Hệ Thống ATM và Máy Pos tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại các ngân hàng thương mại ở thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 35)

Thực trạng phát triển của thị trường thẻ tín dụng tại T .p Hồ Chí Minh

2.2.2 Hệ Thống ATM và Máy Pos tại Việt Nam

Trong gần 10 năm trở lại đây, mạng lưới thiết bị phục vụ cho thanh toán thẻ tại Việt Nam đã có sự thay đổi rõ rệt. Theo thống kê của NHNN, tính đến hết quý 2 năm 2013 cả nước có hơn 110.000 máy POS và hơn 14.400 máy ATM tăng gấp 6 lần so với quý 2 năm 2006. Về giao dịch, số lượng món giao dịch qua POS là 5. 655.601 món với tổng giá trị 29.634 tỷ đồng và qua ATM là 124.335.672 món, trị giá 237.338 tỷ đồng. Mặc dù giao dịch qua ATM và POS đã tăng mạnh cả về số lượng và giá trị trong những năm gần đây, nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường gần 90 triệu dân của Việt Nam.

Hình 2. 8.Số lượng POS và máy ATM qua các năm

( Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của NHNN qua các năm.)

Trước đây việc thanh toán hay rút tiền ở các POS hay ATM của các NH khác hệ thống cịn rất khó khăn vì ở Việt Nam tồn tại 3 liên minh thẻ độc lập là Smartlink, Banknetvn và VNBC. Khách hàng chỉ có thể sử dụng thẻ của mình tại các POS hay ATM của các NH trong cùng hệ thống liên minh. Trong 3 liên minh

9,700 10,549 12,082 13,920 14,410 34,000 41,342 61,382 89,957 110,021 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

ATM POS

trên, Công ty cổ phần dịch vụ thẻ Smartlink có quy mơ lớn nhất. Được thành lập năm 2007 bởi NH TMCP Ngoại thương Việt Nam và 15 NH TMCP khác, đến nay số lượng thành viên của liên minh này đã đạt đến con số 30 . Công ty Cổ phần Chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt Nam (Banknetvn) được thành lập năm 2004 với sự tham gia góp vốn của 7 NH hàng đầu Việt Nam và Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC). Ngày 30/03/2010, NHNN Việt Nam đại diện cho Nhà nước thực hiện góp vốn vào Banknetvn với số tiền là 31,5 tỷ đồng, nâng tổng số vốn góp đến thời điểm hiện tại của Banknetvn lên 126 tỷ đồng. Được thành lập năm 2008 Công ty Cổ Phần Thẻ Thông Minh Việt Nam (VNBC) kinh doanh trên 4 lĩnh vực chính là hệ thống chuyển mạch; dịch vụ chăm sóc, bảo dưỡng ATM; cung cấp giải pháp, thiết bị cho ngành tài chính, NH; và cổng thanh tốn trực tuyến. VNBC hiện đang quản lý hệ thống kết nối giữa 10 NH và 01 cơng ty thành viên (tập đồn Mai Linh) với mạng lưới hơn 1.800 máy ATM, 2.000 máy POS phủ rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước, phục vụ hơn 5 triệu chủ thẻ Việt Nam và quốc tế. 36 Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo sát sao của NHNN các liên minh thẻ đã kết nối lại với nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng thẻ của khách hàng. Smartlink đã kết nối liên thông hệ thống ATM với Banknetvn vào năm 2008 và VNBC vào năm 2009, vào tháng 9/2010 Smartlink tiếp tục triển khai mở rộng kết nối liên thông hệ thống POS với Banknetvn và và với VNBC vào tháng 12/2010.

Song song đó, ngày 19 tháng 05 năm 2010, tại Hà Nội, Banknetvn và VNBC cũng chính thức cơng bố kết nối thành cơng hai liên minh thẻ với nhau. Như vậy là cả 3 liên minh thẻ đã được kết nối thông suốt với nhau mang lại sự thuận tiện cho người sử dụng thẻ với khả năng rút tiền tại mọi máy ATM cũng như thanh toán tại mọi điểm POS của các NH. Không dừng lại ở đó, để tạo ra một sự liên kết vững chắc hơn, NHNN đã chủ trương sáp nhập 3 liên minh này thành một với tên gọi là Banknetvn. Và kết quả là ngày 7/11/2012, hai liên minh thẻ lớn nhất trên thị trường là Smartlink và Banknetvn đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc Smartlink sáp nhập vào Banknetvn. Theo dự kiến trong năm 2013 VNBC cũng sẽ hoàn tất việc sáp

nhập vào Banknetvn. Như vậy là thị trường thẻ Việt Nam sẽ chỉ cịn một cơng ty chuyển mạch thẻ lớn nhất là Banknetvn với sở hữu 25% thuộc NHNN.

Đề xuất mơ hình nghiên cứu

Các cơng trình nghiên cứu học thuật khác nhau đã sử dụng mơ hình TPB vào nghiên cứu của họ. Những lý do đằng sau sự sử dụng rộng rãi của lý thuyết này là vì ba lý do cơ bản. Thứ nhất, lý thuyết này thì phù hợp với mục đích kiểm tra và dự đốn ý định hành vi (Md-Taib F và cộng sự ,2008) các cấu trúc cơ bản của lý thuyết này là cần thiết để giải thích tại sao những người sử dụng có ý định thực hiện một hành vi (Md-Taib F và cộng sự ,2008). Thứ hai, lý thuyết này đã được ca ngợi về tính linh hoạt của nó khi được áp dụng vào các bối cảnh của các nghiên cứu khác nhau. Thứ ba, TPB có thể được sử dụng để đo ý định hành vi và thực tế của một tình huống cụ thể, hệ thống hoặc thậm chí các sản phẩm. Các nghiên cứu trước đây đã hỗ trợ tầm quan trọng của TPB trong việc dự đoán ý định hành vi và sử dụng thực tế.

Nghiên cứu này sử dụng để đo lường ý định hành vi sử dụng thẻ tín dụng, do đó sử dụng mơ hình TPB là hợp lý. Có ba lý do thúc đẩy tác giả áp dụng mơ hình này trong nghiên cứu của mình. Thứ nhất, các nghiên cứu trước đây đã chỉ rõ tầm quan trọng và hiệu quả của việc áp dụng mơ hình TPB vào việc nghiên cứu ý định hành vi. Thứ hai, qua các nghiên cứu trước đó với đề tài giải thích ý định hành vi sử dụng thẻ tín dụng ta thấy mơ hình TPB được áp dụng nhiều hơn so với mơ hình TRA vì nó được mở rộng dựa trên mơ hình TRA nên giúp nghiên cứu sâu hơn về vấn đề. Thứ ba, mơ hình TAM khơng phù hợp để áp dụng trong nghiên cứu này vì mơ hình này khơng phổ biến khi nghiên cứu các sản phẩm thẻ tương tự với đề tài như thẻ tín dụng, thẻ ATM,… mà được áp dụng chủ yếu vào nghiên cứu các sản phẩm có yêu cầu về công nghệ cao như internet banking, mobile banking….. Đồng thời với việc sử dụng mơ hình TPB ngun gốc của Ajzen, tác giả cũng đưa vào mơ hình một biến nghiên cứu khác đó là “các chi phí liên quan đến thẻ tín dụng”.

Dựa vào các mơ hình học thuyết và các nghiên cứu có liên quan được trình bày ở phần trên, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu như sau:

Hình 2. 9.Mơ hình nghiên cứu đề xuất cho khóa luận

(Nguồn: Đề xuất của tác giả khóa luận)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại các ngân hàng thương mại ở thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)