4.2 Mô tả tình hình kinh tế xã hội và hiệu quả của người trồng lúa
4.2.6.4 Chi phí sản xuất và thu nhập của mơ hình sản xuất lúa
Chi phí sản xuất của mơ hình 3 vụ lúa
Để bắt đầu một vụ lúa từ khâu sản xuất đến thu hoạch, các nông hộ tại địa bàn nghiên cứu đã sử dụng rất nhiều chi phí đầu tư như chi phí đất đai, lao động, máy móc thiết bị, các phương tiện vận chuyển, cơng cụ dụng cụ phục vụ các công
việc đồng án, nơng dân cịn phải chịu thêm chi phí giống, chi phí làm đất, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật để chăm sóc lúa, các khoản chi phí cho thu hoạch và bán lúa ngồi ra cịn rất nhiều các loại chi phí phát sinh khác.
Trong tất cả các loại chi phí thì đất đai là tài sản sẳn có của nơng hộ, khi chọn canh tác lúa thì nơng dân bị mất chi phí cơ hội khi chọn hình thức sản xuất các loại nơng sản khác. Vì sản xuất lúa là nghề truyền thống của người dân địa phương nên nông dân chủ yếu sản xuất lúa trên đồng ruộng và sản xuất các loại khác từ đất nhà hoặc đất vườn. Trong bài nghiên cứu này, tác giả khơng tính phần chi phí đất đai và cũng khơng đi chun sâu vào từng loại chi phí cố định dùng trong sản xuất lúa của nơng hộ tại vùng nghiên cứu. Phương tiện vận chuyển như xuồng ghe, cày, cuốc, dao,v.v, là những phương tiện lao động sẳn có của nơng hộ, những khoản khác như máy móc thiết bị, nhân cơng đều phải thuê mướn và thanh toán bằng tiền mặt, đối với chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật được nông hộ mua tại các đại lý bán thuốc BVTV ở địa phương và nợ sau khi thu hoạch mới trả người bán.
Bảng 4.12 Chi phí sản xuất 3 vụ lúa của nơng hộ
Khoản mục Đơn vị tính Tỷ trọng (%) 3 vụ Lúa
Chi phí giống 1000 đồng/ha 12,08 7.551,0
Chi phí phân 1000 đồng/ha 30,69 19.183,9
Chi phí thuốc 1000 đồng/ha 15,60 9.752,9
Chi phí thuê lao động 1000 đồng/ha 9,10 5.880,7
Chi phí làm đất 1000 đồng/ha 3,82 2.384,7
Chi phí thu hoạch 1000 đồng/ha 14,23 8.892,2
Chi phí khác 1000 đồng/ha 14,17 8.856,1
Tổng chi phíDX 1000 đồng/ha 98,00 62.501,4
Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015
Theo kết quả khảo sát cho thấy, tổng chi phí sản xuất hàng năm cho 3 vụ lúa ở tại địa bàn nghiên cứu của nông hộ trên 62 triệu đồng. Trong đó chi phí phân chiếm cao nhất trên 30%, chi phí thuốc và thu hoạch chiếm khoảng 30%. Trong 3 vụ lúa sản xuất của nơng dân thì vụ ĐX là vụ lúa chính của nơng hộ tại vùng nghiên cứu, ở vụ này mang lại năng suất cũng như giá bán cao cho nông dân, giúp họ bù đắp được
phần nào những khoản chi phí sản xuất, đặc biệt những khoản phí mà vụ TĐ họ còn thiếu vật tư đầu vào của đại lý.
Năng suất, giá bán lúa
Trong quá trình sản xuất lúa, từ khi gieo sạ xuống giống đến khi thu hoạch thì năng suất là phần kết quả mong đợi của nơng hộ và đó cũng là thành quả của quá trình sản xuất và lao động của nơng hộ. Năng suất được hiểu chính là sản lượng thu được trên một đơn vị diện tích sản xuất (1ha). Năng suất khơng những phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào mà còn phải gánh chịu những yếu tố ảnh hưởng khác như: thời tiết, khí hậu, dịch bệnh, loại hình canh tác,…Năng suất nơng hộ thu về đạt cao cho thấy việc sử dụng các yếu tố đầu vào của nơng hộ có hiệu quả và ngược lại năng suất thấp cho thấy nông hộ sản xuất đang gặp khó khăn về vấn đề các yếu tố đầu vào. Trung bình năng suất lúa của nông hộ đạt trên 8 tấn/ha.
Bảng 4.13 Năng suất, giá bán lúa
Khoản mục Đơn vị tính Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Giá bán đồng/kg 3.167 5.733 4.788 513,05
Năng suất kg 4.600 13.033 8.223 1.575,39
Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015
Tại địa bàn nghiên cứu, ta thấy giá bán là số tiền mà nông hộ thu về khi bán 1 đơn vị lúa. Nông hộ trực tiếp sản xuất lúa nhưng rất ít khi họ quyết định được giá cả khi bán lúa. Theo số liệu khảo sát, giá bán trung bình trên 4.700 đồng/kg. Mức giá dao động từ 3.100 – 5.700 đồng/kg. Các nông hộ thường sản xuất nhỏ lẻ, thu hoạch không đồng loạt, loại giống sản xuất cũng khác biệt
Một số chỉ tiêu tài chính của hộ nơng dân trồng lúa vụ
Doanh thu từ hoạt động sản xuất lúa của nông hộ ở địa bàn nghiên cứu được hiểu là kết quả mà sản lượng nhân với giá bán của 1 kilogram lúa. Hai yếu tố này tác động cùng chiều với thu nhập. Khi giá và sản lượng tăng thì doanh thu tăng và ngược lại doanh thu sẽ giảm. Các sản phẩm nơng nghiệp thường rơi vào tình trạng được mùa rớt giá và ngược lại. Trung bình doanh thu đạt được trên 117 triệu đồng/ha/3 vụ
Doanh thu là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí (khơng tính lao động gia đình).
Chỉ số doanh thu/chi phí: Chỉ số này cho biết một đồng chi phí bỏ ra thì nơng hộ thu được bao nhiêu đồng. Chỉ số này phần nào phản ánh được đồng tiền mà hộ nông dân bỏ ra để đầu tư cho hoạt động sản xuất có hiệu quả hay khơng. Tại vùng nghiên cứu, chỉ số này cho thấy, 1 đồng nông hộ bỏ ra để sản xuất lúa thu được 1,87 đồng.
Bảng 4.14 Một số chỉ tiêu tài chính của mơ hình sản xuất 3 vụ lúa
Khoản mục Đơn vị tính Sản xuất lúa
Tổng chi phíDX triệu đồng 62,501
Chi phí cơ hội LĐGĐ triệu đồng 30,528
Doanh thu triệu đồng 117,072
Lợi nhuận triệu đồng 54,571
DT/CP lần 1,87
LN/CP lần 0,87
LN/DT lần 0,47
Số ngày công lao động Ngày 204,0
LN/LDGD 1000 đồng/ngày 267,505
Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015
Tỷ suất Lợi nhuận/chi phí (khơng tính chi phí cơ hội) của mơ hình sản xuất lúa tại vùng nghiên cứu là 0,87 có nghĩa là khi đầu tư 1 đồng chi phí thì lợi nhuận thu lại được là 0,87 đồng.
Tỷ suất lợi nhuận/ngày công lao động gia đình: Tại vùng nghiên cứu cho thấy, nếu nông hộ sử dụng một ngày công lao động gia đình cho hoạt động sản xuất lúa thì sẽ thu được trên 267.000 đồng/ngày. Tính bình qn ngày làm 8 tiếng thì nơng hộ cũng thu được trên 7 triệu đồng/tháng/người.
Tỷ suất Lợi nhuận/doanh thu (khơng tính chi phí cơ hội) của mơ sản xuất lúa tại vùng nghiên cứu là 0,47 nghĩa là trong 1 đồng doanh thu thì có 0,47 đồng lợi nhuận.
Tuy chỉ số này cho thấy hiệu quả tài chính của các hoạt động sản xuất lúa tương đối khá nhưng độ lớn của thu nhập nông hộ khơng được cao do diện tích trồng lúa trung bình của mỗi hộ tương đối nhỏ (thấp nhất 0,15 ha, trung bình trên 1,1 ha). Với lợi nhuận trung bình khoảng 54 triêụ đồng/ha, nên thu nhập trung bình trên 59 triệu/3vụ/hộ. Đó là mức thu nhập của trung bình 2 lao động với thời gian sản xuất khoảng 3 tháng/vụ. Mức thu nhập này tương đối với thu nhập từ lao động trong lĩnh vực công nghiệp. Tuy nhiên, để thu lại được từ khoản tiền đó thì nơng hộ phải bỏ ra trên 62 triệu đồng để đầu tư suốt khoản thời gian khoảng 3 tháng, nơng hộ chỉ có 1 nguồn thu chính là từ hoạt động sản xuất lúa. Rủi ro thu nhập cao, khả năng tiếp cận thông tin thị trường và xử lý thơng tin thị trường cịn nhiều hạn chế, quy mơ sản xuất nhỏ (8 tấn/vụ/ha). Đây chính là những nguyên nhân làm cho nông hộ trở thành mắt xích yếu nhất và dễ bị tổn thương nhất.