Lược sử thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao minh bạch thông tin tài chính thông qua sự tự nguyện công bố thông tin trên bản thuyết minh BCTC của các công ty niêm yềt việt nam (Trang 41 - 44)

7. Kết cấu của luận văn

2.1 Lược sử thị trường chứng khoán Việt Nam

Việc thành lập TTCK là để tạo ra một kênh huy động vốn mới cho nền kinh tế và thúc đẩy cổ phần hóa. Chính phủ Việt Nam đã có định hướng thành lập TTCK từ năm 1990, giao cho Ngân hàng Nhà nước thực hiện, Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định số 207/QĐ-TCCB ngày 6-11-1993, thành lập Ban Nghiên Cứu Xây dựng Và Phát Triển TTCK trực thuộc Ngân hàng Nhà nước.

Ngày 29-6-1995, Chính phủ ra Quyết định số 361/QĐ-TTg, thành lập Ban Tổ Chức TTCK, giúp Chính phủ chỉ đạo, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng thị trường.

thức của TTCK Việt Nam, sau hơn sáu năm chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng thị trường.

Ngày 14-7-1998, Chính Phủ ban hành Nghị định số 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và TTCK.

Ngày 7-9-2004. Thủ Tướng Chính phủ đã có Quyết định số 161/2004/ QĐ- TTg về việc sáp nhập UBCKNN vào Bộ Tài chính, theo nội dung Quyết định này Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chứng khoán và TTCK, trực tiếp giám sát và quản lý TTCK theo quy định của pháp luật.

Thị trường sơ cấp do Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước (SSC) trực tiếp quản lý. Thị trường giao dịch thứ cấp, cũng đồng thời là nơi phục vụ công tác đấu giá các cổ phiếu IPO lần đầu, phát hành tăng vốn ra công chúng của các doanh nghiệp, thị trường này bao gồm hai tổ chức: Trung tâm Giao dịch chứng khoán TPHCM nay là SGDCK TPHCM và Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội, hàng hoá của thị trường có cổ phiếu, trái phiếu và các cơng cụ chứng khốn phái sinh.

Trung tâm Giao dịch chứng khốn TPHCM chính thức khai trương đi vào hoạt động là ngày 20-7-2000, thực hiện phiên giao dịch cổ phiếu niêm yết đầu tiên trên sàn giao dịch vào ngày 28-7-2000, với hai công ty niêm yết là REE và SAM, cuối năm 2000 trên sàn HOSE có 5 CTNY. HOSE chính thức chuyển thành SGDCK TpHCM theo Quyết định số 559/QĐ-TTg, ngày 11-5-2007 của Thủ tướng Chính phủ. Trung tâm Giao dịch chứng khốn Hà Nội chính thức khai trương đi vào hoạt động ngày 8-3-2005, và ngày 14-7-2005 chính thức khai trương sàn giao dịch thứ cấp với 6 CTNY.

Tại SGDCK TPHCM có 300 CTNY ( tính tới 05/03/2014) và 388 CTNY (tính tới 05/03/2014) tại SGDCK Hà Nội. Thống kê số lượng CTNY cho từng sàn giao dịch chứng khoán như sau:

Số lượng CTNY sàn HOSE

Bảng 2.1: Thống kê số lượng CTNY trên sàn chứng khoán TPHCM (HOSE)

STT NGÀNH NGHỀ SL

1 Dịch vụ vui chơi giải trí 2

2 Hoạt động kinh doanh bất động sản 36

3 Hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 18

4 Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải 2 5 Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động

cơ khác 44

6 Khai khoáng 13

7 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy hải sản 7

8 Vận tải kho bãi 25

9 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 1

10 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 2

11 Thông tin và truyền thông 4

12 Công nghiệp chế biến, chế tạo 95

13 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều

hịa khơng khí 16

14 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 3

15 Xây dựng 32

Tổng cộng 300

Số lượng CTNY sàn HNX

Bảng 2.2 : Thống kê số lượng CTNY trên sàn chứng khoán Hà Nội (HNX)

STT NGÀNH NGHỀ SL 1 Nông nghiệp 13 2 Hàng tiêu dùng 20 3 Năng lượng 22 4 Tài chính 30 5 Y tế 7 6 Công nghiệp 35 7 Nguyên vật liệu 35 8 Bất động sản và xây dựng 165 9 Dịch vụ 47 10 Công nghệ 12 11 Viễn thông 3 Tổng cộng 388

(Nguồn: tổng hợp từ website SGDCK Hà Nội)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao minh bạch thông tin tài chính thông qua sự tự nguyện công bố thông tin trên bản thuyết minh BCTC của các công ty niêm yềt việt nam (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)