h) Lựa chọn nhà thầu trong trường họp đặc biệt: Trường họp gói thầu có đặc thù riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác thì
2.1.1.4. Moi quan hệ với các luật khác
Ngoài các văn bản nêu trên, hoạt động đấu thầu còn được quy định trong rất nhiều luật khác, như: Luật Thương mại năm 2005 với gần 20 điều về đấu thầu trong lĩnh vực thương mại; Luật Xây dựng cũng quy định tới 12 điều về đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng.
Thực tế vấn đề đấu thầu không chỉ diễn ra ở một số bộ, ngành sử dụng ngân sách Nhà nước như phạm vi điều chỉnh của từng bộ luật đã quy định, mà hoạt động đấu thầu diễn ra trong tất cả các bộ, ngành và chính quyền trung ương, địa phương trong việc sử dụng ngân sách để mua sắm hàng hóa.
Tác giả cho rằng, Luật đấu thầu là luật chung về đấu thầu chứ không phải luật chuyên ngành quy định chi tiết cụ thể về đấu thầu. Bởi vì, theo quy định của các luật chuyên ngành như: Luật thương mại; Luật xây dựng thì hoạt động đấu thầu đã được quy định rất cụ thể ở từng lĩnh vực đấu thầu. Mặt khác, hoạt động đấu
thầu còn diễn ra ở các bộ như: Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo v.v..., rất nhiều bộ khác cũng đều có hoạt động mua sắm hàng hoá bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Nên Luật đấu thầu không thể bác bỏ các luật chuyên ngành quy định về đấu thầu. Trong Luật đấu thầu chỉ gồm các quy định mang tính chất chung, luật chung, đồng thời mang tính nguyên tắc, còn các vấn đề cụ thể sẽ do các luật chuyên ngành quy định. Cho nên, xuất phát tù’ ý nghĩa đấu thầu không phải là một lĩnh vực, đấu thầu không phải là một ngành, mà đấu thầu chỉ là một công đoạn của quá trình quản lý. Ví dụ, đầu tư nâng cao năng lực y tế thì đấu thầu không phải là toàn bộ cả quá trình như vậy mà nó chỉ là một công đoạn - công đoạn mua sắm vật tư, trang thiết bị. Theo tác giả rất cần thiết ban hành luật chung, nguyên tắc chung đế đảm bảo tính chặt chẽ và quy định tất cả các điều mang tính nguyên tắc mà các luật chuyên ngành phải tuân theo. Đó là Luật đấu thầu.
Cũng thống nhất với quan điếm trên, về phạm vi và đối tượng áp dụng, Theo Điều 3 khoản 2 Luật Đấu thầu 2005 thì "Trường hợp có đặc thù đấu thầu quy định của luật khác thì áp dụng quy định của luật đó". Điều này được hiếu rằng, "trong trường hợp những lĩnh vực chuyên ngành đã có Luật chuyên ngành về đấu thầu, thì theo quy định của luật hoặc pháp luật về đấu thầu của các luật chuyên ngành đó".
Hiện nay, nếu cả Luật đấu thầu và luật chuyên ngành cùng quy định về một lĩnh vực đấu thầu thì áp dụng luật chuyên ngành. Trên thực tế, nếu chúng ta áp dụng luật chuyên ngành về thương mại, mua sắm hàng hóa thì ta phải tuân theo Luật thương mại; các vấn đề về đấu thầu liên quan đến xây dựng, thì phải tuân theo 12 điều trong Luật xây dựng, vì Luật đấu thầu không thể quy định được tất cả các vấn đề đấu thầu đặc trưng trong tất cả các bộ, ngành và chính quyền địa phương được.