4.2 Mô tả tình hình kinh tế xã hội và hiệu quả của người trồng lúa
4.2.2 Nguồn thu nhập của nông hộ
Theo kết quả điều tra cho thấy, nguồn thu nhập của nông dân tương đối đa dạng. Các nguồn thu đều có liên quan đến hoạt động sản xuất lúa, nuôi trồng thủy sản như nuôi cá ao, cá ruộng, nuôi lươn và các loại thủy sản khác,v.v, dịch vụ: bn bán tạp hóa, sửa xe,v.v, và các hoạt động khác như chăn nuôi gà, vịt, heo, trồng rau màu,v.v.
Hình 4.1 Nguồn thu nhập của nơng hộ
Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015
Tỷ lệ nơng hộ có thu nhập chính chỉ từ sản xuất lúa chiếm 48%; tỷ lệ nơng hộ có thu nhập từ lúa kết hợp với thủy sản và dịch vụ chiếm 18%, tỷ lệ nơng hộ có thu nhập từ ni trồng thủy sản chiếm 7%, và 27% từ các hoạt động khác. Những hộ chỉ chuyên tâm canh tác và có nguồn thu nhập chính từ lúa là những hộ có diện tích đất canh tác nhiều, gia đình đơn chiếc không đủ nhân lực để tham gia những lĩnh
vực khác mà vẫn đủ sống. Những hộ nông dân vừa trồng lúa lại vừa kết hợp nuôi trồng thủy sản là do hộ có sẳn điều kiện về ao vườn, gia đình có đơng người.
Những hộ dân này có diện tích đất canh tác ít nên thu nhập thấp cần phải hoạt động kết hợp nhiều ngành để cải thiện cuộc sống gia đình, hoặc do chuyển đổi cơ cấu từ 3 vụ lúa thành 2 vụ lúa cịn 1 vụ trồng những loại cây đặc sản có giá bán cao hơn để có thu nhập cao. Những hộ dân khơng có đất canh tác hoặc có đất canh tác nhưng trồng lúa khơng thuận lợi thì phải chọn ni trồng thủy sản để cải thiện nguồn thu nhâp. Các hộ nông dân không trồng lúa, thủy sản là những hộ chỉ có đất nhà ở rộng, đất vườn chỉ phù hợp để chăn nuôi gia súc, gia cầm hoặc trồng rau trồng màu. Ngoài ra, một số hộ nơng dân cịn được địa phương khuyến khích chuyển đổi cơ cấu trồng lúa sang trồng những loại cây có chất lượng cao và giá bán cao, dễ bán để nâng cao thu nhập cho nơng dân . Nhìn chung, kế mưu sinh của nông dân tại địa bàn nghiên cứu rất đa dạng, mục đích là cải thiện nguồn thu nhập để cải thiện đời sống vật chất cho gia đình.