Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến ý định sử dụng thẻ tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại các ngân hàng thương mại ở thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 76)

Thực trạng phát triển của thị trường thẻ tín dụng tại T .p Hồ Chí Minh

4.2.4 Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến ý định sử dụng thẻ tín

tín dụng của khách hàng tại các Ngân hàng thương mại ở Tp. Hồ Chí Minh

Kiểm định sự phù hợp của giả thuyết nghiên cứu

Tác giả tiến hành kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã đề ra từ kết quả phân tích hồi quy.

 H1: Quy chuẩn chủ quan về hành vi sử dụng thẻ tín dụng có mối tương quan dương với ý định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại các Ngân hàng thương mại ở Tp. Hồ Chí Minh

Kết quả kiểm định t của yếu tố Quy chuẩn chủ quan về hành vi sử dụng thẻ tín dụng – quy chuẩn - có giá trị P-value = 0.014 < 0.05. Điều này cho thấy yếu tố Quy chuẩn chủ quan về hành vi sử dụng thẻ tín dụng có ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại các Ngân hàng thương mại ở Tp. Hồ Chí Minh nên giả thuyết H1 được chấp nhận. Hệ số hồi quy của yếu tố Quy chuẩn là 0.156 –

hệ số lớn thứ ba trong 4 biến – chứng tỏ yếu tố này có mức độ quan trọng thứ 3 trong 4 yếu tố được xem xét trong mơ hình về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định ý định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại các Ngân hàng thương mại ở Tp. Hồ Chí Minh

 H2: Thái độ đối với hành vi sử dụng thẻ tín dụng có mối tương quan dương với ý định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại các Ngân hàng thương mại ở Tp. Hồ Chí Minh

Kết quả kiểm định t của yếu tố Thái độ đối với hành vi sử dụng thẻ tín dụng – Thái độ - có giá trị P-value = 0.000< 0.05. Do vậy, yếu tố yếu tố Thái độ đối với hành vi sử dụng thẻ tín dụng có ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại các Ngân hàng thương mại ở Tp. Hồ Chí Minh nên giả thuyết H2 được chấp nhận. Hệ số hồi quy của yếu tố Thái độ là 0.347 – hệ số lớn thứ hai trong 4 biến – chứng tỏ yếu tố này có mức độ quan trọng thứ hai trong 4 yếu tố được xem xét trong mơ hình

 H3: Nhận thức kiểm soát hành vi sử dụng thẻ tín dụng tương quan dương với ý định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại các Ngân hàng thương mại ở Tp. Hồ Chí Minh

Kết quả kiểm định t của yếu tố Nhận thức kiểm sốt hành vi sử dụng thẻ tín dụng – Nhận thức - có giá trị P-value = 0.000 < 0.05. Điều này cho thấy yếu tố Nhận thức kiểm soát hành vi sử dụng thẻ tín dụng có ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại các Ngân hàng thương mại ở Tp. Hồ Chí Minh nên giả thuyết H3 được chấp nhận. Hệ số hồi quy của yếu tố Nhận thức là 0.375 – hệ số lớn nhất trong 4 biến – chứng tỏ yếu tố này có mức độ quan trọng hàng đầu trong 4 yếu tố được xem xét trong mơ hình về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại các Ngân hàng thương mại ở Tp. Hồ Chí Minh.

 H4: chi phí liên quan đến thẻ tín dụng với ý định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại các Ngân hàng thương mại ở Tp. Hồ Chí Minh

Kết quả kiểm định t có giá trị P- value là 0.002 < 0.05. Điều này chứng tỏ yếu tố chi phí liên quan đến thẻ tín dụng – Chi phí – có mối tương quan với ý định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại các Ngân hàng thương mại ở Tp. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, đây là mối tương quan nghịch vì hệ số hồi quy của biến Chi phí là - 0.195. Xét về giá trị đại số thì hệ số này là hệ số thấp nhất trong hệ số của 4 biến. Vì thế, biến Chi phí là biến có mức độ quan trọng ít nhất trong mơ hình.

Mơ hình hồi quy nghiên cứu sau khi kiểm định chính thức:

Ý định = 0.347*Thái độ+0.156*Quy chuẩn+0.375*Nhận thức-0.195*Chi Phí

Thực tiễn các giả thuyết nghiên cứu

Theo nhận định của tác giả, mỗi yếu tố trong mơ hình hồi quy ở trên đều có sự tác động khác nhau đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại các Ngân hàng thương mại ở Tp. Hồ Chí Minh.

Yếu tố trước tiên cần quan tâm là nhận thức kiểm sốt hành vi sử dụng thẻ tín dụng. Yếu tố này có tác động rất lớn đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng vì chỉ khi khách hàng cảm thấy sử dụng thẻ tín dụng một cách dễ dàng và có khả năng trả nợ thì khách hàng mới bắt đầu nảy sinh ý sử dụng thẻ tín dụng. Nếu như từ ban đầu khách hàng cảm thấy việc sử dụng thẻ tín dụng khó khăn và khơng có khả năng trả nợ,thì khả năng rất cao là khách hàng sẽ lựa chọn một sản phẩm thẻ thay thế khác.

Theo như đặc điểm của thẻ tín dụng, đây là sản phẩm mà mang lại sự tiện lợi khi sử dụng, đồng thời được hưởng rất nhiều ưu đãi từ ngân hàng và đơn vị chấp nhận thẻ so với các dịch vụ thẻ khác của ngân hàng.Vì thế, khách hàng càng quan tâm đến sự tiện ích của thẻ tín dụng thì sẽ càng ủng hộ việc sử dụng thẻ tín dụng hơn

Khách hàng sử dụng thẻ tín dụng chịu ảnh hưởng của quyết định, thái độ, sự quan tâm của nhóm những người có ý nghĩa quan trọng. Khi thẻ tín dụng được đơng đảo mọi người sử dụng và khuyến khích thì khách hàng cũng sẽ cân nhắc đến việc lựa chọn sản phẩm đó. Do vậy, càng nhiều ý kiến tích cực của bạn bè thân, gia đình,

những người u q và phương tiện truyền thơng thì ý định sử dụng thẻ tín dụng ngày càng được tăng lên.

Việc khách hàng nhận thấy các chi phí liên quan đến thẻ tín dụng cũng ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của họ. Nếu khách hàng thấy các chi phí liên quan đến thẻ tín dụng là cao thì họ sẽ có ít ý định sử dụng thẻ tín dụng hơn những người nhận thấy chi phí liên quan đến thẻ tín dụng vừa phải hoặc rẻ. Các chi phí liên quan đến thẻ tín dụng theo hướng tích cực (chi phí vừa phải hoặc thấp) thì khách hàng càng gia tăng ý định sử dụng thẻ tín dụng.

4.2.5 Kiểm định sự khác biệt trong ý định sử dụng thẻ tín dụng giữa các nhóm

Kiểm định sự khác biệt trong ý định sử dụng thẻ tín dụng giữa các nhóm tuổi

Phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (One-Way ANOVA) được thực hiện nhằm kiểm định có sự khác biệt về ý định sử dụng thẻ tín dụng hay khơng giữa những nhóm khách hàng có độ tuổi khác nhau. Giả thuyết đặt ra là:

H0 : Khơng có sự khác biệt về ý định sử dụng thẻ tín dụng giữa những nhóm khách hàng có độ tuổi khác nhau (< 22 tuổi, 22-30 tuổi, 30-45 tuổi, >45 tuổi).

Bảng 4. 17.Kết quả ANOVA về độ tuổi trung bình của khách hàng

INT

Thống kê

Levene df1 df2 Sig.

9.951 3 198 0

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Trong kiểm định ANOVA, kiểm định Lavenve Test được thực hiện trước và có giá trị sig. = 0.000 < 0.05, chứng tỏ có sự khác biệt về phương sai một cách có ý nghĩa đối với ý định sử dụng thẻ tín dụng giữa những nhóm khách hàng có độ tuổi khác nhau (< 22 tuổi, 22-30 tuổi, 30-45 tuổi, >45 tuổi). Vì phương sai khác nhau nên

không thể sử dụng kết quả của kiểm định ANOVA. Do đó, khơng có sự khác biệt về ý định sử dụng thẻ tín dụng giữa những nhóm khách hàng có độ tuổi khác nhau.

Kiểm định sự khác biệt trong ý định sử dụng thẻ tín dụng giữa các nhóm thu nhập

Tiếp tục sử dụng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (One-Way ANOVA) nhằm kiểm định có sự khác biệt về ý định sử dụng thẻ tín dụng hay khơng giữa những nhóm khách hàng có mức thu nhập trung bình khác nhau. Giả thuyết đặt ra là:

H0 : Khơng có sự khác biệt về ý định sử dụng thẻ tín dụng giữa những nhóm khách hàng có các mức thu nhập khác nhau (< 7 triệu, 7-10 triệu, 10-13 triệu, 13-18 triệu, > 18 triệu).

Bảng 4. 18.Kết quả ANOVA về thu nhập của khách hàng (1)

INT

Thống kê

Levene df1 df2 Sig.

0.675 4 197 0.610

(Nguồn: kết quả phân tích SPSS)

Kiểm định Lavenve Test trong kiểm định ANOVA có giá trị sig. = 0.610 > 0.05, chứng tỏ khơng có sự khác biệt về phương sai một cách có ý nghĩa đối với ý định sử dụng thẻ tín dụng giữa những khách hàng có các mức thu nhập trung bình khác nhau (< 7 triệu, 7-10 triệu, 10-13 triệu, 13-18 triệu, > 18 triệu). Vì thế, có thể sử dụng kết quả phân tích ANOVA ở bảng tiếp theo.

Bảng 4. 19.Kết quả ANOVA về thu nhập trung bình của khách hàng (2) INT Tổng bình phương df TB bình phương F Sig. Giữa các nhóm 17.863 4 4.466 14.532 0.000 Bên trong nhóm 60.539 197 0.307 Tổng 78.403 201

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Trong kiểm định ANOVA , giá trị sig. bằng 0.000 < 0.05 cho thấy có sự khác biệt

có ý nghĩa về giá trị trung bình của ý định sử dụng thẻ tín dụng giữa những khách hàng có các mức thu nhập khác nhau < 7 triệu, 7-10 triệu, 10-13 triệu, 13-18 triệu, > 18 triệu (với mức ý nghĩa 0.05). Vì vậy, giả thuyết H0 bị bác bỏ.

Tiếp theo, tác giả thực hiện kiểm định sâu LSD trong ANOVA nhằm xác định cụ thể trung bình của nhóm nào khác với nhóm nào, nghĩa là tìm xem sự khác biệt của các nhóm xảy ra ở đâu.

Kết quả kiểm định sâu với sig của các cặp so sánh đều < 0.05 cho thấy tất cả các nhóm đều có sự khác biệt có ý nghĩa về trị trung bình của ý định sử dụng thẻ tín dụng. (Phụ lục 6, kiểm định sự khác biệt trong ý định sử dụng thẻ tín dụng giữa các nhóm thu nhập).

Kiểm định sự khác biệt trong ý định sử dụng thẻ tín dụng giữa các nhóm giới tính

Tiếp tục sử dụng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (One-Way ANOVA) nhằm kiểm định có sự khác biệt về ý định sử dụng thẻ tín dụng hay khơng giữa những nhóm khách hàng có giới tính khác nhau. Giả thuyết đặt ra là: H0 : Khơng có sự khác biệt về ý định sử dụng thẻ tín dụng giữa những nhóm khách hàng có giới tính khác nhau (Nam và Nữ)

Bảng 4. 20.Kết quả ANOVA về giới tính của khách hàng (1)

INT

Thống kê

Levene df1 df2 Sig.

3.211 1 200 0.075

(Nguồn: kết quả phân tích SPSS)

Kiểm định Lavenve Test trong kiểm định ANOVA có giá trị sig. = 0.075 > 0.05, chứng tỏ khơng có sự khác biệt về phương sai một cách có ý nghĩa đối với ý định sử dụng thẻ tín dụng giữa những khách hàng có giới tính khác nhau (Nam, Nữ). Vì thế, có thể sử dụng kết quả phân tích ANOVA ở bảng tiếp theo.

Bảng 4. 21.Kết quả ANOVA về giới tính của khách hàng (2)

INT Tổng bình phương df TB bình phương F Sig. Giữa các nhóm 0.436 1 0.436 1.117 0.292 Bên trong nhóm 77.967 200 0.390 Tổng 78.403 201

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Trong kiểm định ANOVA , giá trị sig. bằng 0.292 > 0.05 cho thấy không sự khác

biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình của ý định sử dụng thẻ tín dụng giữa những khách hàng có giới tính khác nhau Nam và Nữ (với mức ý nghĩa 0.05)

Kiểm định sự khác biệt trong ý định sử dụng thẻ tín dụng giữa các nhóm nghề nghiệp

Tiếp tục sử dụng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (One-Way ANOVA) nhằm kiểm định có sự khác biệt về ý định sử dụng thẻ tín dụng hay khơng giữa những nhóm khách hàng có nghề nghiệp khác nhau. Giả thuyết đặt ra là:

H0 : Khơng có sự khác biệt về ý định sử dụng thẻ tín dụng giữa những nhóm khách hàng có nghề nghiệp khác nhau (Nhân viên văn phòng, Giáo viên, Kỹ sư, Bác sỹ, Kinh doanh tự do, Khác)

Bảng 4. 22.Kết quả ANOVA về nghề nghiệp của khách hàng (1)

INT

Thống kê

Levene df1 df2 Sig.

0.808 5 196 0.545

(Nguồn: kết quả phân tích SPSS)

Kiểm định Lavenve Test trong kiểm định ANOVA có giá trị sig. = 0.545 > 0.05, chứng tỏ khơng có sự khác biệt về phương sai một cách có ý nghĩa đối với ý định sử dụng thẻ tín dụng giữa những khách hàng có nghề nghiệp khác nhau (Nhân viên văn phòng, Giáo viên, Kỹ sư, Bác sỹ, Kinh doanh tự do, Khác). Vì thế, có thể sử dụng kết quả phân tích ANOVA ở bảng tiếp theo.

Bảng 4. 23.Kết quả ANOVA về nghề nghiệp của khách hàng (2)

INT Tổng bình phương df TB bình phương F Sig. Giữa các nhóm 5.180 5 1.036 2.773 0.019 Bên trong nhóm 73.223 196 0.374 Tổng 78.403 201

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Trong kiểm định ANOVA , giá trị sig. bằng 0.019 < 0.05 cho thấy có sự khác biệt

có ý nghĩa về giá trị trung bình của ý định sử dụng thẻ tín dụng giữa những khách hàng có nghề nghiệp khác nhau: Nhân viên văn phòng, Giáo viên, Kỹ sư, Bác sỹ, Kinh doanh tự do, Khác (với mức ý nghĩa 0.05). Vì vậy, giả thuyết H0 bị bác bỏ. Tiếp theo, tác giả thực hiện kiểm định sâu LSD trong ANOVA nhằm xác định cụ thể trung bình của nhóm nào khác với nhóm nào, nghĩa là tìm xem sự khác biệt của

Kết quả kiểm định sâu với sig của các cặp so sánh đều < 0.05 cho thấy tất cả các nhóm đều có sự khác biệt có ý nghĩa về trị trung bình của ý định sử dụng thẻ tín dụng. (Phụ lục 6, kiểm định sự khác biệt trong ý định sử dụng thẻ tín dụng giữa các nhóm thu nhập)

TĨM TẮT CHƯƠNG

Chương 4 đã trình bày kết quả chính của nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại các Ngân Hàng Thương Mại ở Tp.Hồ Chí Minh”, đồng thời cũng nêu lên một số đặc điểm của mẫu khảo sát.

Có 52% người tham gia khảo sát là nữ giới, nam giới chiếm 48% Hầu hết những người này nằm trong độ tuổi 22-30 hoặc 30-45 tuổi. Mức thu nhập của khách hàng là 7-10 triệu hoặc 10-13 triệu chiếm gần ¾. Có đến 40.59% người tham gia khảo sát đã sử dụng thẻ tín dụng và có 50% khách hàng có nghề nghiệp là nhân viên khách hàng.

Sau khi thực hiện kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA và phân tích hồi quy bội để tìm ra phương trình hồi quy, tác giả đã tìm ra được 4 nhóm yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại các Ngân Hàng Thương Mại ở Tp.Hồ Chí Minh. Trong đó, 3 nhóm yếu tố: Thái độ đối với hành vi sử dụng thẻ tín dụng, Quy chuẩn chủ quan về hành vi sử dụng thẻ tín dụng và Nhận thức kiểm soát hành vi sử dụng thẻ tín dụng có tương quan dương với Ý định sử dụng thẻ tín dụng. Riêng nhóm yếu tố Các chi phí liên quan đến thẻ tín dụng có tương quan âm. Ngồi ra, thơng qua kiểm định sự khác biệt, tác giả cũng nhận thấy có sự khác biệt trong ý định sử dụng thẻ tín dụng giữa những nhóm thu nhập và nghề nghiệp khác nhau nhưng không thấy sự khác biệt giữa các nhóm tuổi và các nhóm giới tính

Những kết quả phân tích dữ liệu tại chương 4 là cơ sở cho các gợi ý được đề xuất trong chương 5.

Chương 5 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại các ngân hàng thương mại ở thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)