h) Lựa chọn nhà thầu trong trường họp đặc biệt: Trường họp gói thầu có đặc thù riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác thì
2.1.2.1. Quy định đấu thầu của Trung Quốc [9]
mà không qua đấu thầu. Từ khi có các nguồn tài trợ quốc tế (từ WB, ADB) từ năm 1994 thì việc phải áp dụng các hình thức đấu thầu để giải ngân đã trở thành bắt buộc. Thực tế này đã tạo tiền đề cho việc hình thành các quy định pháp luật về đấu thầu ở Trung Quốc. Nhờ sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế, năm 1998, Bộ Tài chính Trung Quốc đã bắt đầu soạn thảo Luật đấu thầu áp dụng cho mua sắm thường xuyên sử dụng ngân sách Nhà nước Trước đó, năm 1994, úy ban Kế hoạch và Phát triển Trung Quốc cũng đã soạn thảo Luật Đấu thầu, tới 1995 đã có bản trình đầu tiên, năm 1999 trình dự thảo lần cuối và tới năm 2000 thì chính thức ban hành Luật đấu thầu bao gồm 28 điều khoản. Tiếp đó, hàng loạt nghị định hướng dẫn thực hiện đã được ban hành như Nghị định số 3 về các tiêu chuẩn đấu thầu, Nghị định số 4 về phê duyệt kết quả đấu thầu, Nghị định số 12 về đánh giá hồ sơ dự thầu.
Điểm đặc biệt trong Luật đấu thầu của Trung Quốc là nó phù hợp với đúng nghĩa của từ đấu thầu. Nghĩa là nó chỉ đưa ra các quy định đối với đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế. Đây được hiểu là một quy định bước đầu nên mới đề cập tới hai hình thức lựa chọn chính là đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế. Như vậy, các hình thức lựa chọn nhà thầu khác (không phải là đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế) còn chưa được đề cập trong Luật đấu thầu như chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp... Trong kế hoạch soạn thảo luật, Trung Quốc sẽ nghiên cứu, bổ sung các hình thức lựa chọn khác vào Luật đấu thầu trong thời gian tới. Đồng thời, bên cạnh Luật đấu thầu hiện hành sẽ ban hành thêm Luật mua sắm chính phủ.