Cơ sở pháp lý là điều kiện quan trọng để cho hoạt động đấu thầu được thực hiện nghiêm túc. Làm cơ sở đảm bảo tính công khai, minh bạch và cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu. Trong đấu thầu, chủ yếu nhà nước tham gia dưới tư cách là bên mua. Vậy để cho hoạt động này có hiệu quả cao, Nhà nước cần phải ban hành đầy đủ các quy định về đấu thầu như: Luật, pháp lệnh, quy chế, nghị định, chỉ thị, thông tư và các văn bản hướng dẫn đấu thầu. Hệ thống các văn bản hướng dẫn cần đảm bảo tính khách quan, thống nhất và ổn đinh. Chúng không chỉ phù hợp với văn bản của các ngành khác có liên quan, mà trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa, chúng còn phải phù hợp với luật pháp quốc tế.
Hiện nay với tinh thần tiếp thu có chọn lọc, trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm hay về ban hành luật pháp liên quan tới đấu thầu của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển và kinh nghiệm về quy định, hướng dẫn đấu thầu của các tổ chức tài chính, nhà tài trợ quốc tế, tốc độ ban hành văn bản pháp luật về quản lý đấu thầu ở Việt Nam diễn ra khá nhanh. Trung bình 2-3 năm có sự sửa đổi lớn và liên tục có các văn bản hướng dẫn, chính sửa quy định về đấu thầu để chúng ngày càng phù hợp và phát huy được vai trò của pháp luật với tư các là công cụ quản lý của nhà nước (xem phần 2.1.1 Hệ thống văn bản pháp luật quy định về đấu thầu quốc tế của Việt Nam)
Hiện nay, Việt Nam đã có Luật đấu thầu và chính thức có hiệu lực từ 1/4/2006. Trong thời gian chờ nghị định hướng dẫn áp dụng luật này, các hoạt động đấu thầu của Việt Nam vẫn chủ yếu áp dụng các văn bản, quy chế đấu thầu trước khi có Luật đấu thầu 2005.
cưỡng chế cao, mang tính ổn định trong mọi hoạt động đấu thầu, đảm bảo được mục tiêu tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, thỏa mãn và phù hợp với luật quốc tế.