Điều trị tổn khuyết mũi bằng vạt da vùng trán

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị tổn khuyết mũi bằng các vạt da vùng trán có cuống mạch nuôi (Trang 42 - 46)

Tạo hình tổn khuyết mũi đặt ra một số khó khăn cho các bác sĩ phẫu thuật Các quy trình tái tạo cho các tổn khuyết mũi rất khác nhau tùy thuộc vào kích thước và vị trí của tổn khuyết, cũng như tính chất của mơ xung quanh, bên cạnh tuổi tác, tình trạng tồn thân và nhu cầu thẩm mỹ của bệnh nhân Mục tiêu chính cần được xem xét trong việc tạo hình là phục hồi các cấu trúc giải phẫu

và chức năng của vùng được tái tạo, đồng thời phục hồi các đơn vị thẩm mỹ Hai mục tiêu này có quan hệ chặt chẽ với nhau Khi phẫu thuật đảm bảo được chức năng của mũi thì thường tính thẩm mỹ cũng được đảm bảo [59]

Sử dụng vạt trán để tạo hình mũi có từ thời Ấn Độ cổ đại Vào năm 700 trước Cơng ngun, cắt cụt đầu mũi là hình phạt phổ biến cho nhiều loại tội phạm Kỹ thuật này được mô tả bởi Sushruta Samita Kỹ thuật này đã được đưa đến châu Âu vào những năm 1500 và cuối cùng là đến Hoa Kỳ vào những năm 1830 bởi JM Warren Kazanjian mơ tả nguồn cung cấp máu chính của vạt da vào những năm 1930 là các động mạch trên ròng rọc và động mạch trên ổ mắt, sự đổi mới đáng kể trong nhận thức diễn ra sau đó Theo Joshep G McCarthy (1985) nguồn cấp máu cho da vùng trán có nguồn gốc từ động mạch mặt cùng bên, và các động mạch này có đường kính đủ lớn để tạo vạt trán giữa [60] Labat được ghi nhận là người đã thiết kế vạt trán giữa dựa trên một động mạch trên ròng rọc một bên Millard đã tạo ra vạt trán giữa, loại trừ vùng da trên gốc mũi, làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng và duy trì khả năng sống của vạt Menick đã cải tiến hơn nữa thiết kế của Millard bằng cách làm cho phần cuống hẹp hơn, do đó mang lại tính linh hoạt cao hơn trong chuyển vạt và chiều dài vạt da

Các nghiên cứu giải phẫu của Shumrick và Smith đã chứng minh vị trí của động mạch trên rịng rọc khoảng cách đường giữa từ 1,7 đến 2,2 cm và chạy dọc lên trên Động mạch chạy dưới lớp cơ, hướng lên trên bề mặt, ở vị trí dưới da phía trên cung mày 1 cm [61] Sự hiểu biết về đường đi của động mạch trên rịng rọc cho phép thiết kế vạt chính xác hơn, tăng khả năng linh hoạt và tăng chiều dài cuống vạt

Vạt da trán có thể mang lại hiệu quả tạo hình mũi tự nhiên nhất, lâu bền và kín đáo Khơng có loại vạt da nào khác đạt được độ phù hợp với làn da như vạt da trán về màu sắc và hình dáng Những hạn chế đáng kể của vạt da trán là tốn nhiều thời gian Ngay từ khi ra đời, vạt trán đã được coi là sáng kiến lớn, trở thành lựa chọn tối ưu cho tạo hình những tổn khuyết mũi lớn

Hình 1 18 Giải phẫu vạt da vùng trán

A: Đường đi của động mạch trên ròng rọc và động mạch trên ổ mắt B: Mạch máu cấp máu cho vạt da vùng trán

*nguồn: Correa (2013) [62]

Theo các tài liệu kinh điển, vạt trán được chỉ định sử dụng cho các tổn khuyết mũi lớn, không thể sửa chữa bằng các vạt da tại chỗ khác hoặc mảnh ghép da dày [63] Với tổn khuyết rộng hơn 2 cm ở mặt phẳng nằm ngang hoặc tổn thương có lộ xương và/hoặc sụn điều trị tạo hình bằng vạt trán là tốt nhất [62]

Hình 1 19 Vạt trán được sử dụng tạo hình khuyết cánh mũi

*nguồn: Baker (2017) Local Flaps in Facial Reconstruction [5]

Vạt nhánh trán động mạch thái dương nơng cũng có thể được sử dụng trong tạo hình tổn khuyết mũi Động mạch và tĩnh mạch thái dương nông đặc

biệt quan trọng, vì chúng có thể được sử dụng như một cuống mạch máu cho các vạt cân - cơ thái dương Công dụng của các vạt này bắt nguồn từ hệ mạch ni lớn, vịng nối phong phú, có thể tái tạo lại các tổn khuyết của bất kỳ phần nào trên khn mặt Ngồi ra, động mạch và tĩnh mạch thái dương nơng ln có ngun ủy và đường đi tương đối hằng định Vạt dựa trên động mạch thái dương nơng làm mạch ni có thể ứng dụng một cách linh hoạt Phương pháp này là lựa chọn đầu tay trong điều trị các tổn khuyết có lơng mày, ria mép, râu hoặc tóc mai, vì vạt có thể được thiết kế từ da đầu để tạo dải lơng/tóc tương ứng Vạt này ngày càng được sử dụng rộng rãi với các tổn khuyết trên khn mặt nói chung và tạo hình tổn khuyết mũi nói riêng

Hình 1 20 Vạt dạng đảo cuống động mạch thái dương nông

A: Giải phẫu động mạch thái dương nông, B: Vạt cân thái dương – đỉnh, C: Vạt đảo có tóc cuống mạch thái dương nơng, D: Vạt cân – xương thái dương

đỉnh, E: Vạt đảo cuống mạch thái dương nông tách đôi

*nguồn: Tarek (2018) [64]

1 4 1 Lựa chọn bệnh nhân

Vạt trán gần như được coi là lựa chọn tốt nhất trong tạo hình tổn khuyết mũi mức độ vừa và lớn và có rất ít bệnh nhân chống chỉ định thực hiện Vì phẫu thuật này không phải quá phức tạp, thời gian phẫu thuật thường ngắn (khoảng 1 giờ) Tuy nhiên cần đánh giá thật kỹ trước mổ để ca phẫu thuật được thực hiện an tồn [62]

Tuổi tác khơng phải là chống chỉ định để sử dụng vạt trán, vì Correa và cs (2013) đã thực hiện tạo vạt trán một cách an toàn trên nhiều bệnh nhân trên 90 tuổi có bệnh kèm theo [62]

Chỉ định điều trị khuyết hổng phần mềm mũi bằng vạt da vùng trán: - Khuyết hổng sống mũi và sườn mũi trên 2,5cm

- Khuyết hổng đầu mũi trên 1,5cm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị tổn khuyết mũi bằng các vạt da vùng trán có cuống mạch nuôi (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w