Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao minh bạch thông tin tài chính thông qua sự tự nguyện công bố thông tin trên bản thuyết minh BCTC của các công ty niêm yềt việt nam (Trang 64)

7. Kết cấu của luận văn

2.4 Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch thơng tin tài chính thơng qua

2.4.3 Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu đề xuất

2.4.3.1 Giả thuyết

Nghiên cứu này đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ minh bạch TTTC thông qua sự tự nguyện công bố thông tin trên thuyết minh BCTC của các CTNY trên thị trường vốn đang phát triển Việt Nam. Nghiên cứu thực hiện ở một thị trường vốn còn non trẻ, đồng thời do những đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội khác biệt mà các kế thừa các nghiên cứu trước đây về vấn đề này cần được xem xét, đánh giá và lựa chọn cho phù hợp.

Các tài liệu nghiên cứu trước đây sử dụng nhiều biến nhân tố khác nhau để đánh giá mức độ ảnh hưởng lên thuyết minh TTTC ở các doanh nghiệp được niêm yết ở các quốc gia. Cooke (1989), xem xét ba loại công ty ở thị trường Nhật, cụ thể là chưa niêm yết, niêm yết, và niêm yết đa quốc gia, kết luận rằng các công ty không niêm yết thuyết minh thơng tin ít hơn các CTNY, thơng tin được trình bày bởi các CTNY trên sàn chứng khoán trong nước thì ít hơn thơng tin được cung cấp bởi các CTNY đa quốc gia. Theo Lang và Lundholm (1993), các công ty lớn thuyết minh nhiều thông tin hơn các công ty nhỏ. Lobo và Zhou (2001) chứng minh rằng các công ty đang hoạt động tốt có khả năng cung cấp thông tin nhiều hơn hoạt động kém. Những nghiên cứu gần đây của Naser, Jordan (2002) cho thấy mức độ tuân thủ thuyết minh thơng tin có liên quan tới tỷ lệ thanh khoản của cơng ty, tình trạng cơng ty kiểm tốn, lợi nhuận và quy mô. Suwaidan (2004) đánh giá mức độ thuyết

minh bắt buộc của các công ty công nghiệp và kết quả là thuyết minh thông tin xã hội chịu ảnh hưởng quy mô, lợi nhuận và rủi ro của cơng ty…

Những mơ hình nhân tố được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây là cơ sở cho nghiên cứu này để đưa ra mơ hình nghiên cứu tiếp theo. Cũng kiểm tra các thuộc tính của doanh nghiệp và mối liên hệ với mức độ minh bạch thông tin tài chính, nghiên cứu tập trung đánh giá ảnh hưởng của nhóm nhân tố quy mơ cơng ty ( đo lường bằng tổng tài sản), hiệu quả sử dụng tài sản, địn bẩy tài chính và lợi nhuận cơng ty tác động đến minh bạch TTTC dựa trên sự tự nguyện thuyết minh trên bảng thuyết minh BCTC của các CTNY Việt Nam.

Biến quy mô công ty

Giả thuyết H1 : Các cơng ty có quy mơ lớn thì thuyết minh thơng tin trong BCTC nhiều hơn các công ty nhỏ. Biến quy mô ký hiệu là SIZE

Các nghiên cứu trước đây đã xác định biến qui mơ có ảnh hưởng đáng kể đến trình bày thơng tin trong BCTC. Theo Wallace và Naser (1995): các công ty lớn có thể tiết lộ thơng tin ít hơn để tránh sự sự chú ý của cơ quan chính phủ, đối thủ cạnh tranh, do đó họ cơng bố thơng tin ít để hạn chế sự cơng kích, cạnh tranh của công chúng. Hầu hết các nghiên cứu đều đánh giá rằng quy mơ doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến công bố thông tin của doanh nghiệp (Singvi và Desai 1974; Bubzy 1974; Firth 1979; Cooke 1989a,b, 1991, 1992, 1993; Hassan 2006). Nghiên cứu của Cheng và cộng sự (2005) cũng khẳng định điều này qua quá trình thực nghiệm tại TTCK Hồng Kong. Đồng thời theo lý thuyết đại diện (Jensen và Meckling, 1976), chi phí đại diện có liên quan đến sự tách rời giữa quyền quản lý và quyền sở hữu, thông thường xuất hiện ở những cơng ty có quy mơ lớn.

Ngồi ra cơng bố thông tin là một quá trình phát sinh nhiều chi phí : chi phí kiểm tra, chi phí phát hành, chi phí kiểm tốn… theo lý thuyết tiết kiệm chi phí thơng tin, chi phí là gánh nặng cho các CTNY khi muốn thiết lập và tổ chức hệ thống thơng tin nói chung và kế tốn nói riêng để cung cấp TTTC minh bạch, cân nhắc lợi ích – chi phí là vấn đề quan trọng mà các CTNY phải cân nhắc khi muốn

những khoản chi phí này. Cơng trình nghiên cứu của Watts và Zimmerman (1978) đánh giá rằng các công ty lớn nhạy cảm hơn với sự giám sát của cơng chúng, nhà đầu tư, và chính phủ so với các cơng ty nhỏ, do đó họ sẽ cơng bố thông tin rộng rãi hơn để tăng cường cơ hội huy động được nguồn vốn từ các đối tượng này. Schipper (1981) lại đề xuất rằng các nhà phân tích tài chính có xu hướng tập trung vào các cơng ty lớn, và BCTC của họ có khả năng được xem xét kỹ lưỡng hơn so với các cơng ty nhỏ. Điều đó buộc các doanh nghiệp lớn phải công bố thông tin nhiều hơn để tránh rắc rối phát sinh.

Dựa trên những cơ sở trên, ta có thể giả định rằng cơng ty lớn sẽ thuyết minh thông tin nhiều hơn công ty nhỏ. Biến quy mô trong nghiên cứu của Cheng và cộng sự (2005) được đo lường bằng một trong ba nhân tố: tổng tài sản, doanh thu thuần hay giá trị thị trường của công ty. Trong nghiên cứu này tác giả chỉ xác định quy mô dựa vào biến tổng tài sản tại thời điểm kết thúc năm tài chính.

Biến hiệu quả sử dụng tài sản

Giả thuyết H2= các công ty có hiệu quả sử dụng tài sản tốt thường thuyết minh nhiều hơn. Biến hiệu quả sử dụng tài sản được thể hiện chính là vịng quay của tổng tài sản, ký hiệu là ASSET.

Biến này dùng để đo lường khả năng tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài sản, hay nói cách khác một đồng doanh thu tạo ra cần bao nhiêu đồng tài sản, được xác định bằng cách lấy: Doanh thu thuần chia cho tổng tài sản. Nghiên cứu của Cheng và cộng sự (2005) cho thị trường Hồng Kông cho thấy biến hiệu quả sử dụng tài sản có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99%.

Biến địn bẩy tài chính

Giả thuyết H3= các cơng ty có địn bẩy tài chính cao thường thuyết minh nhiều hơn. Biến địn bẩy tài chính được ký hiệu là DEBT.

Giả thuyết rằng các cơng ty có địn bẩy tài chính cao hơn thì thuyết minh nhiều hơn. Theo lý thuyết đại diện thì khi cơng ty có khoản nợ vay cao, các nhà đầu tư sẽ yêu cầu nhà quản lý giải trình về các khoản này và việc công bố thông tin minh bạch giúp làm giảm chi phí đại diện. Nghiên cứu của Cheng và cộng sự (2005) cũng

sử dụng biến địn bẩy tài chính để đánh giá mức độ thuyết minh. Nghiên cứu của Ahmed và Courtis (1999) cũng chỉ ra rằng khi các doanh nghiệp có địn bẩy tài chính cao sẽ chịu nhiều sự giám sát hơn từ các bên liên quan. Các cơng ty có địn bẩy tài chính tốt hơn thường cung cấp nhiều thơng tin hơn, tạo cho nhà đầu tư có cái nhìn lạc quan hơn về cơng ty.

Có nhiều cách để đo lường biến địn bẩy tài chính như tổng nợ phải trả trên tổng tài sản, tổng nợ vay trên tổng tài sản, tổng nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu…Trong nghiên cứu này tác giả xác định biến địn bẩy tài chính được tính bằng tổng nợ phải trả trên tổng tài sản theo nghiên cứu của Cheng và cộng sự (2005).

Biến lợi nhuận công ty

Giả thuyết H4= các doanh nghiệp có lợi nhuận cao thường thuyết minh nhiều hơn. Biến lợi nhuận công ty được ký hiệu là PROFIT.

Theo lý thuyết đại diện, các cơng ty có lợi nhuận tốt cơng bố nhiều thông tin hơn để nhà quản lý có cơ hội được hưởng các khoản lợi ích nhiều hơn từ cổ đơng hay nhận được khen thưởng từ cổ đơng hoặc để duy trì vị thế của mình (Cheng và cộng sự, 2005). Kusumawati (2006), tìm thấy ảnh hưởng tích cực và đáng kể của nhân tố lợi nhuận công ty lên mức độ tiết lộ tự nguyện, phù hợp với nghiên cứu những nghiên cứu trước đó. Việc tăng cường thuyết minh thơng tin là các cơng ty có lợi nhuận thu hút thị trường chú ý đến mình, đồng thời tạo nên cái nhìn lạc quan của nhà đầu tư. Các cơng ty có lợi nhuận tăng chịu nhiều sự quan tâm của công chúng về việc thuyết minh cho mức lợi nhuận đó của họ (Inchausti, 1997) và tránh lại sự điều tra của cơ quan chức năng. Singvi và Desai (1971) lập luận rằng các nhà quản lý có động cơ để tiết lộ thơng tin của công ty khi tỉ lệ lợi nhuận cao, và các thơng tin ít hơn khi lợi nhuận đó thấp là để hỗ trợ cho việc tiếp tục vị trí của họ, che đậy những lí do xấu, hoạt động kém hiệu quả làm lợi nhuận giảm. Theo lý thuyết thông tin bất cân xứng, trên TTCK, các CNTY có tình hình tài chính lành mạnh, kết quả kinh doanh tốt và có dự án đầu tư triển vọng thường chủ động trong việc cơng bố ra bên ngồi; đây là cách mà các CTNY phát tín hiệu ra thị trường, để các nhà

đầu tư phân biệt được chứng khốn tốt và xấu nhằm hạn chế tình trạng lựa chọn bất lợi (Michael Spence, 1973).

Có nhiều cách để xác định biến lợi nhuận như tỷ suất sinh lợi trên tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Trong nghiên cứu này biến lợi nhuận được xác định bằng tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE). Cách xác định này cũng được thực hiện trong nghiên cứu của Cheng và cộng sự (2005)

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu

2.4.3.2 Mơ hình khảo sát

Đầu tiên chúng tơi tính chỉ số thuyết minh tự nguyện của 200 CTNY năm 2013 dựa vào cơng thức :

Trong đó, nj là số mục phù hợp của công ty thứ j xij =1 nếu thông tin thứ i được thuyết minh

xij = 0 nếu thông tin thứ i không được thuyết minh, 0 ≤ Ij ≤ 1

Chúng tôi chấm điểm thuyết minh BCTC của 200 công ty trong năm 2013. Đối với mỗi mục thuyết minh tự nguyện được tính 1 điểm, mục khơng thuyết minh tính 0 điểm.

Sau khi tính tốn biến tổng hợp về mức độ công bố thông tin tự nguyện, biến này được đưa vào mơ hình hồi quy để xem xét ảnh hưởng của các yếu tố lên mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp trên sàn chứng khốn.

Theo đó, phương trình sau để kiểm định mơ hình nghiên cứu: TRANS = α + β1 . SIZE + β2 . ASSET + β3 . DEBT + β4 . PROFIT + ε TRANS (~ I) : Chỉ số thuyết minh.

SIZE : biến quy mô doanh nghiệp ASSET : biến hiệu quả sử dụng tài sản DEBT: biến địn bẩy tài chính

PROFIT: biến lợi nhuận doanh nghiệp α: Hằng số

βi: Hệ số các biến giải thích ε: Phần dư

Bảng 2.13: Bảng mã hóa các biến

NHÂN TỐ MÃ HĨA CÁCH TÍNH

BIẾN ĐỘC LẬP

Tổng tài sản doanh nghiệp SIZE Lấy logarith của tổng tài sản Hiệu quả sử dụng tài sản ASSET Doanh thu thuần/ Tổng tài sản Địn bẩy tài chính DEBT Nợ phải trả/ Tổng tài sản

Lợi nhuận doanh nghiệp PROFIT Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu

BIẾN PHỤ THUỘC

Chỉ số thuyết minh (Ij) TRANS

Theo công thức

Bảng 2.14: Bảng dự đốn kết quả mơ hình

Tên biến Chiều

Tổng tài sản doanh nghiệp +

Hiệu quả sử dụng tài sản +

Đòn bẩy tài chính +

Lợi nhuận doanh nghiệp +

Correlations

Ij SIZE ASSET DEBT PROFIT

Pearson Correlation Ij 1.000 .576 .039 .278 .407 SIZE .576 1.000 -.120 .285 .112 ASSET .039 -.120 1.000 .061 .053 DEBT .278 .285 .061 1.000 -.012 PROFIT .407 .112 .053 -.012 1.000 Sig. (1-tailed) Ij . .000 .291 .000 .000 SIZE .000 . .046 .000 .057 ASSET .291 .046 . .197 .229 DEBT .000 .000 .197 . .431 PROFIT .000 .057 .229 .431 .

Kết quả kiểm định tương quan R ( Pearson correlation) tại mức ý nghĩa 5% cho thấy có tồn tại mối quan hệ tương quan giữa Chỉ số thuyết minh Ij và 3 biến Quy mơ , địn bẩy tài chính và lợi nhuận, Trong khi đó biến hiệu quả sử dụng tài sản khơng có mối quan hệ tuyến tính với Ij

Bảng 2.16: Đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình:

Model Summary

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate

1 .688a .473 .462 .041

a. Predictors: (Constant), PROFIT, DEBT, ASSET, SIZE

Kết quả phân tích cho thấy hệ số xác định R2=0.462. Điều này chứng tỏ mối quan hệ giữa các biến trong mơ hình là trung bình (0< R2< 0.5) Hay nói cách khác là hai biến quy mô doanh nghiệp và lợi nhuận giải thích được 46.2% mức độ minh bạch TTTC thông qua sự tự nguyện công bố thông tin trên bản thuyết minh BCTC. Kết quả này có thể chấp nhận được nếu so với một số nghiên cứu trước đây. Trong nghiên cứu của Owusu –Ansah (1998, tr.619) hệ số R2 = 0.345; kết quả nghiên cứu của Waton và cộng sự (2002,tr.289-313) hệ số R2 = 0.23.

Bảng 2.17: Kiểm định ANOVA

ANOVAb

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1

Regression .290 4 .073 43.774 .000a

Residual .324 195 .002

Total .614 199

a. Predictors: (Constant), PROFIT, DEBT, ASSET, SIZE; b. Dependent Variable: Ij

Kết quả kiểm định ANOVA cho thấy hệ số sig rất nhỏ, vì vậy đã bác bỏ giả thiết H0 là các hệ số hồi quy đều bằng 0 , như vậy, kết hợp các biến trong mơ hình có thể giải thích được sự biến động của Ij.

Bảng 2.18: Kết quả hồi quy – các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch TTTC thông qua sự tự nguyện thuyết minh của các CTNY lần 1

Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) -.099 .044 -2.265 .025 SIZE .047 .005 .508 9.184 .000 .885 1.131 ASSET .003 .002 .074 1.394 .165 .971 1.030 DEBT .032 .013 .133 2.429 .016 .907 1.103 PROFIT .111 .017 .347 6.617 .000 .980 1.020 a. Dependent Variable: Ij

Sau khi chạy hồi quy tuyến tính, phương trình trên có thể được viết lại nhằm phân tích rõ hơn các thơng số được đưa vào và thể hiện mức độ minh bạch của các doanh nghiệp niêm yết như sau:

Y= -0.099+ 0.047xSIZE + 0.03x ASSET+0.032 x DEBT + 0.111x PROFIT

Kết quả phân tích hồi quy phương trình trên cho thấy có 3 biến quy mơ, địn bẩy tài chính và lợi nhuận có sig. < 0.05 có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích về mức độ cơng bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp. Biến hiệu quả sử dụng tài sản có sig. =0.165 nên khơng có ý nghĩa thống kê.

Phụ lục 2: Kết quả mơ hình hồi quy lần 1

Dựa vào kết quả mơ hình hồi quy lần 1, chúng tơi loại biến ASSET và chạy lại mơ hình hồi quy. Kết quả mơ hình lần 2 như sau:

Bảng 2.19: Kết quả hồi quy – các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch TTTC thông qua sự tự nguyện thuyết minh của các CTNY lần 2

Coefficientsa Model Unstandardiz ed Coefficients Standard ized Coeffici ents t Sig. Collinearity Statistics B Std.

Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) -.086 .043 -2.022 .045 SIZE .046 .005 .496 9.056 .000 .905 1.105 DEBT .034 .013 .140 2.580 .011 .917 1.091 PROFIT .113 .017 .353 6.719 .000 .985 1.015 a. Dependent Variable: Ij

Từ kết quả mơ hình hồi quy lần 2, phương trình hồi quy được viết lại:

Y= -0.086+ 0.046xSIZE +0.034 x DEBT + 0.113x PROFIT

Phụ lục 3: Kết quả mơ hình hồi quy lần 2

2.4.4 Kết quả khảo sát

Biến quy mô doanh nghiệp với cách đo lường bằng tổng tài sản có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích mức độ cơng bố thơng tin của doanh nghiệp. Điều này cho thấy những doanh nghiệp có quy mơ lớn thường cơng bố nhiều thông tin tự nguyện hơn các doanh nghiệp nhỏ. Các doanh nghiệp lớn thường được các nhà đầu tư chú ý hơn, do đó họ có xu hướng phân tích kỹ hơn về các doanh nghiệp này. Điều này tạo áp lực các doanh nghiệp lớn phải cung cấp nhiều thơng tin hơn. Ngồi ra các doanh nghiệp lớn có nhiều nguồn lực để cơng bố thơng tin hơn các doanh nghiệp nhỏ. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây như Wallace và Naser 1995; Singvi và Desai 1974; Bubzy 1974; Firth 1979; Cooke 1989a,b, 1991, 1992, 1993; Hassan 2006; Cheng và cộng sự 2005

Hiệu quả sử dụng tài sản:

Biến hiệu quả sử dụng tài sản khơng có ý nghĩa thống kê. Có thể giải thích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao minh bạch thông tin tài chính thông qua sự tự nguyện công bố thông tin trên bản thuyết minh BCTC của các công ty niêm yềt việt nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)