Nguyên nhân và phân loại tổn khuyết mũi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị tổn khuyết mũi bằng các vạt da vùng trán có cuống mạch nuôi (Trang 35 - 36)

1 2 1 Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tổn thương khuyết mũi, ta có thể chia ra làm ba nhóm ngun nhân chính như sau: ngun nhân tiên phát, nguyên nhân thứ phát và nguyên nhân bẩm sinh [46], [47], [48]

* Nguyên nhân tiên phát (Do chấn thương)

• Tai nạn giao thơng • Tai nạn sinh hoạt • Tai nạn lao động

Các tổn khuyết do chấn thương thường dập nát tổ chức, có bờ nham nhở, cần phải cắc lọc tổ chức mủn nát, lấy hết dị vật, đánh giá mức độ tổn thương, tùy theo thời gian chấn thương sớm hay muộn có nhiễm trùng hay khơng nhiễm trùng, cần phải điều trị hết nhiễm trùng, tùy thuộc vào tổn khuyết mới lập kế hoạch tạo hình

* Nguyên nhân thứ phát:

Các di chứng của chấn thương, di chứng bỏng, di chứng của xạ trị để lại các di chứng sẹo lồi, sẹo phì đại, teo đét gây co kéo biến dạng đầu mũi kèm theo tổ chức xơ hóa thiểu dưỡng nhiều, nên khi phẫu thuật tại vị trí này cần được bóc tách và giải phóng cắt lọc hết tổ chức dính ở nền sẹo sau đó mới đánh giá tổn khuyết sau cắt bỏ và so sánh với bên lành để làm căn cứ tạo hình

Các tổn khuyết sau cắt bỏ: các khối u lành tính (u sắc tố, u huyết quản…) khối u ác tính (u tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố…) chủ yếu là

ung thư tế bào đáy: là loại ung thư thường gặp nhất, lành tính nhất và ít di căn xa

* Nguyên nhân bẩm sinh:

Dị tật bẩm sinh khuyết một phần mũi bẩm sinh, khe hở sọ mặt, khe hở chéo mặt, khe hở mơi vịm bẩm sinh

1 2 2 Phân loại tổn thương khuyết mũi [49]

Dựa theo phân loại của tiểu đơn vị giải phẫu thẩm mỹ chia làm 5 loại khác nhau:

- Khuyết sống mũi - Khuyết cánh mũi - Khuyết đầu mũi - Khuyết trụ mũi - Khuyết toàn bộ mũi

Dựa theo cấu tạo các lớp giải phẫu của mũi, chia làm:

- Khuyết nông: Khuyết nằm ở bề mặt da hoặc khuyết da - Khuyết sâu: Da, tổ chức dưới da, cơ, sụn

- Khuyết xuyên tổ chức da sụn niêm mạc

Dựa vào kích thước của tổn khuyết, chia làm 4 loại: Theo phân loại của Baker

năm 2011 về phân loại tổn thương khuyết mũi và ứng dụng tạo hình mũi chia làm 4 loại sau [5]:

- Tổn khuyết kích thước nhỏ < 1cm2

- Tổn khuyết kích thước vừa từ 1-1,5cm2

- Tổn khuyết có kích thước lớn từ 1,5- 2cm2

- Tổn thương kích thước > 2cm2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị tổn khuyết mũi bằng các vạt da vùng trán có cuống mạch nuôi (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w