g) Chương III quy định về hợp đổng
3.5.3. Đào tạo nhân lực
Nâng cao chuyên môn, đạo đức cán bộ quản lí đấu thầu là yêu cầu cấp bách trong tình hình hiện nay. Bởi đây là những nhân tố vừa tạo ra chính sách quản lý nhà nước vừa thi hành cách chính sách đó. Nhân tố con người trong bất kỳ xã hội nào cũng đóng vai trò trung tâm. Dó đó, ngay từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ làm công tác quản lý đấu thầu đã được quan tâm. Bên cạnh đó, phải kể đến những đóng góp của các nhà tài trợ, các chương trình hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với một số tổ chức quốc tế để xây dựng nên những khóa học ngắn hạn, dài hạn, trong nước và nước ngoài về vấn đề mua sắm đấu thầu hàng hóa, chống tham nhũng, về quản lý dự án và về vấn đề hài hòa hóa giữa các quy định của các nhà tài trợ cho số lượng lớn các cán bộ Việt Nam trong thời gian liên tục hơn 10 năm qua. Nhờ vậy, hoạt động đấu thầu đã đi vào khuôn khổ.
Như một yêu cầu cấp bách cho phù hợp với hình thái kinh tế mới, xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa và nhất thể hóa nền kinh tê Việt Nam, việc nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức là vấn đề đặt ra trước mắt trong giai đọan hiện nay. Theo tác giả, trong tương lai phải chấp nhận và coi quản lý dự án như là một nghề. Quản lý dự án nói chung và quản lý đấu thầu mua sắm nói riêng, có đối tượng, phương pháp nghiên cứu và thực hiện riêng. Bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào muốn thực hiện tốt công việc này cần phải được đào tạo một cách chuyên nghiệp để có đủ kiến thức về pháp luật, kinh tế, chính sách, thị trường và đặc biệt phải biết đánh giá các quy luật của nền kinh tế thị trường.
Để đáp ứng yêu cầu trên, cần phải thực hiện tốt những giải pháp sau: i) Tuyên truyền, giáo dục đường lối chính sách của Đảng để làm thay đổi hệ tư tưởng cũ của đại đa số cán bộ, lãnh đạo làm công tác quản lý dự án. Có những chương trình lồng ghép để phổ biến pháp luật. Có thể lồng ghép giữa chương trình nâng cao trình độ lý luận, cải cách hành chính với tuyên truyền pháp luật về mua sắm đấu thầu quốc tế.
trong nước và quốc tế. Đảm bảo sự hài hòa giữa các cơ chế với nhau, tạo ra sự vận hành hoàn hảo. Tránh tình trạng kép kín trong đấu thầu.
iii) Thực hiện chính sách lương thưởng, ưu đãi, đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu. Thứ nhất, đảm bảo mức thu nhập để tránh những hành vi tiêu cực của đội ngũ này nhằm bòn rút, tham ô tiền nhà nước. Thứ hai, có chính sách đối với cán bộ đã thực hiện xong dự án để sử dụng tốt kinh nghiệm và kiến thức của họ, đồng thời giúp họ có ý thức cống hiến lâu dài cho công việc.
iv) Bên cạnh những đãi ngộ, cần có quy định nghiêm khắc của pháp luật nhằm ngăn chặn những hành vi tiêu cực của cán bộ mua sắm đấu thầu và quản lý nói chung. Có chế tài xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật, dù người vi phạm ở bất kỳ cấp nào.
v) Trong bố trí, điều chuyển, tuyển dụng cán bộ cần được xiết chặt quản lý. Chỉ sử dụng cán bộ có năng lực, đúng chuyên môn, đồng thời sắp xếp một cách khoa học nhằm phát huy cao nhất sở trường công tác của từng cán bộ. Bên cạnh đó, tăng cường sử dụng các chuyên gia mua sắm có nhiều kinh nghiệm được tuyển dụng từ bên ngoài để tư vấn cho hoạt động mua sắm đấu thầu đi vào khuôn khổ, đồng thời bổ sung kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ trẻ.
vi) Mô hình quản lý đấu thầu cũng cần được thay đổi từ trung ương đến địa phương, để tạo ra các tổ chức chuyên nghiệp với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên nghiệp cao trong thực hiện mua sắm đấu thầu. Có thể thành lập cơ quan nhà nước chuyên thực hiện, quản lý đấu thầu thống nhất trong cả nước hoặc các trung tâm, công ty độc lập cạnh tranh nhau trong việc cung cấp các dịch vụ thực hiện đấu thầu.
vii) Các biện pháp tuyên truyền pháp luật, chế tài xử lý cán bộ thực hiện công tác đấu thầu phải được áp dụng với các nhà thầu. Qua đó, họ nhận thức và tuân theo pháp luật một cách tự nguyện, tạo ra sự công bằng, ổn định trong hoạt động đấu thầu. Đây cũng là biện pháp chứng minh và thực hiện nguyên tắc công bằng, minh bạch trong đấu thầu của Việt Nam đối với công luận trong nước và thế
giới.
viii) Cuối cùng, phối hợp với các giải pháp trên là việc thường xuyên đào tạo lại và đào tạo mới đối với đội ngũ cán bộ. Có thể Nhà nước trích một phần ngân sách hoặc phối hợp với các nhà tài trợ đang thực hiện dự án ở Việt Nam như WB, ADB, JICA, SIDA... để mở các lóp đào tạo ngắn hạn và dài hạn, trong nước hoặc nước ngoài. Bên cạnh đó là các hội thảo, workshop, hội nghị rút kinh nghiệm... được tổ chức thường xuyên để thu hút các cán bộ quản lý thực hiện mua sắm đấu thầu cập nhật kinh nghiệm hay, nâng cao nghiệp vụ.