12 Hệ tĩnh mạch thái dương nông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị tổn khuyết mũi bằng các vạt da vùng trán có cuống mạch nuôi (Trang 114 - 116)

Trong nhóm NC, 100% tiêu bản đều có TM TDN đi kèm ĐM Kết quả này tương tự so với NC của Phạm Thị Việt Dung (2017) Matthew (2015) nghiên cứu trên 32 trường hợp, TM TDN xuất hiện ở 87,5% tổng số BN 30/31 trường hợp có TM TDN nằm ngồi ĐM TDN, chiếm tỷ lệ 96,77% Tất cả TM TDN đều nằm cùng lớp với ĐM TDN, ở lớp dưới cân thái dương Theo Charles (2018), sự xuất hiện TM TDN là khơng hằng định, trong đó, 90% trường hợp nằm sau ĐM

TM TDN thường được coi là lựa chọn thứ cấp cho hồi lưu từ tĩnh mạch do đường kính hẹp Tuy nhiên, các báo cáo gần đây ghi nhận đường kính TM TDN trung bình từ 2,1 đến 3mm, một kích thước có thể sử dụng được Từ góc độ kỹ thuật, việc phẫu tích động mạch khá đơn giản Khía cạnh đáng chú ý duy nhất của việc bóc tách tĩnh mạch là, theo kinh nghiệm của chúng tôi, một tĩnh mạch mặc dù nhỏ sẽ ln có thể sử dụng được khi nó đi vào tuyến mang tai Bóc tách một phần vào tuyến mang tai sẽ tạo ra một tĩnh mạch có đường kính đủ để phù hợp với hầu hết các vạt da

Trong nhóm NC có 05 tiêu bản có TM nhánh trán TDN TM này nhận máu vùng trán rồi đổ vào TM TDN ở vị trí thấp hơn nguyên ủy nhánh trán ĐM, càng chạy lên cao TM nhánh trán càng cách xa nhánh trán ĐM TDN 05 tiêu bản TM nhánh trán lớn có kích thước đường kính trung bình 1,55 ± 0,21mm Như vậy, sự có mặt của nhánh trán TM TDN là rất không hằng định Kết quả

của chúng tôi tương tự NC của Phạm Thị Việt Dung (2017) Nobuaki (2002) nghiên cứu trên 11 mẫu xác, có 5 trường hợp TM TDN tách ra làm hai nhánh chính là TM nhánh trán và nhánh đỉnh, 3 trường hợp khác tách ra TM nhánh trán và hai nhánh đỉnh Như vậy, tỷ lệ xuất hiện TM nhánh trán là 8/11, chiếm 72,7% [37], cao hơn so với NC của chúng tôi Theo Charles (2018), TMTDN thường đi kèm với ĐM TDN trong 63% tổng số trường hợp Chính vì vậy kết quả phẫu tích vạt da trán với cuống mạch thái dương nông thường bị ứ máu do không đủ hệ thống hồi lưu tĩnh mạch

27/31 tiêu bản (87,09%) có 1 đến 2 TM tùy hành chạy sát nhánh trán DM TDN để đổ về TM TDN, trong đó có 13 tiêu bản có 1 TM tùy hành và 14 tiêu bản có 2 TM tùy hành, 4 tiêu bản cịn lại chúng tơi khơng thể xác định được Kích thước TM tùy hành rất nhỏ Tỷ lệ này trong NC của Phạm Thị Việt Dung (2017) là 79,5% [79]

TM nhánh trán chạy về phía bên của cung mày, nằm dưới ĐM nhánh trán Các nhánh của TM TDN chạy vào tổ chức dưới da, nối với nhau và với các TM lân cận tạo thành mạng lưới mạch máu dưới da Nhiều nhánh TM nhỏ tách ra từ mạnh lưới mạch máu này, được coi như là những TM đầu tiên dẫn lưu máu trở về ở vùng da đầu

Trước đây, theo các tác giả thì TM nhánh trán cũng như TM TDN luôn đi cùng ĐM Tuy vậy, gần đây quan niệm về TM nhánh trán cũng như các TM thuộc hệ TDN có sự thay đổi Năm 2002, Nobuaki Imanishi [35] báo cáo kết quả nghiên cứu về giải phẫu hệ TM TDN Quan điểm của tác giả khác hẳn với y văn cổ điển: ngoại trừ ở đầu gần, TM TDN không phụ thuộc vào ĐM Các nhánh đỉnh và nhánh trán của TM TDN độc lập với ĐM tương ứng, càng ra ngoại vi nó càng chạy ra xa ĐM Trong khi đó, nhánh trán của ĐM TDN có các TM mỏng đi kèm Các TM này đổ về đầu gần của TM TDN và chính những TM mỏng này mới được coi là TM tùy hành của nhánh trán chứ không phải là

những TM cùng tên mà các tác giả trước đây từng mô tả Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với quan điểm của Nobuaki Imanishi

Như vậy nếu sử dụng vạt nhánh trán thì phẫu thuật viên cần phải cân nhắc và chụp hệ TM trước khi đưa ra quyết định bởi tần số xuất hiện TM lớn cùng tên với ĐM là rất thấp, đặc biệt đối với nhánh trán Trên chụp mạch, có thể quan sát rõ các TM vùng trán, thậm chí, quan sát rõ các van chống trào ngược ở các TM dẫn lưu này Việc thiếu hệ thống TM lớn đi kèm dẫn đến nguy cơ tắc nghẽn tĩnh mạch (Venous Congestion) Tuy nhiên, theo Charles (2018), tất cả các vạt có tắc nghẽn tĩnh mạch đều tự phục hồi Điều này được giải thích bằng việc bảo tồn các TM tùy hành (venae comitantes) trong quá trình phẫu thuật cũng như chăm sóc vạt da sau mổ bằng Heparin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị tổn khuyết mũi bằng các vạt da vùng trán có cuống mạch nuôi (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w