e) Về phê duyệt và báo cáo
3.4.1. Tính cấp thiết phải có hệ thống Luật đấu thầu hoàn thiện
Việc nghiên cứu và ban hành Luật Đấu thầu là một yêu cầu cấp thiết nhằm góp phần tăng cường công tác quản lý dự án, khắc phục các tồn tại hiện có đế mang lại hiệu quả cao hơn trong việc sử dụng các nguồn tiền còn hạn hẹp của đất nước, đồng thời cũng xuất phát từ các lý do sau đây [21]:
(i) Chủ trương ban hành pháp luật có tính pháp lý cao về đấu thầu được Quốc hội thông qua từ nhiều năm trước đây, phù hợp với định hướng của Quốc hội về việc luật hoá các quy định và yêu cầu hội nhập quốc tế.;
(ii) Việc ban hành Luật Đấu thầu sẽ tạo ra sự thống nhất trong quy định đối với việc chi tiêu sử dụng vốn Nhà nước.
(iii) Luật Đấu thầu đuợc ban hành sẽ làm cơ sở pháp lý chủ yếu, là Luật gốc về đấu thầu đối với các hoạt động chi tiêu sử dụng vốn Nhà nước, đồng thời là khung pháp lý cho các đối tượng khác áp dụng khi xét thấy phù hợp. Theo đó, Luật Đấu thầu được ban hành sẽ làm căn cứ dẫn chiếu cho các luật khác, tạo sự thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện;
Luật Đấu thầu là yếu tố có tính thuyết phục là một minh chứng thế hiện sự quyết tâm của Nhà nước ta trong việc nâng cao địa vị pháp lý, tăng cường tính
công khai, minh bạch của công tác đấu thầu tại Việt Nam khi đã là thành viên của WTO. Đồng thời, Quy chế đấu thầu hiện hành cũng như Luật Đấu thầu được soạn thảo về cơ bản phù họp với thông lệ đấu thầu mua sắm công trên thế giới, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các quy định mua sắm công của các nước và của các tổ chức quốc tế, như quy định của các nhà tài trợ WB, ADB, JBIC..., Luật mẫu của UNCITRAL về đấu thầu, Luật Mua sắm công của một số nước trên thế giới...