7. Kết cấu của luận văn
2.4 Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch thơng tin tài chính thơng qua
2.4.4 Kết quả khảo sát
Biến quy mô doanh nghiệp với cách đo lường bằng tổng tài sản có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích mức độ cơng bố thơng tin của doanh nghiệp. Điều này cho thấy những doanh nghiệp có quy mơ lớn thường cơng bố nhiều thông tin tự nguyện hơn các doanh nghiệp nhỏ. Các doanh nghiệp lớn thường được các nhà đầu tư chú ý hơn, do đó họ có xu hướng phân tích kỹ hơn về các doanh nghiệp này. Điều này tạo áp lực các doanh nghiệp lớn phải cung cấp nhiều thơng tin hơn. Ngồi ra các doanh nghiệp lớn có nhiều nguồn lực để cơng bố thơng tin hơn các doanh nghiệp nhỏ. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây như Wallace và Naser 1995; Singvi và Desai 1974; Bubzy 1974; Firth 1979; Cooke 1989a,b, 1991, 1992, 1993; Hassan 2006; Cheng và cộng sự 2005
Hiệu quả sử dụng tài sản:
Biến hiệu quả sử dụng tài sản khơng có ý nghĩa thống kê. Có thể giải thích việc này là do biến vòng quay tổng tài sản cho biết đầu tư một đồng vào tài sản sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Tuy nhiên tùy thuộc vào từng ngành mà có mức thâm hụt vốn khác nhau hoặc có thể do doanh nghiệp đang trong giai đoạn phát triển các lĩnh vực mới, các sản phẩm mới đòi hỏi đầu tư nhiều tài sản cho nên chỉ số này cao hay thấp phụ thuộc vào từng giai đoạn. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Cheng và cộng sự (2005) cho TTCK Thái Lan và ngược khi nghiên cứu cho TTCK Hồng Kơng
Địn bẩy tài chính:
Biến địn bẩy tài chính có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể được giải thích là
do khi doanh nghiệp có tỷ lệ nợ cao trong cơ cấu vốn sẽ chịu sự giám sát của các bên liên quan nhiều hơn các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu vào vốn chủ sở hữu. Các chủ nợ sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin nhiều hơn để đảm bảo lợi ích cho họ. Theo lý thuyết đại diện, chi phí đại diện sẽ tăng tương ứng với các khoản nợ trong cấu trúc vốn của công ty. Nhà quản lý sẽ thuyết phục các chủ nợ cho vay bằng việc công bố thông tin nhiều hơn để giảm chi phí nợ vay. Các cơng ty có mượn nợ nhiều đã ý thức đến việc minh bạch thông tin để làm các chủ nợ yên
lãi vay thấp hơn bình thường. Vì vậy, các cơng ty thường cố gắng để minh bạch TTTC nhằm giảm chi phí giám sát của các chủ nợ và giúp hạn chế bị thu hồi nợ hay được tiếp tục vay các khoản vay mới. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Zarzeski (1996).
Lợi nhuận
Biến lợi nhuận có ý nghĩa thống kê, như vậy khi cơng ty có lợi nhuận cao hơn thì cơng bố thơng tin nhiều hơn. Các cơng ty có lợi nhuận tốt cơng bố nhiều thơng tin hơn để nhà quản lý có cơ hội được hưởng các khoản lợi ích nhiều hơn từ cổ đông hay nhận được những khen thưởng từ cổ đơng hoặc để duy trì vị thế của mình. Đồng thời, các cơng ty có lợi nhuận cao thường công bố nhiều thông tin nhằm thu hút sự quan tâm của thị trường và các nhà đầu tư quan tâm đến họ, từ đó giá trị cổ phiếu của họ được gia tăng. Trong khi đó, cơng ty có lợi nhuận thấp thường cơng bố ít thơng tin hay cơng bố khơng rộng rãi nhằm che dấu những lý do hay tình trạng hoạt động kém hiệu quả nếu lợi nhuận thấp. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Cheng và cộng sự (2005), Singvi và Desai (1971).