.9 Khó khăn trong sản xuất lúa của nơng hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất lúa của các hộ nông dân huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 69 - 103)

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015

Giá bán lúa: Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng, có 31% nơng hộ cho

rằng giá lúa thấp và không ổn định. Dịch hại xuất hiện nhiều, chi phí phân thuốc tăng cao. Nếu giá lúa giảm, bấp bênh thì lợi nhuận nông dân giảm

Giá vật tư: Tỷ lệ nông hộ gặp khó khăn do giá vật tư nơng nghiệp tăng cao,

chiếm 26%. Giá phân bón tăng cao, thuốc trừ sâu, bệnh, cỏ dại, xăng dầu cũng tăng cao, khiến giá cày bừa, chi phí cũng tăng theo. Chi phí sản xuất tăng cao, đè nặng lên vai người nông dân, nhất là nông dân nghèo. Thu nhập và lợi nhuận từ trồng lúa của họ sẽ giảm, khiến cuộc sống của người làm ra hạt lúa thêm phần khó khăn.

Sâu hại dịch bệnh: Tỷ lệ nơng hộ gặp khó khăn về dịch hại, sâu bệnh xuất

hiện thường xuyên chiếm 23%. Các loại bệnh cụ thể như: Rầy nâu: là một loại sâu hại trong ruộng lúa thường cư trú dưới gốc lúa; Siêu vi khuẩn: loại này gây ra bệnh lùn lúa cỏ, vàng lùn và lùn xoắn lá, đây là 3 loại bệnh mà tác nhân gây bệnh là do siêu vi khuẩn (virus) do rầy nâu truyền bệnh. Do vậy nếu như mật số rầy nâu mang mầm bệnh ít thì việc truyền bệnh trong ruộng cũng ít đi; Bệnh đạo ơn lá, đạo ôn cổ bông: là loại bệnh thường xuất hiện trong vụ ĐX và có liên quan chặc chẽ với điều kiện thời tiết như ban ngày nắng nóng, nhiệt độ ban đêm thấp dưới 23oC liên tục trong khoảng 1 tuần sương mù xuất hiện do khác biệt biên độ lớn thường gây dịch

bệnh trên cổ bông; Ốc bươu vàng, cua, chuột; Cỏ dại: Tùy theo điều kiện đất đai, thủy lợi của từng ruộng, và nguồn cỏ dại được lưu tồn trong đất

Diện tích canh tác: Nơng dân thiếu diện tích đất canh tác nên sản xuất lúa với diện tích nhỏ lẻ, manh mún, tự cung tự cấp vật tư đầu vào.

Cơ giới hóa: cịn nghèo nàn, chỉ sử dụng những loại máy móc thiết yếu như

máy bơm nước, máy cày, xới và máy phun thuốc. Khơng sử dụng có hiệu quả máy sạ hàng trong khâu gieo sạ do lúa thưa bị côn trùng cắn gây tổn thất. Trong khâu thu hoạch có sử dụng máy gặt đập liên hợp. Tuy nhiên, trừ máy phun thuốc, muốn sử dụng máy móc thiết bị nơng dân phải liên hệ th qua trung gian môi giới.

4.4.2 Tồn tại

Thủy lợi nội đồng kém gây ra việc thiếu nước tưới tiêu ảnh hưởng đến khả năng phát triển của cây lúa, cỏ mọc nhiều, điều này dẫn đến năng suất lúa thấp và tốn chi phí thuốc BVTV. Hơn nữa, giao thơng thủy lợi khơng thuận tiện thì nơng hộ rất khó đưa máy móc thiết bị vào tận cánh đồng, hoặc sẽ gặp trở ngại trong khâu vận chuyển khi thu hoạch hay bán lúa.

Do gặp khó khăn trong khâu tín dụng nên nơng hộ thiếu vốn mua vật tư nơng nghiệp và các máy móc thiết bị phục vụ trong sản xuất, việc thiếu vốn khiến nông dân mua nợ tiền vật tư nông nghiệp từ các đại lý với giá bán cao ( Lãi suất + giá bán thực tế ) và phải bán lúa ngay sau khi thu hoạch để thanh toán tiền nợ. Điều này làm lợi nhuận trồng lúa bị giảm xuống.

Bị thiếu sự lụa chọn đối tượng bán lúa, duy nhất chỉ qua trung gian môi giới, thiếu môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh gây nên việc nông dân bán lúa giá bấp bênh khơng ổn định, hơn nữa cịn bị trung gian mơi giới và thương lái ép giá khiến cho nông dân bị động về giá cả, chịu thiệt thịi và lợi nhuận của nơng dân trồng lúa bị giảm xuống.

Chính sách trợ giá của nhà nước không đủ sớm để nông dân được hưởng lợi mà thường ban hành trễ chỉ làm lợi cho thương lái hoặc doanh nghiệp cịn nơng dân có thể bị lỗ và gặp khó khăn về vốn cho mùa vụ tiếp theo.

Nông dân sử dụng giống lúa chất lượng thấp, thị trường xuất khẩu hạn chế và không ổn định (76% nông dân sử dụng lúa thường IR50404). Điều này là nguyên nhân khiến nông dân bị động về giá cả, bị cò mồi và thương lái ép giá. Hơn thế nữa, về năng suất lúa có thể cao nhưng chất lượng và hiệu quả kinh tế thấp. Việc này cũng ảnh hưởng đến vấn đề xuất khẩu gạo của đất nước.

Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất hạn chế dẫn đến ít cập nhật và ứng dụng những kỹ thuật mới, giống lúa mới làm ảnh hưởng đến năng suất lúa, hoặc việc ứng dụng cơ giới hóa kém sẽ làm giá thành sản xuất lúa tăng cao làm lợi nhuận nông dân bị giảm xuống.

Sâu hại và dịch bệnh xảy ra ngày càng nhiều khiến cho chi phí phân thuốc tăng làm cho giá thành sản xuất tăng. Lượng phân thuốc quá nhiều cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến chất lượng gạo xuất khẩu.

Diện tích canh tác lúa nhỏ lẻ, manh mún, tự cung tự cấp vật tư đầu vào khiến giá thành sản xuất cao, không đủ điều kiện áp dụng cơ giới hóa đồng bộ và hiện đại trong canh tác, dẫn đến sản xuất không đúng chất, không đủ lượng, không đúng thời điểm và không đạt giá trị cao. Sản xuất nhỏ lẻ một cách thiếu tổ chức, thiếu quản lý cũng dẫn đến việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cịn nhiều lãng phí.

TĨM TẮT CHƯƠNG 4

Trong chương này tác giả đề cập đến 04 nội dung lớn: Thứ nhất, giới thiệu khái quát về tình hình sản xuất lúa của huyện Thới Lai, trong đó xác định lịch thời vụ, công tác chuyên môn phục vụ cho sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu (công tác khuyến nông, phối hợp, bảo vệ thực vật, tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật, thủy lợi nội đồng), về kinh tế hợp tác, tình hình thực hiện hợp đồng bao tiêu sản xuất theo Quyết định số 80/TTg và cơ giới hóa trong nơng nghiệp. Thứ hai, mơ tả tình hình kinh tế xã hội và hiệu quả của người trồng lúa bao gồm thông tin của nông hộ (tuổi, kinh nghiệm, học vấn, nhân khẩu, nguồn thu nhập và khoản chi tiêu hàng tháng của nơng hộ), tình hình sử dụng giống lúa, sử dụng máy móc thiết bị, dựa vào các chỉ tiêu tài chính xác định chi phí sản xuất và thu nhập của nông hộ ở từng mùa vụ trong năm, cách thức bán lúa của nông hộ. Thứ ba là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa của nông hộ dựa vào hàm sản xuất Cobb-Douglas. Phần cuối cùnglà xác định vấn đề khó khăn và tồn tại của nông dân trong sản xuất lúa.

Chương 5 KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Qua phân tích thực trạng sản xuất lúa và hiệu quả tài chính, cùng với phân tích mơ hình cho kết quả ở bảng 4.16 nhận thấy rằng có 5 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa: Chi phí phân bón (X2); Chi phí thuốc BVTV (X3); Diện tích (X4); Tín dụng (D1); Tập huấn (D2). Để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ tác giả đưa ra một số khuyến nghị như sau:

Về giống

Nên khuyến khích nơng dân trồng những giống lúa có chất lượng cao và quy hoạch cụ thể vùng trồng lúa chất lượng cao xuất khẩu, đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ nơng dân áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa, có sự phối hợp giữa doanh nghiệp và nông dân trong lựa chọn giống và bao tiêu sản phẩm để tránh được tình trạng bị ép giá do quá trình bán lúa phải phụ thuộc vào cị mồi và thương lái. Ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ trong chọn tạo giống nhằm tìm ra giống lúa cho năng suất cao ổn định, phẩm chất gạo tốt, kháng sâu bệnh, thích nghi điều kiện tiểu vùng sinh thái và thay đổi khí hậu tồn cầu. Chuyển giao các giải pháp kỹ thuật sản xuất lúa thích ứng cho hội nhập kinh tế và sự biến đổi khí hậu, áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ cao trong sản xuất lúa để đạt năng suất cao.

Hình 4.10 Ý kiến của nơng hộ trồng lúa

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015

Về vật tư nơng nghiệp

Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất lúa. ải bón phân nhiều là giúp cho cây lúa phát triển mạnh và cho

năng suất cao vì nếu tỷ lệ hàm lượng phân bón trong cây lúa khơng phù hợp thì có thể sẽ làm giảm năng suất lúa. Cho nên nơng dân cần nắm vững được quy trình kỹ thuật trong q trình bón phân, biết được nhu cầu phân bón của cây lúa trong từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển từ đó có cách bón phân hợp lý. Từ kết quả bài phân tích cho thấy yếu tố đầu vào như phân bón (kali; đạm, lân,...), thuốc bảo vệ thực vật (thuốc sâu, thuốc bệnh, thuốc dưỡng,...) có tác động trực tiếp đến năng suất lúa, và đây cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây lúa. Cần phải quan tâm vấn đề bón phân cân đối hơn để có thể giúp phát huy hết công dụng của các yếu tố này đến quá trình nâng cao năng suất lúa. Lượng thuốc bảo vệ thực vật nông dân sử dụng cho lúa cao, ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh và làm giảm chất lượng gạo. Bên cạnh đó, khi sử dụng liều lượng quá mức sẽ làm cho các loại sâu bệnh dễ bị kháng thuốc ở các vụ sau, gây khó khăn trong việc phòng trách và điều trị. Kết quả phân tích cho thấy thuốc khơng có tác dụng nhiều trong việc tăng năng suất lúa, yếu tố này chỉ có tác dụng phịng ngừa và điều trị dịch bệnh trên đồng ruộng, vì thế nơng dân cần nhận thức đúng đắn vấn đề này để có thể thực hiện tốt trong khâu kỹ thuật trồng lúa. Bên cạnh đó, tình trạng chất lượng thuốc và phân bón giả tràn lan, thông tin này được rất nhiều hộ nơng dân quan tâm. Vì vậy, các cơ quan, sở ban ngành cần tăng cường kiểm tra các đại lý VTNN, kiểm soát hàng giả, kém chất lượng.

Về Diện tích

Từ kết quả cho thấy, đa phần tại vùng nghiên cứu, nông hộ sản xuất tự phát, nhỏ lẻ manh mún, nên chất lượng lúa được tạo ra khơng đồng đều, chi phí sản xuất tăng, thường rơi vào tình trạng “được mùa mất giá”. Vì vậy, để giải quyết được vấn đề giá bán bấp bênh khơng ổn định thì cần phải có sự phối hợp tốt giữa nông dân, nhà nước và doanh nghiệp. Quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng, sản xuất đồng loạt, quy mơ lớn nhằm giảm chi phí sản xuất và có hợp đồng bao tiêu. Ngoài ra cũng cần tập trung vào chính sách bao tiêu sản phẩm, vấn đề này có đến 44% ý kiến đề xuất của nơng dân. Có cơ chế hỗ trợ để nhiều doanh nghiệp gia nhập ngành, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm để nông dân yên tâm sản xuất.

Nông dân cần ứng dụng các mơ hình kỹ thuật sản xuất lúa hiện nay vào thực tế để tiết kiệm được chi phí sản xuất mà vẫn đảm bảo năng suất lúa như: Thực hiện chương trình 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm chương trình IPM, xây dựng hệ sinh thái đồng ruộng tạo điều kiện để cây lúa phát triển tốt. Bên cạnh đó, các cán bộ địa phương cũng cần phải quan tâm, giám sát quá trình thực hiện sản xuất của người dân để kịp thời hướng dẫn người dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật sản xuất.

Cần ứng dụng các thiết bị công cụ mới vào sản xuất nông nghiệp để tiết kiệm được sức lao động của con người như: sử dụng máy cày xới để cải tạo đất trước khi gieo sạ, sử dụng phương pháp sạ hàng để tiết kiệm lượng giống, làm giảm chi phí giống tăng lợi nhuận, áp dụng các phương pháp canh tác mới, dùng máy gặt đập liên hợp để thu hoạch nhằm chống thất thoát lúa như trước đây, xây dựng các kênh thủy lợi để có thể quản lý nguồn nước tưới tiêu trên đồng ruộng.

Trong điều kiện nền nông nghiệp nước ta đang tiến tới sản xuất hàng hóa thì khoa học kỹ thuật trở thành một yếu tố trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, nếu người dân thiếu hiểu biết về những tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ không thể tồn tại và cạnh tranh được. Do đó việc chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật, quy trình cơng nghệ cho nông dân là vấn đề quan trọng của đội ngũ khuyến nông. Thực tế đã chỉ rõ ứng dụng của tiến bộ khoa học kỹ thuật bằng cách đưa các giống mới có năng suất cao vào sản xuất sẽ tạo hiệu quả kinh tế và kết quả sản xuất tương đối cao. Vậy để nâng cao kỹ thuật sản xuất lúa thì cơng tác khuyến nơng cần tăng cường một số mặt sau:

- Tổ chức các lớp tập huấn, các buổi hội thảo tại các thơn, xóm trong xã để tun truyền phổ biến quy trình kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc lúa.

- Giới thiệu và đưa những giống có năng suất cao, phẩm chất tốt vào sản xuất.

- Xây dựng các câu lạc bộ khuyến nơng, hình thành nhóm nơng dân để dễ dàng chia sẽ kinh nghiệm trong sản xuất.

- Xây dựng một số mơ hình trình diễn về tiến bộ khoa học kỹ thuật để nông dân tin tưởng và thực hiện.

Về tín dụng

Qua thực tế nghiên cứu tại địa phương cho thấy lượng vốn đầu tư cho nơng nghiệp cịn thấp, đây là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của người dân nơi đây rất thấp đặc biệt là thu nhập hỗn hợp. Bởi vì lượng vốn của họ rất ít, lại khơng phải lúc nào cũng có cơ hội vay vốn và nếu được vay với số lượng ít thì thường xun sử dụng khơng đúng mục đích. Như vậy để đảm bảo cho các hộ có đủ vốn đáp ứng kịp thời cho sản xuất đặc biệt là nhóm hộ nghèo sản xuất lúa thì các cấp chính quyền địa phương cần có chính sách biện pháp nhằm huy động vốn từ nhiều nguồn để cung cấp đủ vốn cho các nhóm hộ, giảm thủ tục trong q trình vay vốn cho các nhóm hộ nơng dân, có thể cho vay mà không cần thế chấp đối với hộ nghèo để họ tiếp cận nguồn vốn dễ hơn.

Về phía nơng dân

Cần tích cực phối hợp với các cơ quan có chức năng thực hiện theo quy hoạch phát triển vùng trồng lúa có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, tránh sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tự cung tự cấp nguyên vật liệu đầu vào làm cho chi phí sản xuất tăng, giá thành lúa gạo tăng, lợi nhuận giảm. Tích cực ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật hay biện pháp canh tác hiện đại để có được năng suất cao, chất lượng cao và hiệu quả kinh tế cũng cao. Cần tiếp thu những kiến thức từ các phương tiện truyền thông, sách, báo, đài, hoặc các trang web để nắm bắt được thơng tin về tình hình dịch hại, thị trường tiêu thụ, các chính sách có liên quan hay vấn đề lúa gạo của thế giới có thể sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất và tiêu thụ lúa gạo mà mình đang canh tác. Từ đó giúp nơng dân có thể đưa ra quyết định đúng đắn về lựa chọn loại giống phù hợp mà thị trường đang cần với giá bán cao, chăm sóc lúa theo biện pháp nào ít chi phí mà mang lại hiệu quả cao,v.v.

Về phía nhà nước

Nên đẩy mạnh cơng tác xúc tiến thương mại, tạo được nguồn đầu ra về sản phẩm lúa gạo cho nông dân, cần xây dựng chiến lược phát triển thị trường và đưa ra dự báo về thị trường. Tăng cường công tác kiểm tra về giá cả lúa gạo để nông dân không bị cò mồi và thương lái ép giá. Giải pháp phát triển thị trường lúa gạo có thể xem là biện pháp lâu dài để kích thích và ổn định sản xuất, giảm thiểu rủi ro cho nông dân và gia tăng lợi nhuận. Nghiên cứu chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo, tìm giải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất lúa của các hộ nông dân huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 69 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)