, thương lái không mua nhiều. Các loại giống OM hiện nay được cải tiến thành nhiều chủng loại và nhà nước đang khuyến khích nơng dân sử dụng để thay thế cho IR50404 vì tính năng cũng giống nhau mà vẫn có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu, được nhà nước hỗ trợ nên đây cũng là lý do có nhiều nơng hộ chọn sản xuất loại giống lúa này.