7. Kết cấu của luận văn
2.5 Đánh giá những mặt đạt được và chưa đạt được qua quả khảo sát minh bạch
bạch TTTC thông qua sự tự nguyện công bố thông tin trên bảng thuyết minh BCTC
2.5.1 Những mặt đạt được
Các thông tin kế tốn được cơng bố đầy đủ theo quy định bắt buộc trên bản thuyết minh BCTC theo đặc điểm của từng công ty.
Các thuyết minh được làm theo những quy định và chuẩn mực kế toán được bộ tài chính quy định.
Các cơng ty có thuyết minh thêm nhiều khoản mục khơng bắt buộc thuyết minh, một số công ty thuyết minh các khoản vay nợ, các bên liên quan khá chi tiết.
Các khoản mục về công cụ tài chính được thuyết minh hầu hết các doanh nghiệp thuyết minh. Một vài chính sách riêng biệt cho từng doanh nghiệp được thuyết minh thêm cụ thể.
Các cơng ty có lợi nhuận, tài sản, địn bẩy tài chính cao thì thuyết minh tự nguyện nhiều để làm tăng niềm tin cho các nhà đầu tư, cho chủ nơ…. Đồng thời cũng làm tăng vị thế của mình trên SGDCK
2.5.2 Những mặt chưa đạt được
Mục chính sách kế tốn áp dụng
Có khá nhiều mục thuyết minh tự nguyện về chính sách kế tốn. Các khoản mục được thuyết minh nhiều như các khoản phải thu, ước tính kế tốn,… Tuy nhiên có rất ít doanh nghiệp thuyết minh thêm như quỹ tiền lương, nguyên tắc hoạt động liên tục, bất lợi kinh doanh…Có thể nói nguyên tắc hoạt động liên tục, bất lợi kinh doanh rất quan trọng, nó cho biết khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư xem xét có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không nhưng hầu như các doanh nghiệp không mấy mặn mà thuyết minh về khoản mục này.
Nguyên tắc và phương pháp lập báo cáo bộ phận chỉ được một số công ty thuyết minh thêm nhưng không chi tiết.
Cách xác định các bên liên quan chỉ được nêu vài dòng sơ sài Các khoản thuyết minh tự nguyện trong BCĐKT
Các khoản phải thu khách hàng được thuyết minh thêm nhưng không được chi tiết. Trong khi đó khoản mục này khá quan trọng bởi vì hiện nay có rất nhiều cơng ty chiếm dụng vốn của nhau làm mất khả năng thanh tốn làm cho thơng tin trên BCTC mập mờ dễ gây hiểu lầm cho nhà đầu tư.
Khoản mục phải trả người bán được thuyết minh thêm khá ít. Tuy nhiên khoản phải trả người bán này cũng không được nêu chi tiết về thời gian trả tiền, nhà cung cấp…
Cũng như khoản mục phải trả người bán, mục người mua trả tiền trước cũng ít được quan tâm. Trên thuyết minh, hầu hết các doanh nghiệp chỉ ghi số tiền người mua trả tiền trước chứ không thuyết minh cụ thể trả trước khoản gì, khi nào hàng hóa được giao…
Các doanh nghiệp không thuyết minh nhiều về các khoản mục về lương cũng như lập dự phịng trợ cấp thơi việc.
Khoản mục lợi ích cổ đông thiểu số không được doanh nghiệp quan tâm. Trong khi đó các khoản về cổ tức, lợi ích cổ đơng được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Phần thông tin khác thuyết minh thêm
Thông tin thêm về cổ đông , thu nhập của thành viên hội đồng quản trị ít được đề cập đến, thơng tin về các bên liên quan hầu như chỉ liệt kê danh sách chứ không thuyết minh chi tiết.Việc công bố thông tin về tiền lương của hội đồng quản trị là điều bắt buộc ở một số quốc gia, Việt Nam chưa quy định bắt buộc khoản mục này nên đa số các doanh nghiệp không quan tâm hoặc chỉ trình bày sơ sài, khơng chi tiết về các khoản thu nhập bằng tiền mặt, cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu ưu đãi…
Các khoản thơng tin phi tài chính ít được quan tâm, trong khi đó các khoản mục này được nhà đầu tư đánh giá được chiến lược kinh doanh, lợi thế cạnh tranh trong tương lai…Hầu như cơ quan quản lý chưa có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp cơng bố thêm thông tin và các doanh nghiệp cũng chưa nhận thức và xây dựng đầy đủ theo thông lệ thế giới.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Kết quả khảo sát cho thấy mức độ minh bạch TTTC của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam chưa cao. Một số thơng tin về lương, lợi ích cổ đơng ít được quan tâm, một số khoản mục như phải thu thương mại, phải trả chỉ công bố số tiền từng nhà cung cấp hoặc khách hàng chứ không nêu rõ về ngày thanh toán, đáo hạn,…
Mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp cịn thấp. Các doanh nghiệp có quy mơ lớn hoặc có lợi nhuận cao thì chú trọng thuyết minh nhiều hơn các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và lợi nhuận thấp. Các doanh nghiệp có địn bẩy tài chính cao thì chịu sự giám sát nhiều hơn từ các bên liên quan. Do đó họ cũng cơng bố thơng tin tự nguyện nhiều hơn.
Các chế tài, quản lý thị trường chứng khốn cịn nhiều hạn chế, chưa có nhiều luật hoặc quy định để bảo vệ nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO MINH BẠCH THƠNG TIN TÀI CHÍNH THƠNG QUA SỰ TỰ NGUYỆN CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BẢN THUYẾT MINH BCTC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM
So với các quốc gia khác, TTCK Việt Nam tuy cịn non trẻ nhưng đã có những bước tiến triển đáng khích lệ. Chúng ta đang dần hoàn thiện để hội nhập cùng thế giới. Luật pháp và các yêu cầu công bố thông tin là những nhiệm vụ đặt ra cho cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp phải củng cố và hoàn thiện hệ thống quản trị doanh nghiệp. Cải thiện chất lượng việc công bố thông tin, đặc biệt là thông tin BCTC cần kịp thời, chính xác và minh bạch.
Luận văn được thực hiện với mục đích khảo sát thực trạng minh bạch TTTC thông qua sự tự nguyện công bố thơng tin trên bản thuyết minh BCTC và tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch TTTC tự nguyện để các định hướng và giải pháp đưa ra có cơ sở và bằng chứng thuyết phục hơn.
Theo kết quả khảo sát cho minh bạch TTTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam thời gian qua chưa cao, mức độ minh bạch TTTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam cịn thấp. Kết quả mơ hình hồi quy cho thấy các nhân quy mô cơng ty, địn bẩy tài chính, lợi nhuận ảnh hưởng đến mức độ minh bạch TTTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Các công ty có quy mơ lớn thường chịu nhiều sự quan tâm hơn từ cơng chúng, do đó họ có xu hướng cơng bố nhiều thông tin tự nguyện hơn, các công ty khi lợi nhuận cao thì tích cực và sẵn sàng cơng bố thông tin, ngược lại khi lợi nhuận thấp họ có xu hướng khơng cơng bố hoặc khơng minh bạch thông tin nhằm biện minh và che dấu cho hoạt động kém hiệu quả làm lợi nhuận giảm, những cơng ty có địn bẩy tài chính cao sẽ cung cấp nhiều thơng tin tự nguyện hơn để giảm chi phí đại diện. Sự ảnh hưởng của các nhân tố này giải thích rõ hơn ý nghĩa của thông tin bất cân xứng trong điều kiện TTTCK Việt Nam do sự mất cân đối về mặt thông tin giữa các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Trên TTCK những đối tượng bên ngoài, thường là các nhà đầu tư có xu
hướng dựa vào thơng tin kế tốn như một tài liệu quan trọng trong việc ra các quyết định kinh tế.
Dựa vào kết quả nghiên cứu ở chương 2, luận văn xây dựng các kiến nghị cho các chủ thể liên quan trong việc tìm giải pháp cho việc nâng cao minh bạch TTTC của các CTNY Việt Nam.